Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Dàn mướp đắng trên ban công tầng 12 nắng gắt

DÙ BAN CÔNG HƯỚNG TÂY VÀ DIỆN TÍCH NHỎ, ANH QUANG VẪN CÓ MỘT VỤ MƯỚP ĐẮNG THÀNH CÔNG.

Nhà anh Quang có hai loại mướp đắng mọc lẫn với nhau.
Nhà anh Quang có hai loại mướp đắng mọc lẫn với nhau.
Chưa từng có kinh nghiệm làm nông nhưng anh Quang (quận Bình Thạnh, TP HCM) lại rất đam mê trồng rau. Sống ở tầng 12, nhà lại chỉ có ban công nhỏ 3 m2 nhưng anh vẫn trồng một vài loại cây trái như chanh, ổi hoặc hoa lan.
Trước khi trồng cây gì, anh đều nghiên cứu kỹ để có được vụ mùa tốt. Hiện anh bắt đầu thu hoạch những trái mướp đắng thuộc loại thông thường và loại có gai nhiều.
Cây mọc bám vào lan can ở ngoài ban công nhỏ.
Cây mọc bám vào lan can ở ngoài ban công nhỏ.
Khi bắt đầu trồng, anh Quang trộn đất thịt, đất sạch cùng phân trùn quế (tỷ lệ 70% đất, 30% phân). Chậu có đường kính khoảng 30 cm, sâu 40-50 cm. Ở Sài Gòn, đất sạch bán sẵn thường là đất tro nên cần bổ sung đất thịt giúp giữ nước tốt hơn.
Đất được trộn theo công thức trên đủ dinh dưỡng cho cây trong vòng 2 tháng. Trong khi đó, thời gian sinh trưởng và ra trái của mướp đắng từ khi là cây con khoảng 45 ngày. Bởi vậy, trong quá trình này, chủ vườn không cần bổ sung thêm phân.
Do nơi trồng cây ở hướng Tây nên việc cung cấp nước là quan trọng nhất. Dù công việc bận rộn, chủ vườn vẫn cố gắng tưới đều hàng ngày.
Cây mọc trên tầng cao, nhiều nắng gắt nhưng lá vẫn xanh và đậu nhiều hoa, quả.
Cây mọc trên tầng cao, nhiều nắng gắt nhưng lá vẫn xanh và đậu nhiều hoa, quả.
Lý do anh Quang chọn trồng mướp đắng vì cây dễ sống, không mất nhiều thời gian chăm sóc. "Một vài trái mướp cộng thêm mấy con tôm khô cũng đủ để tôi nấu được nồi canh nếu quên đi chợ", anh Quang vui vẻ chia sẻ.
Người chủ vườn tư vấn, nếu gia đình nào ăn không hết có thể để trái già lấy hạt, sau đó cắt bỏ cây, làm lại đất và ươm lứa mới.
Sau khi thu hoạch hết mướp, anh dự định trồng sang cà chua. Để đảm bảo lượng nước tốt hơn cho khu vực trồng nắng gắt quanh năm, anh cũng chuẩn bị làm bình tưới nhỏ giọt




Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

Ngắm hoa tuyết điểm - biểu tượng mùa xuân sang

Hoa tuyết còn có nhiều tên gọi khác như hoa tuyết điểm, hoa giọt tuyết, hoa xuyên tuyết. Trong tiếng Anh, nó mang cái tên Snowdrops vì vẻ đẹp trắng trong, tinh khôi của mình vào độ cuối mùa đông. Hoa tuyết biểu trưng cho sự tinh tế, thuần khiết và niềm hy vọng. Nhiều cô dâu mới khi về nhà chồng vào đúng độ hoa nở đều cầm trên tay một bó hoa tuyết điểm để biểu trưng cho sự trinh nguyên của mình.
 ngam hoa tuyet diem - bieu tuong mua xuan sang - 1
Hoa tuyết điểm thường dễ bị nhầm lẫn với một loài hoa cùng họ là hoa chuông (snowflakes)
Hoa tuyết điểm là cây thân thảo lâu năm, phát triển từ thân hành. Từ phần thân hành sẽ mọc từ hai đến ba chiếc lá mọc dọc theo thân. Các cành hoa mọc trực tiếp từ phần đỉnh cao nhất. Những bông hoa không có lá đài, màu trắng, mọc rủ xuống.
 ngam hoa tuyet diem - bieu tuong mua xuan sang - 2
Hoa tuyết điểm thường nở hoa vào khoảng cuối tháng Ba, đầu tháng Tư dương lịch. Ngoài ra, cũng có một số loài tuyết điểm nở vào cuối thu. Hoa nở chủ yếu có màu trắng, nở chừng ba bốn ngày thì tàn. Sau đó kết trái, cho hạt. Hạt tự bung nở rồi giấu mình trong đất, chờ tỉnh giấc vào năm sau. 
 ngam hoa tuyet diem - bieu tuong mua xuan sang - 3
Hoa tuyết điểm rất dễ trồng nhưng chúng phát triển và nhân giống nhanh nhất trong điều kiện rừng rụng lá. Có nghĩa là cần có nhiều bóng râm (ánh sáng thưa thớt), đất trống ít cỏ, hơn là trồng ở những bãi cỏ xanh tươi tiêu nắng. Hoa tuyết điểm thường phát triển mạnh dọc theo chân hàng rào, nơi tập trung nhiều lá rụng. Hoa tuyết điểm không cần chăm sóc, không kén chọn về độ pH của đất và thụ phấn tự nhiên.
 ngam hoa tuyet diem - bieu tuong mua xuan sang - 4
Ở nhiều nước châu Á có tuyết như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng có hoa điểm tuyết. Ở Việt Nam, vì không có khí hậu lạnh, có tuyết phủ hàng năm nên không xuất hiện loài hoa này.
 ngam hoa tuyet diem - bieu tuong mua xuan sang - 5



Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

6 bí kíp chống rét cho hoa, cây cảnh trong dịp đại hàn

1. Đưa cây vào nơi có mái che, nơi khuất gió 

Có một thực tế là khi quá lạnh cây sẽ bị héo do các tinh thể nước bị đông nên quá trình vận chuyển trong thân cây bị hạn chế. Bởi thế nếu cây cảnh, hoa trồng trong các chậu nhỏ bạn nên đưa chúng vào mái che như hiên, hành lang để chống rét cho cây, điều nay giúp chúng phát triển tốt hơn đấy.

2. Tưới nước cho cây bằng nước ấm

Vào mùa đông, tưới cây bằng nước ấm là việc cần thiết, nếu nước quá lạnh, nhiệt độ dưới 10oC tốt nhất là đun nước ấm lên gần với nhiệt độ của đất. Nhiệt độ nước tưới cây thích hợp là khoảng 35oC. Thời điểm tưới cây thích hợp trong mùa rét là vào lúc 2-3 giờ chiều. Ngoài ra bạn cũng có thể tưới cho cây bằng nước vo gạo, đây là một trong những nguồn dinh dưỡng lành tính và tốt cho sự phát triển của cây.

cây xanh

3. Dùng nilon trùm cây

Nếu không tiện để đưa cây vào trong nhà, bạn có thể dùng nilon trùm xung quanh cây để tránh rét cho cây. Đối với những cây nhỏ trồng trong chậu, có thể trùm cả chậu nhưng hãy nhớ tạo một vài lỗ thoát khí để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của cây xanh.

4. Ủ tro, trấu vào gốc cây

Đối với những cây to đã trồng lâu năm, cách giữ ấm cho cây có phần đơn giản hơn, cụ thể bạn có thể sử dụng tro, trấu ủ thêm vào gốc. Kali trong tro, trấu sẽ tăng sức đề kháng cho cây và giữ ấm phần nào nhiệt độ cho rễ cây. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng nilon, vải gai cuốn ở thân cây để tránh rét cho cây.

cây xanh

5. Phun vitamin B1

Thời tiết lạnh giá đi kèm sương muối của mùa đông kéo dài khiến cây dễ bị chết, vàng lá hay yếu đi trông thấy. Ngoài tưới cây bằng nước ấm, bạn cũng có thể phun vitamin B1 dành cho cây trồng với nồng độ thấp mỗi ngày hoặc vài ngày một lần tùy theo tình trạng của cây. Cách đơn giản này có thể giúp cây được tiếp thêm dưỡng chất cần thiết, kích thích cây ra rễ nhanh và hạn chế được sâu bệnh, vàng lá trong mùa đông.

6. Sưởi ấm bằng bóng đèn

Trong thời tiết mưa lạnh kéo dài, để sưởi ấm và giúp cây quang hợp tốt hơn, bạn có thể thắp đèn để sưởi ấm cho cây. Đặc biệt đối với những cây hoa muốn nở đúng vào dịp Tết thì những bóng đèn vàng ấm áp là điều không thể thiếu trong quá trình chăm sóc cây.

cây xanh



Trồng húng quế theo cách thủy canh đơn giản mà ngon miễn chê

Húng quế là một trong những loại thảo mộc không chỉ thơm ngon mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cũng như xuất hiện trong các bài thuốc dân gian trị khó tiêu, đầy hơi, chóng mặt,… rất hiệu quả. Húng quế có mùi hơi hăng, ăn kèm với các món như thịt vịt, bún bò Huế, phở hoặc ăn kèm với các loại rau sống để tăng mùi vị cho món ăn. 
 
 
Húng quế là thảo mộc không chỉ thơm ngon mà còn nhiều dinh dưỡng.
 
Húng quế rất dễ trồng, không chỉ trồng trên đất mà còn có thể áp dụng cả phương pháp thủy canh nữa. Chính vì vậy, nó rất thích hợp cho những gia đình không có nhiều diện tích sân vườn. Vẻ tươi xanh của húng quế khi được trồng trong cốc nước còn có thể trang trí cho góc bếp nhỏ của các bà nội trợ thêm xinh xắn.
 
 
Không chỉ trồng trên đất mà có thể áp dụng cả phương pháp thủy canh.

Dưới đây, mời bạn cùng chúng tôi tham khảo cách trồng thủy canh húng quế nhanh gọn, hiệu quả nhé!

Chuẩn bị: 

Rất đơn giản, bạn chỉ cần chọn mua các nhánh húng quế xanh tốt, chúng dễ dàng được tìm thấy ở chợ, siêu thị, một chiếc kéo và lọ thủy tinh (hoặc bát, cốc uống nước…) đều được cả.

Tiến hành:

Để tiến hành giâm húng quế, bạn dùng kéo cắt từ ngọn trở xuống khoảng tầm 5 - 9cm (tùy nhánh) để lấy phần lá non mới nhú ở đầu húng quế. Ngắt bỏ các lá thấp phía dưới, chỉ để lại vài phần lá non bên trên.
 
 
Dùng kéo cắt từ ngọn trở xuống khoảng 5 - 9cm để lấy phần lá non mới nhú.
 
 
Ngắt bỏ các lá thấp phía dưới, chỉ để lại vài phần lá non bên trên.

Sau khi ngắt lá thừa, bạn đặt nhánh húng quế vào một bát nước hoặc lọ / cốc nước sạch và để ở những nơi có nhiều ánh sáng như bậu cửa sổ, bậc thềm,… Tuy nhiên, nên lưu ý đặt ở nơi có sáng nhưng không phải ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Cây non sẽ dễ bị sốc nhiệt với nắng nóng gay gắt như thế.

Húng quế trồng bằng phương pháp thủy canh rất đơn giản, chỉ cần cung cấp đầy đủ ánh sáng, nước và đảm bảo độ sạch sẽ của bát/ cốc nước thì cây sẽ phát triển nhanh chóng. 
 
 
Cho nhánh húng quế vào nước sạch và thay nước thường xuyên.
 
Đặt ở nơi có sáng nhưng tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

Chăm sóc:

Xem xét mực nước cẩn thận, không để cây thiếu nước. Bạn cũng cần thay nước hàng ngày để húng quế luôn tươi tốt. Sau khoảng từ 5 - 7 ngày, bạn theo dõi sẽ thấy rễ non màu trắng bắt đầu mọc ra từ gốc nhánh húng quế. Mỗi ngày rễ sẽ xuất hiện nhiều hơn, hãy để cho chúng phát triển đến khoảng 5cm, tiếp tục thay nước mỗi ngày, quá trình này sẽ mất khoảng tầm 10-20 ngày từ lúc bắt đầu cho đến khi tận hưởng thành quả.
 
 
Sau 5 - 7 ngày, rễ non màu trắng bắt đầu mọc ra từ gốc nhánh húng quế.
 
 
Bạn cũng cần thay nước hàng ngày để húng quế luôn tươi tốt.

Thu hoạch:

Sau một thời gian, những nhánh ban đầu đó sẽ phát triển đầy đủ thành cây húng quế. Trong điều kiện thuận lợi, húng quế sẽ phát triển mạnh mẽ, nếu bạn cắt ngọn trên để ăn, vài ngày sau từ đó sẽ mọc ra những nhánh mới. Húng quế cung cấp vitamin A, K, C, cũng rất giàu canxi, sắt, magie,... và khoáng chất cần thiết rất tốt cho cơ thể. Mùi hương của chúng còn tạo cảm giác hưng phấn, hơn nữa còn xua côn trùng rất hiệu quả. 
 
 
Trong điều kiện thuận lợi, húng quế sẽ phát triển mạnh mẽ.
 
Nếu được, bạn hãy đầu tư những chiếc lọ thật đẹp với chất liệu thủy tinh trong suốt cùng màu sắc nổi bật. Vậy là căn bếp của bạn lúc nào cũng có loại thảo mộc thú vị này để các bà nội trợ ngắm nhìn và sử dụng khi cần đúng không nào? 
 
 
Những chiếc lọ với màu sắc nổi bật sẽ thích hợp để trồng quế làm đẹp.


Cách trồng 5 loại cây gia vị hay dùng mà chẳng cần đến hạt giống

Bạn sẽ cực kỳ ngạc nhiên trước sự sinh trưởng nhanh chóng cũng như cách trồng siêu dễ của 5 loạigia vị quen thuộc trong căn bếp hằng ngày. Các bà nội trợ còn chần chừ gì nữa, hãy nhanh chóng thử nghiệm cùng chúng tôi để bếp vừa xinh vừa không thiếu gia vị để dùng cả năm nhé!

1. Tỏi

Tỏi là gia vị không thể thiếu được trong bát nước chấm cũng như các món xào nấu. Như chúng ta đã biết, mầm tỏi mọc từ các tép tỏi, mỗi tép sẽ phát triển thành một cây con. Vì vậy, đừng vứt bỏ những tép tỏi mọc mầm mà hãy tận dụng chúng nhé! Cụ thể, khi tỏi bắt đầu mọc mầm, hãy đặt chúng vào một cái đĩa hoặc cốc với chút nước sạch. Khi mầm tỏi nhô tương đối cứng cáp, bạn có thể trồng chúng vào chậu cảnh nho nhỏ, lấp đất kín các tép tỏi. Rễ tỏi sẽ phát triển nhanh và mạnh nếu gặp thời tiết thuận lợi, ấm áp.
 
 
Tỏi là gia vị không thể thiếu khi chế biến nước chấm và các món ăn.
 
 
 
Vì vậy, đừng vứt bỏ những tép tỏi mọc mầm mà hãy tận dụng chúng nhé!

2. Sả

Chuẩn bị vài nhánh sả tươi còn gốc, cắt bỏ phần ngọn, ngâm nhánh sả (độ dài khoảng 10 - 15cm) vào cốc nước hoặc lọ đựng. Lưu ý đặt ở nơi thoáng mát, có ánh sáng mặt trời như cạnh cửa sổ chẳng hạn. Sau khoảng 2 ngày, sả bắt đầu ra rễ và rất nhanh thôi, 1 tuần sau sẽ xuất hiện lá. Cứ vài ngày thì bạn tiến hành thay nước sạch một lần, khoảng 2 tuần thì nhánh sả sẽ ra đầy đủ rễ và lá. Sau đó bạn di chuyển chúng vào chậu đất bé xinh đặt trong bếp, vừa trang trí vừa có thể sử dụng sau 3 tuần. Ngoài ra, sả còn một công dụng nữa là xua đuổi côn trùng đấy!
 
 
Tự trồng sả vừa thơm ngon vừa có tác dụng đuổi côn trùng trong bếp.
 
 
 
Nếu cung cấp đủ nước, sả mọc rễ và lá rất nhanh, sau 3 tuần có thể thu hoạch.

Để hành tây mọc rễ và lên lá tốt, các bà nội trợ cần chọn củ tươi, phần gốc có rễ không trầy xước. Bạn cắt rời thành 2 phần, một phần để chế biến, phần gốc nhỏ còn lại ngâm vào nước sạch. Sau khoảng 7 ngày, phần rễ cũ sẽ mọc dài và có màu trắng. Hành tây có sức sống mạnh mẽ, rất dễ “tái sinh” và lên củ. Có người còn sáng tạo bằng cách lột nhẹ lớp vỏ ngoài của hành tây rồi vẽ hình các gương mặt biểu cảm để trang trí góc phòng nhỏ. Rất thú vị đúng không nào? Nếu không trồng trong cốc nước cũng có thể trồng vào chậu đất theo cách truyền thống. Đất trồng tơi xốp, thoáng, dễ thoát nước, độ pH trung tính sẽ thích hợp hơn cả.
 
 
Hành tây mua về phần để chế biến, phần có gốc tận dụng để “tái sinh”.
 
 
 
Hành tây có sức sống mạnh mẽ, rất dễ “tái sinh” và lên củ trong nước sạch.

Hành lá được xếp vào loại dễ trồng nhất để chị em có thể tập tành thử nghiệm ngay trong bếp. Khi mua hành về, bạn giữ lại phần rễ và khoảng 3cm phần ngọn ngon. Dùng một cốc thủy tinh chứa nước sạch, ngâm chúng vào và để ở nơi có ánh sáng. Chỉ sau vài ngày, phần hành bị cắt ban đầu sẽ nhanh chóng mọc lại phần lá xanh tươi mơn mởn. Quá đơn giản đúng không nào? Các bà nội trợ chỉ việc tiện tay cắt phần ngọn để chế biến món ăn, phần gốc hành trong cốc nước lại tiếp tục trồng. Màu xanh tươi của lá hành trông cũng xinh xắn, nổi bật trong bếp đấy chứ!
 
Hành lá được xếp vào loại dễ trồng nhất để bạn thử nghiệm ngay trong bếp.
 
 
 
 
Sau vài ngày, phần hành bị cắt sẽ mọc lại phần lá xanh tươi mơn mởn.

5. Gừng

Gừng tươi không chỉ mang lại hương vị đặc trưng cho món ăn mà còn có công dụng chữa bệnh. Trông gừng không hề khó, chị em hoàn toàn có thể áp dụng các bước sau. Đầu tiên, chọn giống gừng nhỏ để có vị cay thơm và chiều cao vừa phải, thích hợp để trồng trong nhà. Bẻ lấy một phần củ còn tươi khoảng 3 cm, để cho khô bề mặt. Ngâm gừng bằng nước ấm, để qua đêm rồi giâm vào chậu, lưu ý đất phải tơi xốp, nhiều mùn, thoát nước tốt. Đặt chậu ở nơi nắng ấm vì gừng không hợp với không khí lạnh. Tưới nước nhẹ, 2-3 lần/ngày, sau 20 ngày củ gừng sẽ ra mầm. Khi cây gừng ra nhiều lá thì tưới đẫm 1 lần/ngày. Cây bước vào giai đoạn trưởng thành sẽ cao từ 0,6 - 1,2 m, sau vài tháng có thể thu hoạch.
 
 
Gừng mang hương vị đặc trưng cho món ăn và còn có công dụng chữa bệnh.
 
 
 
Trông gừng không hề khó, chị em hoàn toàn có thể áp dụng cách thức này.