Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Học bí kíp trị sâu bệnh của bà mẹ trẻ để vườn rau lớn nhanh như thổi

Từ khi có con gái nhỏ, chị Võ Thị Thu Hạnh (Đăk Nông, Tây Nguyên) bắt đầu nghĩ đến việc trồng rau củ, quả sạch mặc dù công việc khá bận rộn. Hằng ngày chị nghe khá nhiều những thông tin về thực phẩm bẩn nên khá lo lắng khi mua rau ở chợ. Vì vậy, chị quyết định cùng chồng tận dụng mảnh đất nhỏ trước nhà để tạo nên khoảng vườn xanh tươi, mát mắt như hiện tại.
Một góc vườn xanh um rau cỏ nhà chị Hạnh.
Chị sử dụng lưới cước để trồng các loại rau quả leo như bầu, bí, mướp. Bí xanh đến mùa thu hoạch cũng là lúc chị tháo dỡ dây leo để trồng bí đỏ và bầu canh.
Bầu canh và bí đỏ bắt đầu leo giàn.
Rau mồng tơi xanh um chuẩn bị leo lên tường rào.
Dền xanh lá nhọn gieo hạt được 18 ngày đã tươi tốt xanh cả một góc vườn.
Khi bắt đầu trồng, khu đất nhà chị Thu Hạnh khá nhiều sỏi đá, khô cằn, thêm thời tiết nắng nóng nên cũng gặp khá nhiều khó khăn. Cây rau bị sâu rầy, khô héo và nhanh già. Sau những thất bại ban đầu, chị bắt đầu đầu tư kỹ lưỡng hơn bằng việc tham khảo các phương pháp trồng rau sạch trên internet, tìm những cách phù hợp với điều kiện kinh tế để có thể dễ dàng áp dụng.
Hệ thống tưới nước nhỏ giọt giúp chị Hạnh không mất nhiều thời gian để tưới nhưng rau vẫn luôn xanh tốt.
Chị thường dùng một thùng nhỏ có nắp đậy kín, hằng ngày ra chợ xin ruột cá mang cá về cho vào, rắc 1 ít trichodemar cho mau phân huỷ, sau 1 tháng chắt lấy phần nước dưới đáy thùng ra chai nhỏ, cách 5 ngày pha loãng tưới cho rau 1 lần.
Đối với rau ăn lá thì cách khoảng 10 ngày trước khi thu hoạch chị Hạnh thường ngưng tưới đạm.
Dưa chuột chịu nhiệt ra khá nhiều quả.
Đối với các loại rau quả thì từ khi cây ra hoa chị đã ngưng tưới đạm và chỉ tưới nước hoàn toàn cùng nước vo gạo để nuôi quả.
Giàn đỗ sai quả và xanh tốt.
Đầu tiên, chị Hạnh cùng chồng xử lý đất bằng cách cuốc một lớp đất sâu, rải vôi phơi nắng 1 tuần để ấu trùng và vi khuẩn có hại trong đất bị triệt tiêu. Bước này giúp đất khỏe hơn, khi trồng rau cũng hạn chế được sâu bệnh. Đồng thời, do đất Tây Nguyên khá khô cằn nên chị đã sử dụng bình nhựa hoặc thùng sơn, đục lỗ và đặt xuống đất. Hằng ngày chị thường đổ rác thải hữu cơ vào thùng để thùng phân hủy và ngấm ra đất. Cách này giúp vườn cây trồng luôn đảm bảo chất dinh dưỡng. Ngoài ra chị Hạnh còn dùng phân bò và vỏ cà phê ủ hoai trộn thẳng vào đất. Bên cạnh đó, chị còn thiết kế hệ thống tưới nước nhỏ giọt tránh việc cây bị khô hạn, héo rũ như ban đầu.
Xà lách carol cũng tốt tươi, sau 20 ngày xuống giống đã bắt đầu cuộn lá.
Xà lách rất dễ sống và làm được nhiều món ngon nên chị Hạnh trồng khá nhiều.
Hai cây ớt trong vườn cũng rất sai quả.
Thành quả của bà mẹ trẻ sau một lần thu hoạch.
Đối với ốc sên và sâu, chị đối phó bằng cách khá đơn giản. Đó là sử dụng công thức: 1 kg tỏi, 1 kg ớt, 1 kg gừng và 3 lít rượu. Sau đó giã tỏi, ớt, gừng rồi đem ngâm trong các chum hoặc thùng kín, không nên để thùng ngâm ở những nơi quá nắng nóng, hoặc để hở, tránh làm bay mất hơi rượu. Thời gian ngâm nguyên liệu ớt, tỏi, gừng với rượu là 15 ngày, với mục đích cho các chất gây cay có trong nguyên liệu trộn đều vào rượu. Như vậy, tỷ lệ các chất gây cay trong dung dịch ngâm sẽ có nồng độ đậm đặc nhất, tốt cho việc tiêu diệt sâu hại.
Thông thường, chị lấy khoảng 240 ml hỗn hợp pha vào 16 lít nước. Dung dịch này chị có thể để lâu dùng dần từ 4 - 5 tháng và diệt sâu ở mật độ thấp. Thường thì chị phun cho rau lúc mới trồng và 1 tháng tuổi là tốt nhất. Chị cũng lưu ý không dùng dung dịch với các cây họ đậu. Ngoài cách này, hàng đêm chị vẫn soi đèn bắt sâu để diệt trừ ngay khi chúng mới ở trong trứng.
Học bí kíp trị sâu bệnh của bà mẹ trẻ để vườn rau lớn nhanh như thổi
Cải thảo chị trồng từ hạt, sau 2 tháng lá bắt đầu cuộn búp.
Được cung cấp chất dinh dưỡng hợp lý nên lá cải thảo khá to.
Luống cải bẹ cũng tươi tốt.
Chị Hạnh thường cắt lá nấu canh.
Rau muống cũng được chị gieo từ hạt.
Sau cơn mưa ra muống tốt tươi, xanh rì.
Su hào chuẩn bị thu hoạch.
Với các loại rệp, bướm hại bắp cải, bét, ruồi hại cà chua, ve, bọ bay màu trắng, bệnh chết cây non do quá nhiều nước, bệnh tàn rụi muộn, bệnh đốm lá cà chua... chị lại sử dụng hành tăm. Vì hành tăm có tác dụng chống nấm, trừ sâu, xua đuổi sâu bọ nhẹ. Chị cũng đưa ra công thức như sau: 10 - 100 gr củ hành tăm giã nhỏ với 1 lít nước, để trong thùng có nắp 4 - 7 ngày trước khi phun.
Bắp cải được chị Thu Hạnh bón phân hữu cơ từ rác tự ủ nên cũng tốt tươi.
Chị Hạnh chia sẻ súp lơ khá dễ trồng. Chỉ cần ươm hạt, cấy luống rồi hằng ngày tưới nước là rau xanh tươi tốt. Trong quá trình trồng chị Hạnh cũng chưa gặp sâu bọ bám trên cây.
Chị chỉ bón phân khi mới bắt đầu trồng, chỉ một thời gian ngắn là có ngay súp lơ sạch cho bữa ăn gia đình.
Chị cũng trồng vài cây chè xanh để uống nước hàng ngày và tắm cho con. Khi thân chè già chị Hạnh cưa gốc chỉ chừa lại 1 đoạn khoảng 1 gang tay.
Hàng ngày chị tưới nước, sau thời gian ngắn là chè lại đẻ nhánh, mọc lá xanh tươi tốt um tùm


                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgRd64vselF9NrKCDiaen7qypKDfAPaNuIiix7tgwKj_-cWt5HFX8ZGclsl-zwsdSnPOGoFCChngCBDSlsTbIZ_YgNvPzvAVDduPzchL5MSuYTiMJZ7KrHZPVBcbFFVTTjNIFIv0KlN8i4/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408  

Chăm sóc cây bí bằng phân bón Văn Điển

Bí đao (bí xanh) không chỉ trồng làm rau mà còn có nhiều ứng dụng trong công nghệ thực phẩm, giải khát, mỹ phẩm và y học… Để thâm canh bí đao hiệu quả, bà con có thể tham khảo một số vấn đề về kỹ thuật trồng và chăm sóc như sau:
a. Làm đất và lên luống:
- Có nhiều kiểu trồng bí như bò lan, trồng giàn luống nhỏ như dưa chuột, trồng giàn kiểu dây thép như mướp. Các chân đất vàn thấp, khó thoát nước nên trồng kiểu giàn. Trồng giàn cho năng suất cao hơn trồng bò.
- Với kiểu bò lan: Tạo luống rộng khoảng 4-5m, rãnh luống 40-50cm.
- Bí leo giàn lên luống rộng hơn dưa chuột, 1,2-1,3m mặt luống, trồng 700 cây/sào, cắm giàn chữ A như dưa chuột.
b. Bón phân và chăm sóc:
-Bí đao sinh trưởng phát triển rất mạnh, chỉ trong 3-4 tháng đã cho khối lượng thân lá rất lớn với hàng tấn quả trên 1 sào. Trong khi bộ rễ trụ phát triển không mạnh, sức chống chịu sâu bệnh yếu nên bí đao cần thâm canh cân đối các chất dinh dưỡng,  nhất là các chất trung, vi lượng.
 cham soc cay bi bang phan bon van dien hinh anh 1
Các loại NPK của Văn Điển giúp cây bí phát triển cân đối, đậu quả nhiều, thịt quả chắc, không chua. Ảnh: T.L
 Phân bón Văn Điển các loại NPK 5 :10 :3 dạng viên có hàm lượng N5%. P2O5 10%, K2O 3%, Mg 9%, SiO2 14%, CaO 15% và các chất B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo … , tổng hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây bí trên 60%; loại NPK 12 :5 :10 dạng viên có hàm lượng N12%, P2O5 = 5%, K2O 10%,   Mg2%, SiO2 4%, CaO5%.... và các chất B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo … , tổng hàm lượng các chất dinh dưỡng gần 50%. Các chất dinh dưỡng trên giúp cây bí phát triển cân đối, đậu quả nhiều, thịt quả chắc, không chua; vỏ quả cứng, giúp quá trình vận chuyển và bảo quản bí thuận lợi.
Khi chuẩn bị trồng bí, bà con nên ủ phân hữu cơ, phân chuồng trước khi trồng 25-30 ngày. Vì rễ bí ăn ngang nên có thể bón phân theo hốc, với lượng khoảng 3-5 tạ phân chuồng và 20-25kg  NPK 5-10-3/sào. Rải đều NPK  xung quanh vị trí đặt bầu (bón kiểu vành rế), bón phân chuồng ủ mục lên trên rồi lấp đất phủ kín phân.
- Trồng khi cây con được 2-3 lá, đặt nông rồi vun đất, ấn nhẹ rồi tưới nước cho liền thổ. Mỗi luống trồng 2 hàng, cách mép luống 30-40cm, cây cách cây 25-30cm, nếu làm bầu to, mổi  bầu 2 cây thì trồng hốc cách hốc 50-60cm. Như vậy, 1 sào trồng được khoảng 500  cây.
- Với trồng leo giàn, cây cách cây 60cm, hàng cách hàng 75-80cm, mỗi sào 700 cây.
- Để cây nhanh bén rễ và ra lá mới, tuần đầu sau trồng cần tưới thúc liên tục 2-3 ngày/lần bằng nước phân lợn ngâm thêm lân, hòa loãng. Mỗi lần tưới hòa thêm 1 thìa to đạm cho 1 thùng 10 lít. Dặm các cây mất khoảng.
Giai đoạn cây có 5-6 lá và ngả ngọn bò, bón thúc mỗi sào 7-10kg NPK 12:5:10 để thúc cây vươn lóng và ngoi ngọn. Bón xa gốc 15-20cm, xới nhẹ kết hợp vun gốc. Giai đoạn quả  non, mỗi sào bón thúc 5-7kg NPK 12:5:10 để nuôi quả và lấy lứa hoa tiếp theo.
Lưu ý:
-Khi dây dài 50cm, dùng đất chặn ngang đốt, cách 1-2 đốt lại chặn để cây bí ra rễ bất định, tăng khả năng thu hút chất dinh dưỡng nuôi quả sau này, cứ 3-4 ngày lại chặn 1 lần, hướng ngọn bí ở hàng này bò sang hàng kia. Sau đó rải rơm rạ vừa để tránh lật dây, vừa tránh quả tiếp xúc trực tiếp với đất.
- Nếu trồng bí leo giàn cũng phải cho bí bò 30-50cm và hướng cho ngọn bí bò từ gốc này sang gốc kia sau đó mới nương dây cho leo giàn. Khi nương dây cho leo giàn cần để dây ở tư thế tự nhiên, không lật úp hoặc vặn dây.
-Dùng rơm rạ, dây chuối buộc ngọn vào giàn. Chú ý buộc ở phía nách lá. Bắt dây chéo cho đều giàn và khỏi che rợp hoa quả. Giàn cắm chéo để tranh thủ không gian, tận dụng hợp lý ánh sáng. Mỗi cây để 1-2 nhánh chính. Đặt cho cuống quả nằm đúng vào chỗ giao nhau của 2 cây dóc để khi quả lớn không xô dây, tụt giàn. /.

                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgRd64vselF9NrKCDiaen7qypKDfAPaNuIiix7tgwKj_-cWt5HFX8ZGclsl-zwsdSnPOGoFCChngCBDSlsTbIZ_YgNvPzvAVDduPzchL5MSuYTiMJZ7KrHZPVBcbFFVTTjNIFIv0KlN8i4/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408  

Vườn rau sạch xanh mướt trên sân thượng của bà mẹ 1 con

Đa dạng các loại rau củ quả
Thấy việc trồng rau sạch không khó, chị Kim Hạnh (25 tuổi, Tp.Hồ Chí Minh) đã quyết định đầu tư kinh phí và thời gian trồng đủ các loại rau của quả. Chị cho biết: “Thuở đầu, mình có trồng vài thùng rau sạch cho con trai ăn dặm. Sau đó, mình trồng đa dạng hơn các loại để cung cấp rau sạch cho cả gia đình. Đặc biệt, chăm sóc rau giúp mình giải tỏa căng thẳng sau giờ làm việc mệt mỏi”.
Xung quanh khu chị Hạnh ở toàn nhà cao tầng, ít nắng. Vì vậy, chị phải tận dụng mảnh sân thượng rộng chừng 40m2 để trồng rau. Đến nay, khu vườn đã chật kín những thùng xốp, giỏ treo hội tụ đủ các loại rau quả.
 vuon rau sach xanh muot tren san thuong cua ba me 1 con - 1
“Hút hồn” vườn rau sạch trên sân thượng của bà mẹ 1 con
Sài Gòn có 2 mùa khí hậu. Vì vậy, mình trồng nhiều loại rau quả, mỗi loại một ít sao cho những bữa ăn được đa dạng thực phẩm, điển hình là bí đao, bầu hồ lô, dưa leo, rau muống, cải xanh, xà lách, đậu que, đu đủ,… và một số cây gia vị. Bên cạnh đó, mình có thiết kế chuồng nuôi gà, chim bồ câu trên sân thượng​”, chị Kim Hạnh kể.
Trồng rau quả cần có kỹ năng nông nghiệp
Thời gian đầu trồng rau, chị Hạnh vướng phải nhiều khó khăn, từ khâu vận chuyển đất đến kinh nghiệm chăm sóc. Chị cho hay, vợ chồng chị phải vác từng bao đất dinh dưỡng tribat từ dưới lên tận tầng 3. Tiếp đó, trộn đất với phân trùn quế, phân gà ủ hoai mục và dưới đáy thùng lót ít xơ dừa để giữ nước. Hơn nữa, nhà có con nhỏ nên vợ chồng chị phải tranh thủ lúc bé ngủ để làm.
 vuon rau sach xanh muot tren san thuong cua ba me 1 con - 2
Thời gian đầu trồng rau, chị Hạnh vướng phải nhiều khó khăn, từ khâu vận chuyển đất đến kinh nghiệm chăm sóc
Do thời tiết Sài Gòn nắng nóng khiến cây dễ mất nước, chị Hạnh đã thiết kế hệ thống tưới nước nhỏ giọt để giữ nước và giúp bộ rễ thoáng khí. “Hồi đầu, mình không rõ thuộc tính của cây nên loại cây leo trồng trong thùng chỉ ra lá mà không bói hoa cho quả. Ngoài ra, lỗ thoát nước ở dưới đáy thùng nên đất luôn khô. Qua tìm hiểu, mình có thiết kế hệ thống tưới nước nhỏ giọt bằng cách lấy vỏ thùng nước uống hay chai nước lọc cỡ to đục lỗ rồi cắm dây truyền đạm vào. Nhờ đó, cây lên tốt và luôn xanh mướt”, chị Hạnh hướng dẫn cách làm hệ thống tưới nước nhỏ giọt.
Chia sẻ cách chăm sóc rau quả, chị Hạnh cho biết: “Thường, mình tưới nước cho rau vào buổi sáng sớm và chiều mát. Đối với cây ăn lá, mình bón phân trùn quế cho đến khi rau ra 4-5 lá, sau đó chỉ tưới nước sạch. Còn cây ăn trái, mình bón phân 2 lần vào lúc 4-5 lá và ra hoa”.
 vuon rau sach xanh muot tren san thuong cua ba me 1 con - 3
Do thời tiết Sài Gòn nắng nóng khiến cây dễ mất nước, chị Hạnh đã thiết kế hệ thống tưới nước nhỏ giọt để giữ nước và giúp bộ rễ thoáng khí
 vuon rau sach xanh muot tren san thuong cua ba me 1 con - 4
Thường chị Hạnh tưới nước cho rau vào buổi sáng sớm và chiều mát
 vuon rau sach xanh muot tren san thuong cua ba me 1 con - 5
Nhờ đó, rau của chị luôn xanh tốt và cho tàu lá to
 vuon rau sach xanh muot tren san thuong cua ba me 1 con - 6
Bí đao được trồng trên giàn với hệ thống tưới nước do chị Hạnh tự tay thiết kế
 vuon rau sach xanh muot tren san thuong cua ba me 1 con - 7
Cậu con trai đang giúp mẹ Hạnh tưới nước cho rau
 vuon rau sach xanh muot tren san thuong cua ba me 1 con - 8
Những quả dâu tay sắp chín tắm mình dưới ánh nắng chiều
 vuon rau sach xanh muot tren san thuong cua ba me 1 con - 9
Dưa chuột sạch bắt đầu bói hoa cho quả ngon
 vuon rau sach xanh muot tren san thuong cua ba me 1 con - 10
Rau mồng tơi xanh non, bản to
 vuon rau sach xanh muot tren san thuong cua ba me 1 con - 11
Các giống cải được trồng xen kẽ  trong thùng xốp
 vuon rau sach xanh muot tren san thuong cua ba me 1 con - 12
Cà chua bi rộ mùa chín quả bóng đỏ
 vuon rau sach xanh muot tren san thuong cua ba me 1 con - 13
Rau- cà chua- trứng gà sạch khi  thu hoạch
 vuon rau sach xanh muot tren san thuong cua ba me 1 con - 14
ưcó
Ngoài ra, chị Hạnh có thiết kế chuồng nuôi chim bồ câu....
 vuon rau sach xanh muot tren san thuong cua ba me 1 con - 15
...gà sạch trên sân thượng


                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgRd64vselF9NrKCDiaen7qypKDfAPaNuIiix7tgwKj_-cWt5HFX8ZGclsl-zwsdSnPOGoFCChngCBDSlsTbIZ_YgNvPzvAVDduPzchL5MSuYTiMJZ7KrHZPVBcbFFVTTjNIFIv0KlN8i4/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408