Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Khắc phục tình trạng táo rụng quả

Hiện tượng quả táo bị mềm và rụng trước khi chín do nhiều nguyên nhân: Táo bị bệnh nấm hoặc do côn trùng tấn công vào quả trước khi chín sau đó nấm bệnh xâm nhập.

tao nen- Nếu quả do nấm tấn công (táo bị bệnh): Trên quả táo bệnh sẽ có lớp mốc xám hoặc xám bao phủ và làm táo thối trước khi chín. Nguyên nhân do nấm Botrytis hoặc nấm Phytophthora xâm nhập. Người trồng cần kiểm tra và phát hiện sớm vết bệnh khi quả mới bị nham nhám vết thâm. Sử dụng một trong các loại thuốc: Mancozeb, Rhidomil hoặc Aliette để phun trừ và tuân thủ thời gian cách ly cho mỗi loại thuốc. Tốt nhất khi gặp thời tiết ẩm ướt(mưa hoặc sương ban đêm) nên phun thuốc Aliette phòng bệnh cho vườn táo sẽ có hiệu quả cao hơn.
- Nếu táo bị mềm là do côn trùng gây hại thì chủ yếu là sâu hoặc ruồi đục quả. Loài sâu gây hại có trưởng thành là loài bướm nhỏ hoạt động vào ban đêm thường đẻ trứng rời rạc ở gần cuống quả táo non. Sâu non nở ra có thân màu hồng, đầu nhỏ màu nâu, đục vào trong quả để ăn và làm thối quả khi gần chín. Tốt nhất phun thuốc diệt khi mật độ sâu cao lúc quả táo còn non sau đó phun lại lần nữa nếu thấy vẫn còn sâu. Nếu táo bị ruồi tấn công thì khi táo rụng bửa ra sẽ có nhiều dòi bên trong. Nguyên nhân là do ruồi trưởng thành dùng máng đẻ trứng xiên vào trong da quả táo khi táo gần chín để đẻ. Trứng nở thành dòi làm hư hỏng quả. Các vết chích còn là nơi để nấm bệnh xâm nhập vào quả tiếp theo cũng làm quả táo bị thối hỏng rất nhanh. Trong trường hợp này người trồng táo nên áp dụng biện pháp treo bả dẫn dụ để diệt trưởng thành trong vườn táo khi quả gần chín. Có thể dùng bả protein (Flykil 95 EC) hoặc thuốc dẫn dụ ruồi đực Ruvacon sẽ cho hiệu quả cao hơn phun thuốc, táo quả lại an toàn. Nếu không có bả sinh học người trồng táo có thể đào hố dưới đất dùng ổi chín hoặc dứa chín hay táo chín vứt xuống hố thu hút ruồi tập trung rồi phun thuốc diệt trừ. Không nên để vườn táo chín quá rồi mới thu hoạch.
* Chú ý: Thời điểm táo bắt đầu báo chín người trồng cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để táo quả vừa cứng chắc lại ngon ngọt và báo mã đẹp hơn. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng giúp quả táo ít bị sâu bệnh gây hại, hư hỏng trước và sau khi chín. Có thể bón phân kali + siêu vi lượng bằng cách cuốc đất sâu 20cm quanh tán rồi rắc phân bón, lấp đất và tưới ẩm..




Thuật ngữ cày ải và làm giầm

Cũng có không ít bà con nhầm lẫn về khái niệm “cày ải” với việc cày đất vùi gốc rạ sau khi gặt vụ trước. Hai khái niệm này đối với bà con nông dân miền Bắc hay miền Trung thì khá tinh thông, ai ai cũng biết. Vì vậy, đã từ lâu kỹ thuật làm đất này đã được đúc kết thành câu nói “Một hòn đất ải bằng một bãi phân”, hay “Ải nỏ bằng một giỏ phân”. Lại có câu “Ải thâm không bằng giầm ngấu”. “Giầm” tức là cày lật đất rồi ngâm đất trong nước (cày xong cho thêm nước vào ngâm).

cay ai nenẤy vậy nhưng đối với bà con các tỉnh miền Nam, vùng sông nước mênh mông nên trường hợp cày đất phơi ải không phải là ở đâu cũng làm được nên có nhiều bà con chưa rõ và cho rằng cứ cày lật đất gọi là cày ải. Trong kỹ thuật làm đất để gieo cấy hay gieo trồng thì có 2 cách:
- Cày đất phơi thật kỹ, phơi khô cho đến trước khi làm đất lại để gieo trồng, màu đất từ nâu thẩm chuyển sang bạc trắng (gọi là “làm ải”)
- Cày đất ngâm nước thật kỹ, cho đến khi làm đất lại để gieo trồng gọi là “làm giầm”, trường hợp này phổ biến cho đất lúa ngập nước. Còn cày đất phơi kỹ vừa áp dụng cả cho làm lúa và làm cây trồng cạn (cây màu). Vậy lợi hại của từng biện pháp là ở chỗ nào? Làm ải: Là cày lật đất phơi khô, phơi càng khô càng tốt (người ta gọi là ải nỏ). Vì sao vậy, vì trong đất vụ trước vừa thu hoạch (đặc biệt là thu hoạch lúa) đất ở dạng yếm khi, đất có chứa nhiều chất độc, kể cả rễ cây tươi. Nếu được phơi thì các chất độc sẽ bị phân giải, bay đi hay biến thành sản phẩm không độc, mặt khác các chất khó tiêu sẽ trở thành dễ tiêu (người ta gọi là khoáng hóa).
Khi cho nước vào, nước xâm nhập vào các kẻ hở làm đất bung ra, trở thành tơi xốp, làm đất cũng dễ, đất sẽ cung cấp cho cây nhiều chất dễ tiêu nên cây lúa sẽ chóng tốt. Những trường hợp trong quá trình phơi lại gặp mưa, đất không khô, độ ẩm đất còn cao, ta gọi là ải thâm, quá trình khoáng hóa diễn ra không thuận lợi, chất độc vẫn còn nhiều, đất không tơi, các chất dễ tiêu lại ít. Ta gọi ải thâm không bằng giầm ngấu. Làm giầm: Là cày đất ngâm nước thật kỹ, ngâm liên tục sẽ tốt hơn là lúc ngập, lúc khô cạn nước.
Ngâm nước thì cần thời gian lâu hơn, các chất độc trong đất mới thuyên giảm và quá trình phân giải chất hữu cơ trong đất cũng cần dài hơn. Trường hợp này thực hiện khi không có điều kiện làm ải thuận lợi. Ví dụ, gặp vụ mưa liên tục hay gặp ruộng sâu không tháo nước được thì phải chuyển sang làm giầm. Trường hợp phơi ải gặp lúc nắng, lúc mưa hay gặp vùng đất thấp bị nước xung quanh rò rỉ vào làm đất không được khô ta gọi là ải thâm. Trường hợp này ta nói ải thâm thì không bằng giầm ngấu là như vậy. Như vậy tùy theo điều kiện sinh thái, địa hình, mùa vụ mà quyết định áp dụng cách làm đất cho thích hợp. Những vùng khoảng cách thời vụ trước và sau quá ngắn, lại thường gặp mưa, cả làm ải và làm giầm đều khó thì phải tìm cách khác để khắc phục. Nhưng làm giầm vẫn là biện pháp dễ được lựa chọn. Trường hợp này, để làm giảm độc tố trong quá trình cây lúa còn non, thì vẫn không nên đốt rơm rạ, mà nên cắt rơm rạ ủ riêng tại gốc ruộng hay mang lên bờ làm nấm rơm rồi làm đất và bón thêm vôi, bón lân để làm giảm độc tố trong ruộng. Nhưng cũng phải cố gắng làm đất kỹ, cày bừa nhiều lần cho đất tơi cũng giảm được độc hại cho cây.





Trồng khoai tây che phủ xác thực vật

Tham gia mô hình, bà con nông dân được hỗ trợ giống khoai tây Marabel của Đức, tập huấn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc ngay trên đồng ruộng.

khoai tayVới mục tiêu giúp bà con cải thiện cuộc sống, có thêm thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, đồng thời tận dụng được nguồn rơm rạ, cải tạo được nguồn đất đai đã bị thoái hóa, bạc màu, vụ đông 2015 dự án CATREND của Tổ chức Tầm nhìn Thế giới phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa triển khai mô hình trồng khoai tây che phủ xác thực vật tại xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa với 10 hộ tham gia.
Tham gia mô hình, bà con nông dân được hỗ trợ giống khoai tây Marabel của Đức, tập huấn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc ngay trên đồng ruộng. Cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời. Sau gần 3 tháng, diện tích khoai tây đã bắt đầu cho thu hoạch, năng suất ước đạt 1.000 kg/sào, cao hơn trồng khoai tây theo phương pháp truyền thống từ 200-300 kg/sào, hiệu quả kinh tế thu được cao hơn 1,8 triệu đồng/sào so với canh tác truyền thống. Hiện nay, nguồn rơm rạ sau thu hoạch khá nhiều nhưng người dân lại ít tận dụng trong sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế. Mô hình trồng khoai tây che phủ xác thực vật là điều kiện thuận lợi để nhân rộng trên địa bàn, nhất là các xã ven biển, nơi điều kiện canh tác thường gặp khó khăn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.




Kỹ thuật trồng sen bằng hạt trong chậu

Cây sen ( cây hoa sen – liên hoa) có tên khoa học là Nelumbo nucifera

Sen thuộc nhóm thực vật thủy sinh sống đa niên, là thực vật có củ ( căn hành ) dài, có ngăn ngang.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Sen trồng chậu được  sử dụng trang trí cảnh quan  ngoại thất, sân vườn. Ngoài các giống sen bản xứ có màu trắng,  hồng ( giống màu hồng đậm xuất xứ từ Đồng Tháp được ưa chuộng với trồng làm cản), hiện nay thị trường còn có thêm các giống nhập nội với nhiều màu và kích thước nhỏ, gọi là sen mini.
1. Xử lý hạt giống
Chọn hạt tròn đều, to, mẩy. Dùng dao bén, cắt phần vỏ cứng ở phần đầu hạt sen ( phần đầu có vết lõm vào nhỏ). Lưu ý thao tác cắt thật chậm rãi, cẩn thận, không được để tổn thương phần nhân trắng bên trong, chỉ cắt lớp vỏ cứng ở phía đầu để hạt dễ nẩy mầm.
Ngâm hạt đã cắt phần vỏ vào trong nước ( nước phải ngập hết hạt). Mỗi ngày thay nước 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Trong khoảng thời gian 7 – 10 ngày, hạt sẽ nẩy mầm. Khi mầm dài 12 cm tiến hành trồng ra chậu.
uom hat sen nen2. Kỹ thuật trồng
2.1 Thời vụ
Sen trồng làm cảnh có thể gieo trồng quanh năm. Có 2 vụ trồng sen chính là vụ Đông xuân, vào tháng 12 đến tháng 01(dương lịch) và vụ Hè thu,từ tháng 5 đến tháng 7. Nhưng thời gian trồng tốt nhất nên vào mùa Xuân – hè.
Thời gian sinh trưởng của cây sen bắt đầu trồng đến ra hoa giao động từ 4 – 8 tháng.
2.2  Chuẩn bị vật liệu, chất trồng
Chọn chậu có đường kính 30cm trở lên, gieo số hạt tùy vào kích thước chậu, trung bình chậu với kích thước 30cm gieo 1 hạt.
Chất trồng có thể là đất sét pha với đất cát bùn theo tỷ lệ 2:1; đất thịt giàu dinh dưỡng, cũng có thể lấy bùn trực tiếp từ đầm lầy hoặc ruộng về để trồng. Nếu không có đất bùn có thể thay thế bằng đất sạch mua tứ các cửa hàng.
2.3 Trồng hạt vào chậu
Cho đất trồng đã chuẩn bị vào ½ chậu, đổ nước vào chậu rồi khuấy đều hỗn hợp. để khoảng  2-3 ngày cho bùn lắng xuống đáy chậu. Đổ bớt nước ra khỏi chậu, chừa lại lượng nước cao hơn lượng đất khoảng 10cm.
Tiến hành đặt hạt đã nẩy mầm chuẩn bị sẵn vào giữa chậu, đặt nhẹ nhàng, không nén hạt mà chỉ ấn hạt hơi lún một ít vào bùn.
2.4 Chăm sóc
– Ánh sáng : Sen ưa sáng nên đặt chậu ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, ít nhất 6 tiếng mỗi ngày để cây quang hợp tốt.
– Bón phân : Sau khi trồng ra chậu khoảng 1 tuần thì tiến hành bón thêm một số loại phân như sau :
Phân hữu cơ : 1 muỗng cà phê nhỏ ( gói trong giấy, ấn sâu xuống bùn, cách gốc 10cm)
Phân hỗn hợp NPK : Rắc phân chậm tan vào bùn sát thành chậu, nên bón 1 tháng/lần. cây dưới 3 tháng sử dụng NPK 30-10-10; cây từ 3 tháng sử dụng NPK 20-20-20. Lượng phân tùy vào kích thước chậu, chậu 50cm sử dụng lượng phân ½ muỗng cà phê.
Chú ý : Nên bón luân phiên các loại phân, không nên bón vôi với lượng lớn để tránh cây bị xót. Thời gian bón mỗi loại nên cách xa nhau, không bón nhiều loại cùng lúc.
Vệ sinh : Nên bổ sung nước cho chậu 1-2 lần/ tuần ( tốt nhất là 1-2 ngày lần). khi bổ sung nước nên tưới để nước trong chậu chảy tràn ra ngoài.
Cắt bỏ hoa héo, tàn, lá úa, sâu bệnh. Để cây có nhiều hoa nở, cắt sát tận chân cuống tất cả các bông hoa đã tàn.
Thay chất trồng : Sau 1 năm, sen hấp thụ hết các chất dinh dưỡng trong chất trồng nên phải tiến hành thay. Nhổ sen lên, trong trường hợp bụi sen phát triển quá to, tiến hành tách bụi, rồi trồng lại.
2.5 Phòng trừ sâu bệnh
- Sâu ăn lá : Sâu ăn tạp thường xuất hiện và gây hại trong mùa nắng, chủ yếu ăn lá non đến trưởng thành. Sử dụng thuốc Alika 241SC hoặc confidor cộng dầu khoáng SK 98EC, tập trung xịt những nơi có sâu, khi sâu còn nhỏ.
– Bù lạch, rầy mềm, bọ trĩ : Đối tượng chích hút, xuất hiện quanh năm thường có mật số rất cao trong mùa nắng, tấn công hầu hết trên các bộ phận còn non của cây, chúng bám vào cuống lá, cuống hoa chích hút làm lá bị co rúm, cuống bị chay sần và quăng queo… Sử dụng luân phiên các loại thuốc Alika 247SC, reget 800, Virtako 40WG cộng với dầu khoáng SK 98EC xịt đều phía dưới lá, bông.
- Bệnh hại
Bệnh thán thu Colleetotrichum sp, gây hại nặng nhất trên cây sen tấn công trên hầu hết trên các bộ phận của cây sen như: Lá,bông,hạt,gương.
Triệu chứng : Vệt bệnh màu nâu, khô, hình hơi tròn, vết bệnh phát triển lớn le6nva2 liên kết nhau làm khô cháy một mảng lá, lá vàng úa và rụng, cây sinh trưởng kém.
Các loại thuốc đặc trị thán thư như : Ridomil 68WP; Ridozed 72 WP; Antracol 700WP.
Bệnh đốm phấn do Erysiphe polygoni, Cercospora sp, Ovularia sp và Cylindrocladium hawkesworthii.
Triệu chứng : Vết bệnh màu vàng, lồi lên trên phiến lá, sau đó chuyển sang màu đen. Bệnh làm giảm quang hợp, ảnh hưởng sinh trưởng. Trị bằng các loại thuốc trừ nấm gốc đồng.



Quản lý bệnh chổi rồng bằng thuốc sinh học

Bệnh chổi rồng trên nhãn là một dịch bệnh rất nguy hiểm ở ĐBSCL, đặc biệt trên giống nhãn tiêu da bò.

choi rong nenBệnh lây lan rất nhanh, làm giảm năng suất đáng kể, khiến bà con phải đốn bỏ thay cây trồng khác. Tính đến tháng 6/2015 tổng diện tích trồng nhãn của các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và TP Cần Thơ có khoảng 27.460ha, trong đó diện tích nhiễm bệnh chổi rồng chiếm 16.352ha (59,5%). Vĩnh Long và Trà Vinh có tỷ lệ nhiễm bệnh nặng nhất, trên 85% diện tích. Ngoài giống nhãn tiêu da bò, bệnh còn gây hại trên những giống nhãn khác như tiêu lá bầu, edor… và đã gây hại trên chôm chôm, là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mặc dù cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất tác nhân gây bệnh, nhưng đều xác định nhện lông nhung (Eriophyes sp.) là môi giới truyền bệnh chổi rồng hại nhãn. Nhện lông nhung có kích thước rất nhỏ, không thấy nhện bằng mắt thường, mà chỉ thấy được với kính lúp. Vòng đời của nhện rất ngắn từ 8-15 ngày, nhện thường tập trung gần gân lá, xuất hiện mặt dưới lá, nếu mật số cao nhện xuất hiện cả mặt trên lá.
Chổi rồng trên nhãn Mật số nhện xuất hiện cao nhất vào lúc cây nhãn ra đọt non và ra hoa, bệnh chổi rồng gây hại nặng vào các tháng mùa khô (tháng 2, 3, 4 và tháng 11, 12). Nhện gây hại và truyền bệnh rất sớm trên các lá, đọt non và hoa.
Triệu chứng bệnh chổi rồng bắt đầu thể hiện khi đọt dài khoảng 2 – 3cm, các lá bị co lại, có màu nâu đỏ và xoắn lại thành từng chùm nhìn như bó chổi. Đối với trên chùm hoa, làm chùm hoa co cụm lại, không đậu trái hoặc đậu trái rất ít và trái có chất lượng thấp. Bệnh chổi rồng lây lan chủ yếu qua 2 con đường, qua nhân giống vô tính (ghép, chiết cành từ cây bị bệnh) và qua môi giới truyền bệnh là nhện lông nhung hại nhãn. Trước tình hình diện tích nhãn giảm gần 17% trong vòng một năm và diện tích nhiễm bệnh chổi rồng chiếm gần 60% tổng diện tích nhãn vùng ĐBSCL, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh chổi rồng trên nhãn tại các tỉnh Nam bộ.
Thực tế cho thấy các chủ vườn phòng trừ nhện chủ yếu bằng các loại thuốc hóa học, phun nhiều lần và với liều phun rất cao nhưng hiệu quả quản lý nhện lông nhung gây bệnh chổi rồng không cao. Việc lạm dụng thuốc hóa học không chỉ phá hủy hệ thiên địch trong vườn, làm nhện tăng tính kháng, bệnh chổi rồng dễ bộc phát thành dịch mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cho người phun thuốc, người tiêu dùng và đặc biệt rất khó đáp ứng cho việc định hướng XK nhãn do dư lượng thuốc hóa học có trong sản phẩm… Sản phẩm sinh học Chubeca 1.8SL của Cty TNHH Thương mại Tân Thành có tác dụng làm giảm mật số nhện lông nhung, hiệu lực trừ nhện từ 80 – 87% ở thời điểm 14 ngày sau phun. Th.S Lăng Cảnh Phú, Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Trường ĐH Cần Thơ cho biết: Quả khảo sát hiệu quả một số hoạt chất có tính kích kháng lên hiện tượng chổi rồng trong điều kiện ngoài đồng cũng cho thấy Chubeca 1.8SL làm giảm mật số nhện và có tỷ lệ chồi nhiễm chổi rồng thấp hơn các nghiệm thức còn lại. Cụ thể ở cơi đọt 3, tỷ lệ chồi chỉ bị nhiễm là 16,67%. Với những kết quả khả quan đạt được, năm 2015 Cty Tân Thành tiếp tục phối hợp với các Chi cục BVTV, Viện và các Trạm BVTV ở ĐBSCL thực hiện 12 điểm khảo nghiệm hiệu lực sản phẩm sinh học Chubeca 1.8SL với 3 nghiệm thức (Chubeca 1.8SL: 60ml/25 – 30 lít nước; Thuốc hóa học trừ nhện, phun theo liều khuyến cáo; không phun thuốc trừ nhện). Chubeca 1.8SL được xử lý ngay sau khi cắt tỉa vệ sinh vườn, khi cơi đọt hay cơi hoa nhú ra từ 0,5-3cm và khi hoa nở. Đến nay có 7 điểm khảo nghiệm nhãn đã ra hoa. Kết quả nghiệm thức Chubeca 1.8SL làm giảm trên 80% tỷ lệ chồi nhiễm bệnh chổi rồng. Trên lúa, Chubeca 1,8SL có tác động phòng trừ các tác nhân vi khuẩn và nấm gây bệnh hại bằng cơ chế kích kháng, sản sinh ra trong cây hai enzym catalase và peroxidase sau 36 giờ phun, giúp cô lập vết bệnh, ngừng sự lây lan nhanh chóng. Trên cây nhãn, cơ chế tác động của Chubeca 1,8SL làm giảm mật số nhện lông nhung và tỉ lệ nhiễm chổi rồng đang được nghiên cứu tích cực, dự kiến đến tháng 6/2016 sẽ biết được kết quả chính thức. Riêng về hiệu quả thực tế, Chubeca 1,8SL giúp giảm tỷ lệ nhiễm chổi rồng đang ngày càng được nhiều bà con công nhận. Đồng thời, hơn 50 hộ được hỗ trợ Chubeca 1.8SL để phun trình diễn. Ông Cao Văn Kính trồng 5 công nhãn, ở ấp 1, xã Tân Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang) cho biết: “Khi phun thuốc sinh học Chubeca 1.8SL tôi thấy cơi đọt phát triển nhanh hơn, bảng lá lớn hơn, lá mỡn hơn, chồi bị nhiễm chổi rồng rất ít, chỉ khoảng 10%”. Bên cạnh những tác dụng tích cực về mặt cảm quan, thuốc sinh học Chubeca 1.8SL còn cho thấy những hiệu quả của nó đối với năng suất. Anh Nguyễn Văn Bằng ở ấp Kinh Đào, xã Lục Sĩ, huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) cho biết: “Vườn nhãn của tôi được 15 năm tuổi, phun thuốc sinh học Chubeca 1.8SL trừ nhện cho 80 gốc và 80 gốc khác phun thuốc hóa học trừ nhện, cả 160 gốc đều chăm sóc như nhau, 6 lần phun thuốc như nhau. Khi thu hoạch, năng suất 80 gốc phun Chubeca 1.8SL được 4,8 tấn, còn phun thuốc hóa học được 2,2 tấn. Phun Chubeca 1.8SL thấy rất an tâm, không bị ngứa và không hôi như thuốc hóa học”. Chubeca 1.8SL không chỉ an toàn cho người sử dụng mà còn an toàn cho thủy sản và vật nuôi.


Trồng cây chanh Thái

Cây chanh Thái, tiếng Thái Lan là Mac Krút. Ở các tỉnh phía Nam nước ta thường gọi là chúc Tri Tôn. Đây là loại cây gia vị được  sử dụng phổ biến ở Thái Lan.

Món lẫu Thái nhất thiết phải có lá chanh để tạo nên hương vị đặc trưng kiểu Thái lan. Ngoài ra lá chanh Thái xắt nhuyễn trộn với gà luộc, bò nướng, các loại hải sản, canh chua…càng làm cho món ăn thêm thơm ngon.
Chanh Thái có 2 loại :
- Loại lá hình số 8 không gai ( Merdeca lime)
- Loại lá số 8, có gai ( Kaffin lime).
Cả 2 loại đều có trái nhăn nheo, lớn bằng quả trứng gà. Khi trái chín chuyển sang màu vàng nhạt, và giảm mùi vị, cho nên nếu dùng trái thì hái lúc còn xanh. Quả chanh Thái ít nước, không có hạt hoặc ít hạt.
trái chanh Thái
trái chanh Thái
Nhân giống : chủ yếu bằng cách ghép cành, chiết cành hoặc giâm cành.
Chiết hoặc ghép cành thì thực hiện như cây có múi  ở nước ta.
Giâm cành : Chọn cành bánh tẻ ( không non, không già), cắt ngọn, tỉa hết chỉ còn 2 lá, sau vài ngày cho vết cắt khô lành; sau đó cắt nhánh dài khoảng 20cm ( bằng gang tay), nhưng phần gốc cành giâm vào thuốc kích thích ra rễ trước khi giâm vào đất ẩm. Đất phải tơi xốp, ướt vừa phải, lấy chiếc đũa chọc một lỗ sâu 5 cm trong đất, cho nhánh chanh vào, ém thật chặt. Dùng 4 cây que để chống khi đưa chậu vào trong một bao nylon có đục 5 – 7 lỗ nhỏ, cột miệng lại, đưa vào chỗ yên mát. Hàng tuần nhẹ nhàng mở miệng bao ra kiểm tra, nếu thấy đất hơi khô thì châm thêm chút nước, xong cột miệng bao lại, để vào chỗ cũ. Khi giâm cành phải chú ý giữ độ ẩm thường xuyên và không làm lay động gốc, thành công hay thất bại phần lớn do yếu tố  này
Sau 3 – 4 tuần mở bao ra kiểm tra, nếu thất cành vẫn xanh tươi là thành công.Khi thấy cành nhú lên lá non mới bỏ bao, đem cây ra ngoài, để trong mát, chỗ không có gió ( gió làm lay cành, đứt rễ non) vài ngày rồi đem ra nắng từ từ để cây thích nghi dần.
Giâm cành vào mùa thu, thời tiết mát mẻ, dễ thành công hơn mùa hè.
Chanh lá số 8
Chanh lá số 8
Cây chanh Thái có thể trồng trong đất hoặc trong chậu như cây chanh, cây tắc nước ta. Nếu trồng chậu nên chọn loại chậu lớn, có nhiều lỗ thoát nước. Đất  trồng phải tơi xốp, giàu dinh dưỡng hữu cơ. Sau 3 tháng, 6 tháng bón thêm phân chuồng, ngoài ra 10 – 15 ngày bổ sung phân NPK 20-20-20 khi cây còn nhỏ. Cây trưởng thành muốn có trái bón thêm NPK 10 – 30-30 liều lượng 1 muồng cà phê 4 lít nước tưới vào lúc trời mát. Cây chanh Thái ưa nắng nhưng không chịu khô hạn, ngập úng.
 Trồng cây chanh Thái chủ yếu là để lấy lá làm gia vị.




Làm sao cho Mai nở như ý vào ngày Xuân

Năm nay theo dự báo, thời tiết nóng rất nhiều nên việc lặt lá có lẽ sẽ tốt. Nhưng theo kinh nghiệm, tôi thấy càng về sau thời tiết càng thay đổi bất thường lúc nóng, lúc lạnh. Vì vậy từ nay đến lúc lặt lá phải xem lại cây Mai của ta.

lộc non- Nếu còn ít lá mà lá già nhiều hoặc bị cháy rìa nụ thì nên đem vào nơi có bóng mát nhiều và tránh bớt nắng chiều.
- Nếu nụ chưa già mà còn xanh hoặc chưa căng tròn thì tăng cường nắng.
Nhưng tất cả đều phải giữ cây đủ nước và không vô phân kích nụ nữa. Đến 10/12 âm lịch vào mạng để ghi lịch dự báo thời tiết đến 25/12 âm lịch. Sau đó xem xét để định ngày lặt lá và hãy nhớ năm nay chỉ có 29 âm lịch là giao thừa. Nhưng để nhẹ nhàng hơn tôi xin chia sẻ một điều mà tôi thấy thuận lợi cho người vừa bận rộn trong công việc mà vẫn lo được cho cây Mai nở hoa Tết đẹp.
Từ 6 âm lịch ta tỉa 1/3 hoặc 1/4 số lá từ dưới gốc trở lên (thí dụ 1 cành Mai từ gốc lên có 20 lá ta tỉa từ dưới lên khoảng 7-8 lá).
Đến 12 âm lịch ta lại tỉa tiếp 6 -7 lá nữa và đến ngày quyết định lặt ta sẽ lặt hết số lá còn lại. Điều này sẽ làm cho cựa nụ căng hơn, già hơn, dễ bung áo lụa hơn và Mai sẽ bung dần dần kéo dài thời gian nở của cây Mai.
Theo tôi thấy năm nay ngày lặt lá nếu trời nóng ta lặt lá ngày 14 hoặc 15 âm lịch tùy nơi trồng khô hay ẩm. Nếu theo lịch nhiệt độ mà mát lạnh thì ta lặt 12 hoặc 13 âm lịch. Nhưng để an toàn và cho hoa nở đẹp thì 17 âm lịch tôi xịt phân NPK 10-55-10 vào buổi sáng. 18 âm lịch xịt lần 2. 19 âm lịch tôi xịt thuốc trừ sâu vifac SEC, hoặc vi Decis. Nhớ phun sớm khoảng 7 giờ sáng để nắng lên nụ dễ bung áo lụa.
20 và 21 âm lịch ngâm 1 viên Gibberelic acid với 100 lít nước ( viên của USA). Sau đó cứ 12 lít nước   thêm 1 ống HQ 201 phun đều trên nụ cành gốc. Ta phun 3 lần (1 lần sáng 20 âm lịch, 1 lần chiều 20 âm lịch và một lần sáng 21 âm lịch). Trong thời gian phun xịt thuốc ta tưới nước trễ hơn bình thường (tầm 9-10 giờ) và phải giữ cho cây đủ ẩm. Đến khi thấy cây bung áo lụa khoảng 1/5 thì ta sẽ phun NPK 6-30-30 mỗi sáng 1 lần đến 26 hoặc 27 âm lịch thì ngưng để làm cho cây không rụng nụ, hoa nở lớn đẹp, màu tươi.
Còn một điều nữa là nếu trời nóng, nụ bung sớm ta đem vào nơi mát thì nụ sẽ chậm lớn và để lá lộc.
Mong rằng năm nay các bạn sẽ có cây Mai đẹp đón Xuân.




Trồng gấc trên đất cát giồng

Ông Nguyễn Hữu Vân ở ấp Thân Đức, xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành (Tiền Giang) đã gặt hái thành công sau thời gian trồng thử nghiệm cây gấc trên đất cát giồng.

trong gac nen
Ảnh minh họa
Ông Vân cho biết, cách đây 2 năm, nhờ tham gia làm thành viên tổ hợp tác (THT) sản xuất gấc xã Tân Lập 1 (huyện Tân Phước, Tiền Giang) nên ông có điều kiện tham dự nhiều buổi tập huấn, hội thảo do Cty cổ phần Nông nghiệp Đông Phương (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức.
Được Cty hướng dẫn kỹ thuật canh tác, cung cấp cây giống và cam kết bao tiêu sản phẩm, ông mua 22 gốc (giá 15.000 đ/gốc) về trồng thử. Nhận thấy cây gấc thích nghi với vùng đất này và sinh trưởng tốt, cho trái sai, nên ông tiến hành ươm giống (lấy hạt từ trái già) để mở rộng diện tích canh tác và cung cấp cây giống cho bà con nông dân có nhu cầu. Đến nay, ông đã mở rộng diện tích vườn gấc lên 2.000 m2, đồng thời cung cấp trên 1.000 cây giống (giá bán 10.000đ/gốc) cho bà con ở trong và ngoài tỉnh có nhu cầu. Theo ông Vân, một công đất có thể trồng từ 35-40 gốc gấc, khi trồng phải đảm bảo khoảng cách 5 m/gốc. Do gấc là loại dây leo nên trồng gấc phải làm giàn (trồng trụ bê tông cao 2 m, giăng dây kẽm và căng lưới nhựa phía trên). Về kỹ thuật chăm sóc, bón phân, bên cạnh phân chuồng, định kỳ 3-4 tháng, ông bón thêm phân NPK để bổ sung dinh dưỡng nuôi thân và trái; định kỳ 1-2 tháng phun thuốc trừ sâu xanh, ruồi đục trái… kết hợp với thuốc dưỡng lá, thân và trái. Mùa nắng, cứ 5 ngày ông tưới một lần; mùa mưa thì tiến hành khai rảnh để chống úng cho gấc. Gấc lai trồng 5 tháng thì cho thu hoạch (trái có trọng lượng từ 1,5-2 kg), đối với gấc nếp thời gian cho trái dài hơn (khoảng 7-8 tháng).
Trong quá trình canh tác, nhận thấy giống gấc lai có nhiều điểm nổi trội so với giống gấc nếp như vỏ mỏng, cơm dày, thời gian từ khi đậu trái đến thu hoạch cũng ngắn hơn, chỉ khoảng 2,5 tháng (đối với gấc nếp phải mất từ từ 5-6 tháng), nên ông đã lai ghép dần và vườn gấc hiện giờ của ông có 100% là giống gấc lai. Về đầu ra, ông được Cty Đông Phương ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá cố định 8.000 đ/kg (trọng lượng từ 400 gr/trái trở lên). Bên cạnh đó, ông còn cung ứng cho thương lái theo giá thời điểm (mức giá hiện tại là 9.000-10.000 đ/kg). Đặc biệt, thời điểm giáp Tết, gấc có giá khá cao (từ 15-28 tháng Chạp năm ngoái, gấc trái được thương lái thu mua với giá 27.000 đ/kg). Mặc dù, thời tiết đang chuyển sang mùa khô, gấc cho trái không nhiều, nhưng mỗi tháng ông vẫn thu hoạch đều đặn từ 600-700 kg. Ông Vân cho biết, thị trường đầu ra của cây gấc có nhiều triển vọng do trái được sử dụng ngày càng nhiều để phục vụ các ngành chiến biến thực phẩm, dược phẩm (dạng bột khô, tinh dầu thu được từ quá trình chiết xuất). Ông đang có kế hoạch phối hợp với một số thành viên THT sản xuất gấc xã Tân Lập 1 và hộ dân trồng gấc ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) đầu tư thiết bị sấy để cung cấp cơm gấc sấy cho Cty Dược phẩm Vinaga (Hà Nội). Hiện ông đã gửi mẫu cơm gấc sấy cho Cty để kiểm tra tỷ lệ tinh dầu thu được từ quá trình chiết xuất, nếu mẫu gấc sấy đạt yêu cầu, Cty sẽ ký hợp đồng thu mua số lượng lớn với giá 180.000 đ/kg.




Thuốc trừ sâu bệnh từ rau củ quả

Không chỉ là người đi tiên phong trồng rau sạch trong nhà màng, ông còn chế ra loại thuốc trị sâu bệnh cho các loại rau từ chính… rau củ quả ngâm ủ.
trồng rau sạch trong nhà lưới
Ảnh minh họa
Đó chính cách làm độc đáo của ong Ngô Duy Hợp, 55 tuổi, chủ cơ sở rau sạch Bàu Trúc, phường Tân Thiện, TX Đồng Xoài, Bình Phước. Rau sạch toàn diện Là một cán bộ chuyên ngành rau của Trạm BVTV huyện Đồng Phú (Bình Phước), ông Hợp có điều kiện tiếp xúc với nhiều người trồng rau trên địa bàn tỉnh. Ông trăn trở khi chứng kiến phương pháp canh tác thiếu an toàn của người dân, vì sử dụng quá nhiều thuốc BVTV, phân hóa học. Ông ấp ủ làm một mô hình trồng rau an toàn, không dùng thuốc hóa học. Trong một lần đi tham quan mô hình trồng rau thủy canh của anh Hoàng Phú Hội ở huyện Bù Gia Mập, ông Hợp đã bị cuốn hút với cách trồng rau an toàn trong nhà kính. Năm 2013, ông quyết định đầu tư gần 1 tỷ đồng xây dựng màng lưới nhà kính trên diện tích hơn 3.000m2 để trồng rau an toàn. Ông Hợp cho biết, hệ thống nhà màng của ông có thể điều chỉnh độ ẩm bên trong. Khi nhiệt độ lên cao sẽ bật hệ thống phun sương và quạt đối lưu để làm mát, đồng thời giảm độ ẩm. Nếu trời quá nắng, màng cản quang sẽ tự động kéo ra và khi có mưa, lớp màng cũng ngăn không cho mưa lọt vào bên trong nhà kính. Sử dụng hệ thống này có thể tiết kiệm được nhân công lao động, giảm chi phí SX. Nhưng, cái độc đáo nhất trong mô hình rau sạch của ông Hợp không phải là nhà màng, mà là chế phẩm sinh học trị sâu bệnh được chế từ các loại rau củ quả bỏ đi như hành, tỏi, ớt, gừng, vỏ cam. Ông Hợp kể: “Hơn 2 năm về trước tôi được một người bạn giới thiệu về phương pháp sử dụng men sinh học E.M để ủ các loại hành, tỏi, ớt… thành thuốc trừ sâu, thuốc dưỡng cho rau. Sau 2 năm thử nghiệm trên cây cao su, điều, đến tháng 7/2014 tôi quyết định hướng tới trồng rau sạch theo phương pháp này.
Chế phẩm men sinh học E.M là phương pháp SX theo công nghệ vi sinh lên men các vi sinh vật có ích (vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, xạ khuẩn và nấm men) sống cộng sinh trong cùng một môi trường có hiệu quả tác động như bổ sung vi sinh vật cho đất; cải thiện môi trường, tiêu diệt tác nhân gây bệnh, sâu hại trong đất; tăng năng suất, chất lượng vườn rau, đặc biệt an toàn cho người lao động”. Sẵn sàng chuyển giao Để thực hiện phòng trừ sâu bệnh và tăng cường chất dinh dưỡng, từ khâu làm đất cần tăng tỷ lệ tỏi trong hỗn hợp lên men để tăng sức đề kháng cho rau sau này. Theo ông Hợp, tỏi vốn có chất đề kháng tự nhiên cao, do đó tỏi có thể phòng ngừa sâu bệnh và tăng cường dinh dưỡng cho đất. Khi rau đã lớn, ông sử dụng công thức 50cc hỗn hợp chế phẩm sinh học E.M đã được ủ lên men với các loại củ, quả hòa trong 20 lít nước, phun cho 1 sào rau. Nếu rau bị sâu bệnh, ông sẽ tăng số lượng các loại như hành, ớt, tỏi, sả, gừng… có tính khử trùng để diệt trừ sâu bệnh. Trung bình mỗi tuần, ông phun cho vườn rau từ 1 đến 2 lần. “Sử dụng phương pháp này không những diệt trừ sâu bệnh hại rau mà còn giúp cho người tiêu dùng an tâm khi sử dụng, đặc biệt không gây ô nhiễm môi trường. Vườn rau của gia đình tôi vừa hạn chế sâu bệnh gây hại, vừa giảm giá thành chi phí SX và nhân công lao động. Nếu ai quan tâm, tôi sẽ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật”, ông Hợp nói.
Rau không giống như các loại cây thực phẩm khác, chỉ tưới nước và bón phân là xong. Muốn rau phát triển tốt người trồng phải kiên trì, tỉ mỉ chăm sóc, trồng nhiều loại để đảm bảo nguồn thu ổn định, tránh tình trạng cung vượt cầu. Ngoài ra, với đặc tính là cây ngắn ngày, mẫn cảm với thời tiết, nhất là vào mùa mưa, nên phải thường xuyên quan sát, theo dõi, phát hiện và bắt đúng bệnh để có biện pháp, xử lý kịp thời”, ông Hợp chia sẻ.
Theo ông Hợp, cách làm loại thuốc này rất đơn giản, trước hết, mua chế phẩm men sinh học E.M ngoài thị trường về. Sau đó, đổ nước vào khoảng ½ thùng có nắp đậy, bỏ các loại như hành, tỏi, ớt, vỏ cam, quýt… vào thùng rồi đổ chế phẩm lên men sinh học E.M vào (tùy liều lượng người sử dụng), trộn đều, đậy nắp kín, ủ khoảng 1 tháng là có thể sử dụng được. Tùy theo mức độ sâu bệnh nhiều hay ít mà bổ sung thêm số lượng hành, ớt, tỏi… vào thùng ủ phù hợp. Đây là các loại quả, rau có tính khử trùng, tăng sức đề kháng, ngăn chặn sâu rầy sinh sôi rất cao. Cần lưu ý là phải lọc sạch bã, nếu không sẽ không thể phun được. “Tất nhiên, làm gì cũng cần có kinh nghiệm để ngâm, ủ, pha chế đúng liều lượng, nếu không có thể hiệu quả sẽ không cao.
“Loại thuốc trừ sâu chế từ hành, tỏi, ớt của ông Hợp khá độc đáo, nó tác động đến côn trùng gây hại bằng cách gây sự ngán ăn, xua đuổi, ngăn sự lột xác của côn trùng, ngăn cản đẻ trứng, giảm khả năng sinh sản. Điều quan trọng hơn là chế phẩm sinh học này không ảnh hưởng đến môi trường, không để lại dư lượng trên cây trồng. Mô hình này cần được nhân rộng”, ông Trần Ngọc Kinh, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Bình Phước.



Bao trái mãng cầu chống ruồi vàng gây hại

Một nông dân trồng mãng cầu ở xã Tân Hưng (huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) đã áp dụng thành công biện pháp chống dịch ruồi vàng đục trái gây giòi trong trái mãng cầu.

mang cauĐó là ông Huỳnh Biển Chiêu ngụ ở xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh. Ông Chiêu là nông dân trồng mãng cầu theo tiêu chuẩn VietGAP đầu tiên và duy nhất ở Tây Ninh tính đến thời điểm hiện tại.
Cách làm của ông Chiêu vốn đã được áp dụng cho nhiều loại trái cây khác như xoài, ổi nhằm tránh ruồi vàng đục trái gây giòi: dùng túi nhựa bao trái từ khi còn non.
“Nhiều người khác cũng biết cách làm này nhưng họ không làm vì rất tốn chi phí. Tôi cũng vậy, nhưng nếu không bao trái thì gần như toàn bộ sản lượng trái mãng cầu thu hoạch được đều có giòi. Mình bán cho người ta, biết rằng họ không ăn được thì cắn rứt lắm”, ông Chiêu nói.
Theo ông Chiêu, bình quân mỗi tấn mãng cầu được bao trái chống ruồi vàng tốn thêm 4-5 triệu đồng chi phí đầu tư, trong khi giá bán vẫn bằng với mãng cầu không được bao trái.
“Dù có lãi ít nhưng mình thấy vui, vì người tiêu dùng ăn được trái cây ngon, xứng đáng với đồng tiền họ bỏ ra mua. Sau này uy tín của mình tăng lên, thị trường hút hàng thì mình có thể lấy lại vốn đầu tư cũng không muộn”, ông Chiêu nói.
Hiện nay, ruồi vàng đục trái mãng cầu gây giòi đã trở thành dịch trong sự bất lực của nông dân. Từ khi trái mãng cầu còn non, ruồi vàng đã đục trái đẻ trứng bên trong nên nông dân không thể phun thuốc bảo vệ thực vật diệt được trứng, trong khi thuốc đặc trị ruồi vàng chưa có trên thị trường. Sau khoảng một tháng thì trứng nở ra giòi, trùng thời điểm thu hoạch trái mãng cầu.
Mãng cầu được bao trái vừa thu hoạch ở vườn của ông Chiêu
Mãng cầu được bao trái vừa thu hoạch ở vườn của ông Chiêu
“Trước đây, ruồi vàng đục trái gây giòi chỉ xảy ra ở một vài thời điểm trong năm, nhưng giờ thì quanh năm. Đa phần vườn mãng cầu có sản lượng trái bị giòi từ 50 – 90%; một số khác ít hơn cũng có tối thiểu 30 – 40% sản lượng trái có giòi. Tuy nhiên người trồng vẫn phải thu hoạch trái và bán ra thị trường”, ông Chiêu cho biết thêm.
Được biết, đến nay, mới chỉ có ông Chiêu áp dụng biện pháp bao trái mãng cầu để ngừa ruồi vàng gây hại. Theo ông Chiêu, việc bao trái mãng cầu ngoài tác dụng ngăn ruồi vàng còn có tác dụng ngừa rệp sáp, hạn chế khả năng thẩm thấu thuốc bảo vệ thực vật (nếu có).