Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2015

Cách trồng và chế biến môn dóc

Tên khác: Đoạn thiệt

 Tên khoa học: Schismatoglottis calytrata (Roxb) zoll et Mor.

  Họ Ráy: Araceae.

cách chế biến mon dóc
Môn dóc là cỏ nhiều năm

1. Đặc điểm hình thái và sinh thái

– Môn dóc là cỏ nhiều năm. Thân rễ màu trắng, lõi hơi vàng, chồi mọc từ thân, có nhiều lá mọc tụm ở gốc. Lá hình bầu dục thuôn dài, nhọn đầu, hai mặt nhẵn bóng, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, cuống lá dài 20-30cm, xốp, vỏ màu xanh đậm và nhẵn. Cụm hoa mọc từ nách lá, màu trắng, dạng bông hình trụ, màu vàng, sớm rụng, nằm trong một mo mềm, phần trên mang các hoa đực dài 1cm, phần dưới mang các hoa cái dà 2,5-3cm. Quả mọng, khi chín màu đỏ tươi.
– Nơi sống: Cây mọc dọc suối ẩm, ít ánh sáng, dưới bóng những cây khác trong rừng ở vùng Trường Sơn Nam, cũng gặp ở sông Cái thuộc Nha Trang (Khánh Hòa), An Giang (Gia Lai) và Krông pắc (Đắc Lắc). Còn phân bố ở Lào và Campuchia, Trung Quốc, Malaysia, Inđônêxia.

2. Công dụng và thành phần dinh dưỡng

- Công dụng:
Bộ phận dùng: thân rễ và lá non. Thu hái quanh năm, dọc thái vát dài cỡ 2 đốt tay, chần qua nước sôi, xào hay nấu canh; dọc tươi muối dưa không cần chần qua nước sôi. Củ (thân rễ) luộc kỹ ăn hoặc nấu nhừ làm canh. Trong tự nhiên, Môn dóc là thức ăn ưa thích của nhiều loài động vật rừng, nhất là các loài móng guốc trong đó có Sa la (Pseudoryx nghetinhensis) – một trong những loài động vật hoang dã đặc biệt quý hiếm và đối tượng ưu tiên bảo tồn cao hiện nay.
- Thành phần dinh dưỡng: Caroten 1,6mg; vitamin C 11,2mg.
3. Cách gây trồng cây môn dóc
- Hình thức gây trồng:
Từ thân củ, tương tự như trồng các loài khoai môn khác.
- Kỹ thuật trồng và phát triển:
Chọn nơi ẩm mát, có dòng nước chảy nhẹ và bóng cây gỗ để gây trồng. Có thể tạo môi trường tương tự như đối với các loài địa lan nhưng như vậy cần phải đầu tư lớn, giá thành sẽ cao. Tốt nhất nên chọn trồng dưới tán rừng, ven các nguồn nước tự nhiên như khe, suối. Trong thực tế việc gây trồng rất ít được áp dụng mà chủ yếu là tận thu nguồn rau mọc tự nhiên từ rừng. Vì vậy, ở các khu vực có Môn dóc mọc với mật độ dày có thể tiến hành một số biện pháp chăm sóc và bảo vệ để thu nguồn rau rừng này.
Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét