Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Trồng hoa kiểng treo theo phong cách Nhật Bản

Có thêm một cách trồng cây mà chúng ta có thể tự làm để trang trí thêm xinh cho ngôi nhà của mình.
Những vật liệu chúng ta cần
- Than bùn
- Đất akadama (loại đất trồng cây bonsai)
- Cây trồng nhỏ: dương xỉ, cỏ rêu và các loại cây dây leo nhỏ khác
- Rêu khô, dây
- Kéo
Chúng ta thực hành thôi.
Bước 1:
- Đầu tiên, lấy cây trồng ra khỏi túi và làm sạch đất bên ngoài bộ rễ cây.Bước 2:
- Tiếp theo, trộn than bùn và đất akadama theo tỷ lệ 7:3 rồi vo thành viên tròn như thế này nhé!Bước 3:
- Tùy thuộc độ lớn của bộ rễ cây trồng mà chúng ta nặn viên hỗn hợp đất akadama và than bùn cho phù hợp.Bước 4:
- Giờ thì đặt rêu khô xung quanh bộ rễ cây và dùng dây cột chặt lại.Bước 5:
- Tạo lỗ nhỏ vừa với bộ rễ cây trên viên đất (đã làm ở bước 2) rồi nhẹ nhàng đặt bộ rễ vào trong và nén thêm đất lên trênBước 6:
- Cuối cùng, phủ rêu hoặc trồng cuốn thêm cây dây leo bên ngoài để bao phủ viên đất.
Lưu ý: Để duy trì độ ẩm cho cây, mỗi ngày  dùng bình xịt một lần vào sáng sớm là được vì đất akadama có khả năng giữ nước và không làm úng cây rất tốt đó!
Cùng chiêm ngưỡng thành quả nào!
Treo cây này ở cửa sổ phòng và tha hồ ngắm nhìn nhé!
Trồng hoa kiểu này cũng đẹp lắm í!
 Có thể treo hay đặt bàn tùy thích nghen.

Hồng Đà lạt

Tên khoa học Rosa hybrida Hook. (họ Rosaceae). Hoa hồng có nguồn gốc từ Trung quốc, được trồng ở Đà lạt từ khá lâu, năm 1958 đã nhập các giống trồng trọt mới và phổ biến rộng rãi với mục đích khai thác hoa cắt cành. Những vùng trồng nhiều hoa hồng tại Đà Lạt là Nguyên Tử lực – phường 8, Thánh mẫu – phường 7 , Thái phiên – phường 12, Vạn thành – phường 5, Chi Lăng – phường 9 … và rãi rác ở nhiều khu vực khác. Giống hoa hồng được trồng trong những năm 1960.
Hồng vàng Đà lạt
Màu đỏ: Nume’ro-un, Schweitzer, Rouge Meillend, Michele-Meillend, Hélène Valabrugne, Charlers Mallerin. Brigiite Bardot, Brunner.
Màu hồng: Caroline testout, Betty Uprichard.
Màu vàng: Quebec, Mme A.Meilland, Hawaii, Diamont.
Màu trắng: Reine Des Neiges, Sterling Silver
Hai màu: J.B Meilland, Mme Dieytoné, Président Herbert Hoover.
Giống làm rào trang trí: Premevère, Gloire de Dijon, Climbing, Caroline Testont, Etoile de Hollande…
Giống hoa hồng được nhập nội trong những năm 1990:
Màu đỏ: Grand Galla, Amadeus, Red Velvet.
Màu vàng: Pailine, Alsmeer Gold.
Màu trắng: Supreme de Meillend, Vivinne
Các màu khác : Sheer Bilss, Jacaranda, Troika….
Hiện nay kỹ thuật canh tác hoa hồng được nâng lên khá cao, hoa hồng đã được tổ chức canh tác trong nhà có mái che nên chất lượng hoa rất tốt và đáp ưng được yêu cầu của thị trường tiêu dùng.
Hồng màu đỏ
Hồng màu trắng
Hồng màu vàng
Màu hồng phớt
Màu hồng
Hồng 2 màu

Hoa hồng leo

Được người Pháp di thực sang  Đà Lạt vào những năm 30 của thế kỷ trước, hoa hồng leo (tên khoa học là Rosa spp thuộc họ Rosaceae) với các màu trắng tinh khôi, hồng phơn phớt, đỏ pha cam… nhanh chóng thích nghi với khí hậu và thổ nhưỡng Đà Lạt tạo nên nét duyên mới cho miền đất cao nguyên.
Tuy nhiên, sau gần trăm năm, hồng leo gần như đã thành giống hoa bản địa và dần bị thoái hóa, trở nên khó tính nên người dân ngại trồng. Loài hoa này ngày càng vắng bóng, đặc biệt là hoa màu trắng.
Tiến sĩ Hà Ngọc Mai đã lặn lội khắp vùng ngoại ô để sưu tầm một số hom hoa hồng leo trắng về nhân giống rồi trồng tại biệt thự số 9 Phù Đổng Thiên Vương để bổ sung cho bộ sưu tập các loài hoa màu trắng của mình.
Biệt thự tọa lạc ở quãng giữa con đường từ Trường Đại học Đà Lạt về ký túc xá và ngược lại nên sắc trắng tinh khôi như trang vở, như màu áo học trò của hoa hồng leo khiến nhiều sinh viên ngẩn ngơ. Có em vào tận biệt thự xin hoa về trang trí cho góc học tập của mình. Tiến sĩ đã giâm khá nhiều cành cho bạn bè cũng như tặng hom cây để người dân Đà Lạt tạo dáng cho giàn hoa hoặc bờ rào.
Dẫu không phải là hoa thương phẩm nhưng hồng leo đẹp chẳng kém các loài hồng cao cấp, hương hoa thơm hơn tường vi nên thu hút nhiều loài bướm, ong…

Hồng tỉ muội

Hình minh họa
Đi học về, Ti bắt gặp một chậu Hồng Tỉ Muội đơm đầy hoa trắng đặt trên chiếc ghế gỗ nâu bóng cạnh bàn viết. Nó reo lên:
          – Ôi, thích quá!
          Ti nghĩ ngay đến cô Tâm. Chắc là cô tặng nó. Các bạn của mẹ, đâu có ai yêu hoa bằng cô ấy.
          Trong vườn nhà cô Tâm ngát xanh màu lá, thơm lừng hương hoa. Những cây kiểng đã làm cho ngôi nhà cổ kính, mái ngói rêu phong, tường xám xịt trở nên hấp dẫn. Nhất là những đứa trẻ như Ti. Hôm nay, mẹ dắt Ti đến thăm bà Tư , mẹ cô Tâm bị ốm. Ti mới khám phá ở giữa lòng thành phố lại có một mảnh sân con nuôi dưỡng bao nhiêu là hoa lá. Ti ngẩn ngơ trước sắc màu rực rỡ. Ti thích nhất là Hồng Tỉ Muội. Những đóa hoa bé xinh , chỉ nhỉnh hơn cúc áo ấm một chút. Ti lén ngắt một đóa cài lên tóc. Đúng lúc mẹ và cô Tâm bước ra sân nhìn thấy. Mẹ đỏ bừng mặt vì giận. Còn cô Tâm lại cười xòa, cô bảo:
- Tóc chấm vai, cháu cài hồng Tỉ Muội
Cháu mỉm miệng cười bối rối lòng cô.
Mẹ phì cười:
- Xuất khẩu thành thơ hả? Tài ghê!
Cô Tâm lắc đầu :
          – Tài gì đâu, Tài làm dở những câu ca dao thì có.
          Quay sang Ti, mẹ trừng mắt:
          – Sao chưa chịu xin lỗi cô.
          Ti xụ mặt, vòng tay lễ phép :
          – Con xin lỗi cô.
          Cô Tâm xoa đầu Ti:
          – Con lỗi gì?
          – Dạ… lỗi chưa xin phép đã hái hoa của cô.
          – Bé Ti biết vậy là quý lắm rồi. Thôi, ném lỗi của con ra sân đi, vào nhà cô lấy kem chuối cho con ăn.
Hình minh họa
Tưởng cô Tâm giận, nào ngờ hôm nay cô tặng cả chậu hoa cho Ti. Nó nâng chậu hoa lên ngang mày, tuyên bố:
          – Từ nay, mi là của ta. Phải trổ hoa hoài nghen. Phải làm đẹp góc học tập của ta nghen!
          Con bé mặc váy xanh dương đậm, áo tay phùng trắng đang lắc lư đầu. Hai bím tóc buộc nơ đong đưa. Nó trò chuyện với ai vậy kìa? Ti bước lại gần. Nó giật mình quay lại. giấu vội mấy nhánh Hồng Tỉ Muội ra sau lưng. Ti phóng nhanh vào nhà. Nó bàng hoàng khi thấy trong chậu hồng chỉ còn vài nụ bum búp. Mấy chỗ bị ngắt ngang trông như những vết thủng xuyên giữa khóm lá xanh mơn mởn. Tim Ti chợ nhói buốt. Đi học nhóm về đã gặp chuyện xui xẻo . Con bé đã ngắt trộm hoa của Ti. Phải cho nó một bài học.Tí vừa chạy trở ra vừa thét vang:
          –  Ê nhỏ! Sao dám ngắt hoa của ta vậy hả?
          Tay phải Ti giật phắt mấy nhánh hoa, tay trái vỗ mạnh vào mông con bé mấy cái:
          – Nè, cho chừa cái thói ăn trộm hoa. con bé khóc thét lên: ”Mẹ ơi…mẹ…”
          Từ trong nhà, mẹ và một người đàn bà lạ tất tả đi ra, hấp tấp hỏi:
          – Cái gì vậy, Ti?
          Con bé trộm hoa mếu máo:
          – Chị này đánh con.
          Ti sừng sộ:
          – Ai biểu nó hái hoa của con?
          Mẹ bối rối, chưa biết nói sao thì người đàn bà lạ quát con bé:
          – Tại sao con ngắt hoa của chị vậy hả?
          Đưa tay quệt nước mắt, con bé chu miệng:
          – Tại hoa đẹp. Con muốn hái hoa tặng ba.
          – Muốn vậy con phải xin phép chứ!
          – Có, con xin phép… chậu hoa rồi.
          Ti bụm miệng cười khúc khích. Hèn gì hồi nãy nghe nó lầm bầm gì đó trong miệng . Thì ra… Người mẹ ôm con vào lòng:
          – Ờ, cũng được, nhưng phải xin phép chủ chậu hoa chứ. Thôi xin lỗi chị đi con.
          Con bé lấm lét nhìn Ti. Nó vòng tay cúi đầu:
          – Em xin lỗi chị. Em không dám hái hoa của chị nữa.
          Mẹ bảo Ti:
          – Còn con, mau chào thím Út đi.Thím vừa chuyển về thành phố, đến thăm ba mẹ và con đó. Hồi con còn ẵm ngữa, thím thường trông chừng con cho mẹ đi chợ. Mẹ và thím là bạn thân ngày xưa. May sao, lại trở thành chị em bạn dâu. Bây giờ sắp được sống gần nhau.
          Ti ngỡ ngàng nhìn bé Mi. Đúng là đánh nhau u đầu mới nhìn bà con. Ti xấu hỗ quá! Nó nhớ đến cô Tâm. Phải chi Ti đối xử với bé Mi cũng như cô Tâm đối xử với nó, như ngày nó hái đóa Hồng Tỉ Muội. Ti cảm thấy mình chẳng rộng lượng chút nào. Làm sao để chuộc lỗi đây? Nó nghĩ ra một cách. Ti chạy vào nhà, bê chậu Hồng Tỉ Muội ra. Nói với Mi:
          – Mi ơi, chị yêu hoa lắm. Nhưng chị cũng thương Mi nữa. Chị tặng nó cho Mi đó. Thích không?
          Mi mỉm cười gật đầu. Những búp Hồng Tỉ Muội lung linh trong nắng.
Nguyễn Thị Mây

Phương pháp ghép cây hoa hồng

Hoa hồng là một loài hoa đẹp nhất trong các loài hoa, được xem là biểu tượng của tình yêu và niềm hạnh phúc, nhưng nó cũng là loại hoa khó trồng. Khó không phải ở chỗ trồng cho cây mọc lên mà làm thế nào cây hồng đó cho được những đóa hoa to đẹp.
Hồng có nhiều loại, từ loại hoa nhỏ như hồng tỉ muội, hồng quế, tường vi…đến những loại cho hoa to, màu đặc sắc như hồng nhung màu đỏ thẫm (đang là giống hồng chủ lực của thị trường hà nội), hồng vàng, hồng bạch, hồng phấn, hoa hồng B.B…Mỗi loại hoa hồng đều có vẻ đẹp, màu sắc riêng. Đó là những đóa hoa không thể thiếu trong các phòng khách, phòng tiếp tân và hơn nữa, chúng làm cho người tặng lẫn người nhận đều cảm thấy hạnh phúc.
Nhưng còn người trồng hoa hồng? Họ cũng có cảm nhận hạnh phúc, có khi còn nhiều hơn, vì đây là những cây hoa hồng mà họ chăm sóc, trổ hoa bắt đầu từ cách chiết hay ghép cành.
Các loại hoa hồng màu sẫm thường mọc mạnh hơn các loại hoa hồng màu nhạt.
Trừ các giồng hồng đia phương cho hoa không đẹp như hồng dây leo, hồng tỉ muội…nhưng lại có sức sống rất mạnh, thường được trồng bằng cách giâm cành còn đa số các giống hồng cho hoa lớn đều được gây giống bằng cách chiết hoặc ghép.
Cây hồng chiết mọc nhanh hơn, đâm cành nhiều nhưng hoa ít đẹp và không bền bằng cây hồng ghép. Phương pháp ghép mang lại nhiều ích lợi là ta có được những giống hồng quý hoa to ngay trên những giống tầm thường nhưng sức sống mạnh và đã thích hợp với thủy tổ địa phương. Hơn nữa ta có thể tạo ra nhiều giống hồng cho hoa khác nhau trên cùng một gốc ghép. Trong trường hợp này cần ghép mắt cây hồng có hoa yếu (màu nhạt) trước một thời gian rồi mới ghép mắt cây mạnh (hoa màu sẫm) sau. Thời gian thuận tiện cho việc ghép cây hoa hồng thường là vào mùa mưa và mùa xuân.
    Sau đây là những điểm chính của cách ghép hoa hồng:
Chọn gốc ghép:    Thường dùng giống tầm xuân (Rosa canina), hồng sen (Rosa indica), hay hồng chùm (Rosa Multiflora) làm gốc ghép, vì chúng là những giống hồng rất mạnh.
     Gốc ghép được chuẩn bị bằng cách cắt từng đoạn, giâm cho ra rễ, các nhánh phát triển khoảng 3 tháng là dùng để ghép được.
Chọn cành:
    Chọn cành vừa tuổi, từ 7 – 10cm tính từ mặt đất, trên cành này chọn chỗ không có gai, phía hướng đông, lau chùi bên ngoài vỏ cho sạch, rồi dùng dao thật bén rạch một đường ngang và một đường dọc thành chữ T.
Chọn mắt ghép:
    Trên cành của những giống hồng tốt mà ta muốn nhân giống, chọn cành tương đương gốc ghép và chưa mọc nhánh, bứt lá, chọn những mắt vừa nhú mầm và mập mạnh. Dùng dao bén gọt miếng vỏ gồm cả gỗ có mắt ở chính giữa, nhẹ tay tách vỏ ra khỏi phần gỗ sao cho đừng để mắt dính trên phần gỗ.
     Có thể cắt bớt 2 bên rìa phần vỏ này để vỏ vừa vặn với dấu rạch T ở gốc ghép.
Ghép mắt và chăm sóc:
     Đặt mắt vào gốc ghép sao cho phần vỏ có mắt đó vào giao điểm 2 đường rạch trên gốc ghép, mắt cách đường rạch ngang 0,5 – 1 cm là vừa. Dùng dây nilon buộc chặt và xuôi cho quá đầu vết vỏ rạch trên gốc ghép. Không nên buộc dây thành cục, dễ làm đọng nước nơi ghép. Khoảng 10 – 15 ngày sau tháo dây. Dùng dao lam tỉa bỏ các mầm mọc ở gốc ghép và phần dưới mắt ghép.
    Trời nắng phải thường xuyên che mát nơi ghép. Cần tưới nước thường xuyên cho mắt ghép.
    Khi mắt phát triển thành mầm được 10 – 12cm thì cắt cành chịu ghép (của gốc ghép) phía trên mắt từ 1 – 2cm.
     Dùng cây chói nhỏ và dây buộc gốc ghép, tránh lay động.

Kỹ thuật trồng hoa oải hương

Hoa oải hương (tên khoa học là Lavandula angustifolia) là một loại cây thuộc họ hoa Môi (Lamiaceae), tên tiếng Anh là lavender. Oải hương xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải, là loại cây bụi thường niên thường có màu tím đặc trưng và mùi thơm nồng. Từ thời Trung Cổ, nó đã được dùng làm hương liệu và thảo dược. Ngoài ra tinh dầu oải hương còn có tác dụng đuổi côn trùng, sát thương, thuốc an thần, chất kháng khuẩn.
Màu tím bạt ngàn và hương thơm nồng nàn của hoa oải hương đã trở thành huyền thoại. Nó xuất hiện rất nhiều trong thơ ca, điện ảnh, và văn học. Oải hương tượng trưng cho tình yêu nồng nàn và chung thủy.
Ngày nay oải hương trồng ở ở nhiều nơi và là loại cảnh phổ biến. Tuy nhiên ở nước ta vẫn còn rất hiếm và để có 1 bó lavender vẫn là niềm mơ ước. Do khí hậu nước ta không phù hợp nên khi trong phải được chăm sóc rất kỹ, và tuân theo kỹ thuật nghiêm ngặt
Màu tím bạt ngàn của cánh đồng hoa oải hương
Kỹ thuật trồng oải hương từ hạt
Oải hương là cây chịu nắng và chịu hạn cao, không ưa ẩm. Khí hậu quá ẩm hoặc quá nóng nước ta trong thì oải hương khó phát triển tốt, đòi hỏi phải chăm sóc kỹ. Các nước ôn đới thường bắt đầu gieo hạt vào mùa xuân. Vùng lạnh thì gieo vào tháng 4 – 6, hoặc trong nhà kính thì vào mùa đông. Do nước ta không quá lạnh nên ngoài bắc gieo vào mùa thu,  mùa đông, Đà Lạt, Sapa thì gieo quanh năm nhưng tránh mưa nhiều. Miền nam thì rất khó khăn nên gieo vào dịp tháng 11 – 12. Thời gian nảy mầm của oải hương rất dài từ 1 – 3 tuần, có khi 1 tháng. Nhiệt độ thích hợp 18 – 24 độ C, ánh sáng vừa phải.
Do một thời gian dài ngủ, hạt giống trước khi trồng nên được ngâm trong 12 giờ, và sau đó cho gibberellin ngâm hai giờ trước khi gieo. Đất san lấp mặt bằng trước khi trồng, tưới tiêu cho đến khi thấm nước, gieo hạt giống, và sau đó được phủ một lớp đất tốt, độ dày 0,2cm, phủ cỏ hoặc bộ phim nhựa để giữ ẩm của đất. Duy trì nhiệt độ 15 đến 25°C. Nếu bạn không có gibberellin có thể thời gian nảy mầm mất một tháng để nảy mầm. Ít hơn 15°C có thể mất từ 1 đến 3 tháng nảy mầm. Giai đoạn cây con phải chú ý đến tưới nước nhưng không quá nhiều, khi oải hương nảy mầm được 5 -10cm thì đem trồng
Hoa oai hương trồng trong chậu
- Đất: phù hợp với đất cát hơi có tính kiềm hoặc trung tính. Chú ý đến thoát nước phải tốt, nên làm gò đất cao rãnh trước khi trồng.
- Tưới nước: hoa oải hương không thích rễ thường xuyên giữ nước. Tưới nước vào buổi sáng để tránh ánh nắng mặt trời, tránh làm gẫy dập lá dễ gây hư hỏng, sinh sản của sâu hại và dịch bệnh.
- Ánh sáng: là cây ưa sáng nên cần rất nhiều ánh sáng mặt trời và môi trường độ ẩm thích hợp. Nên có ít nhất 50% ánh sáng của mặt trời che khuất trong mùa hè, tăng cường thông gió để giảm nhiệt độ môi trường xung quanh nhất là nước ta.
- Nhiệt độ: nhiệt độ tăng trưởng tốt nhất 15 đến 25°C và từ 5 ~ 30℃ có thể phát triển. Giới hạn nhiệt độ: 35℃ cao hơn 38 ~ 40 ℃ trên cùng của thân và lá màu vàng.Màu tím đặc trưng của oải hương (nguồn: internet)
- Bón phân: Oải hương chịu khắc nghiệt tốt, ít cần dinh dưỡng. Tuy nhiên để hiệu quả. Bón phân sẽ là bột xương trên mặt đất mỗi ba tháng một lần. Các cây con bón phân (20 – 20 – 20), cây trưởng thành bón hoa (20 – 30 – 20).
- Tỉa: sau thu hoạch hoặc sau 1 năm chúng ta cắt tỉa oải hương để cho cây phát triển tốt ở đợt sau. Vùng lạnh cắt tỉa hoàn toàn vào mùa đông, còn ở Việt Nam thì cắt khi hoa tàn.
Bạn là người yêu hoa! Vậy tại sao bạn không tự tay mình trồng oải hương tại nhà để có được loại hoa huyền thoại, đẹp và lạ này? Hay thử áp dụng những kinh nghiệm trên để có những bó hoa thật đặc biệt tặng cho người thương yêu,  chúc bạn thành công.

Hoa oải hương

Cây oải hương – Lavender là loại cây bụi thường niên có mùi thơm nồng , xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải. Tên khoa học của nó Lavendula từ tiếng Latin lavare có nghĩa là rửa (to wash).
Cây oải hương đã từng được biết đến cách đây hàng ngàn năm, từ thời Hy Lạp cổ đại. Người La Mã đã mang nó phổ biến ra khắp châu Âu, tất cả những nơi nào mà họ đặt chân đến, nhằm có tạo nên nguồn cung cấp dầu oải hương tại địa phương. Đây chính là một loại dược liệu thiên nhiên được ưa chuộng thời cổ đại. Người Hy Lạp và La Mã sử dụng nó pha vào nước tắm bởi hương thơm và khả năng chữa bệnh của oải hương.
Suốt thời Trung Cổ, nó được xem như là thứ thảo dược của tình yêu (herb of love).
Do mùi hương thơm sạch và tính chất đuổi côn trùng, nó là loại thảo mộc được ứng dụng rộng rãi. Nó từng được dùng để sát trùng vết thương trong thời chiến.
Oải hương cũng là một loại cây phổ biến trong vườn cảnh. Oải hương còn được gói trong những túi thơm để chống những con nhậy (cắn quần áo) và tạo nên mùi thơm cho căn phòng, quần áo.
Hàng thế kỉ nay, oải hương đã được dùng như một loại thảo mộc kẹp trong nhà bếp. Trà làm từ những bông hoa có tác dụng làm dịu cơn nhức đầu. Nước rửa mặt từ hoa oải hương kích thích tế bào phát triển và giúp chống mụn.
Oải hương cũng được dùng làm thuốc an thần, và cả chất kháng khuẩn. Oải hương có tính sát trùng mạnh, giúp làm lành vết thương, vết phỏng (được dùng nhiều trong thế chiến thứ nhất và thứ hai).
Suốt thế kỉ 13 và 14, oải hương được trồng trong khu vườn của những tu viện để dùng chữa bệnh. Những người làm găng tay ở Grasse (Pháp?) dùng dầu oải hương tạo mùi thơm cho da, vì thế mà người ta nói rằng họ ít bị những bệnh dịch.
Người ta bắt đầu mang oải hương bên mình để phòng ngừa bệnh. Còn có tập tục đặt những cành oải hương trong bàn tay người phụ nữ đang đau đẻ để mùi hương của nó cho họ sức mạnh và sự can đảm lúc vượt cạn.
Những bó hoa oải hương cũng được trao cho các cặp vợ chồng mới cưới để mang lại may mắn. Và rắc tung những bông oải hương khô trong nhà được cho là mang lại sự bình yên, hoà thuận.
Người ta cũng nói nhiều về những điều kì bí huyền hoặc của loài hoa này, như là cầm oải hương và hít nó sẽ làm bạn có thể nhìn thấy những hồn ma. Một nhành oải hương kết hợp với một nhành hương thảo (rosemary) là biểu tượng của sự trinh bạch.
Oải hương là một trong những loài thảo mộc thiêng liêng giữa mùa hè. Người ta nói rằng Đức Mẹ Đồng Trinh đã trải những chiếc tã quấn khăn cho em bé mới sinh của mình trên tấm thảm những bông hoa dại oải hương.
Tím lịm cánh đồng hoa oải hương

Những điều cần chú ý để trồng dưa leo đạt năng suất cao

Trong các cây họ bầu bí, dưa leo là loại cây giữ vị trí hàng đầu trong các chủng loại rau có chế biến xuất khẩu, diện tích trồng dưa leo ngày càng phát triển vì trồng dưa leo mau thu hoạch, đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, để trồng dưa leo đạt năng suất và chất lượng nông dân cần chú ý một số vấn đề sau:

thực vật1. Thời vụ
Dưa leo chỉ cho năng suất cao ở mùa vụ có nhiệt độ cao, nếu cùng giống đó mà trồng ở mùa vụ có nhiệt độ thấp thì năng suất thấp hơn nhiều.
2. Thụ phấn
Dưa leo là cây thụ phấn chéo nhờ côn trùng, vì vậy tỉ lệ hoa đực và cái, số lượng ong hay các côn trùng ăn phấn hoa khác là những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến năng suất. Để quá trình thụ phấn đảm bảo và tránh hiện tượng trái nhỏ và biến dạng, nông dân nên tạo điều kiện cho các loại côn trùng tự nhiên như ong, ruồi ăn mật hoa sinh sống, không nên phun thuốc BVTV gần tổ ong hay gần nơi ong hoạt động ( từ sáng sớm đến đầu giờ chiều).
3. Nước
Thiếu nước có ảnh hưởng rõ rệt đến qúa trình sinh hóa và sinh lý của cây dưa leo. Nếu độ ẩm đất thấp, quá trình vận chuyển nước giảm, do đó làm suy yếu khả năng giữ nước và chứa nước. Sự thiếu nước thường làm giảm sự phát triển sinh dưỡng và sinh thực, quang hợp, hô hấp, hấp thu ion và trao đổi chất. Nó còn có thể làm cho cây trở nên mẫn cảm với côn trùng và bệnh hại. Khô hạn xảy ra trước khi ra hoa có thể làm chậm ra hoa, làm giảm sự phát triển của cây, biến đổi giới tính của hoa (hoa cái thành hoa đực). Thiếu nước xảy ra trong quá trình phát triển trái sẽ làm giảm năng suất và chất lượng trái. Trong lá của hầu hết các giống dưa leo đều có chứa hợp chất cucurbitacins. Hợp chất này sẽ tiết ra chất độc để giúp cây chống lại các loài sâu hại. Trong giai đoạn tạo trái, thiếu nước sẽ làm cho trái bị đắng (những trái này chỉ làm giảm chất lượng của trái, không gây hại cho sức khoẻ người ăn). Để tránh hiện tượng này, nên đảm bảo tưới đủ nước cho cây trong quá trình tạo trái.  Ngoài ra, thiếu nước trái nhỏ và mềm so với bình thường, hàm lượng các chất dinh dưỡng chứa trong trái như đường, khoáng chất, vitamin cũng sẽ bị thấp đi. Dưa leo là cây ưa ẩm, đòi hỏi tương đối nhiều nước. Sau khi trồng cây con ra ruộng, nếu trời nắng yêu cầu phải tưới đủ nước, có thể tưới 2 lần/ ngày. Tưới nước hợp lý có thể là yếu tố quyết định năng suất cao và chất lượng tốt. Những đất có đủ chất hữu cơ thường có khả năng giữ nước lớn và không cần phải tưới nước thường xuyên. Đất nhẹ cần tưới thường xuyên hơn, nhưng mỗi lần tưới ít hơn. Tuy nhiên, cần chú ý thừa nước sẽ làm rễ bị hư thối, cây dưa sẽ bị vàng và còi cọc.
4. Làm giàn và tỉa nhánh
Dưa leo phát triển thân lá và các tua cuốn dài nhanh trong 2 tuần đầu sau khi trồng. Làm giàn và tỉa nhánh đúng kỹ thuật làm tăng năng suất, kích thước trái, làm giảm sâu bệnh, thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch. Khi cây cao khoảng 30 cm và có tua cuốn nên tiến hành làm giàn. Tỉa nhánh: Dưa leo phát triển nhiều nhánh phía trong luống và những nhánh này không hình thành trái. Để tăng năng suất cần phải tỉa bỏ những nhánh phụ tới khi thân chính bò lên gần tới đỉnh giàn. Nên để 4-6 nhánh phụ trên một cây và ngắt bỏ chồi của thân chính để cây phát triển ra hoa trái sớm. Loại bỏ các nhánh phụ bắt đầu từ đốt thứ 10.
5.  Nhu cầu dinh dưỡng
 Dưa leo rất mẫn cảm với nồng độ phân cao nhưng lại nhanh chóng phản ứng với hiện tượng thiếu dinh dưỡng. Dưa leo sử dụng phân kali nhiều nhất, kế đến là phân đạm và  lân. Đạm thúc đẩy quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và tạo trái của cây dưa leo. Nếu lượng đạm cao và mật độ trồng dày hoặc không đủ ánh sáng thì dưa sẽ cho ít trái, nếu thiếu đạm cây còi cọc. Phân lân có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của rễ, nhánh phụ, hoa, trái và hạt. Thiếu lân, rễ phát triển kém, trái ít. Phân kali ảnh hưởng đến kích thước trái và chất lượng  trái. Đủ kali có tác dụng làm giảm số lượng trái dị dạng. Tăng cường bón phân hữu cơ vì phân hữu cơ rất tốt cho sự phát triển dưa leo.
Để trồng dưa leo đạt năng suất và chất lượng cao, đòi hỏi nông dân phải quan tâm chăm sóc ngay từ khâu gieo hạt đến ra hoa kết trái, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cây./.
NGUYỄN THỊ NGUYỆT 

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Trồng hoa thược dược làm đẹp vườn nhà

Hoa thược dược có nguồn gốc từ đất nước Mexico. Chúng phát triển tự nhiên trên sườn đồi. Những bông hoa lớn nở rực rỡ từ mùa hè cho tới tận mùa đông tuyết trắng phủ kín. Hoa thược dược khác nhau rất nhiều từ hình dáng, kích thước, màu sắc và kiểu nở hoa.
Tự tin trồng thược dược hút duyên cho nhà - 1Hoa thược dược còn có tên là hoa mẫu đơn, tên khoa học là Dahlia variabilis Desf. Thuộc họ cúc (Asteraceae).
Hoa thược dược có màu sắc đẹp, mọc ở đỉnh cành và nách lá, cuống hoa dài. Hoa thược dược đẹp nhưng rất tiếc là không có hương thơm, là một trong những loài hoa được chọn trồng phổ biến.
Tự tin trồng thược dược hút duyên cho nhà - 2
Thược dược có thể thích nghi với nhiều vùng khí hậu khác nhau, từ khí hậu lạnh (0oC) đến nóng và ẩm. Củ của cây thược dược có tồn tại thời gian ngủ, do đó ở vùng khí hậu ôn đới có sương giá có thể trồng thành công hoa thược dược.
Thược dược ưa sáng tránh nắng, mùa hè ưa mát mẻ, thích mọc nơi nửa bóng râm nửa sáng. Thược dược có khả năng chịu rét, chịu hạn.
Tự tin trồng thược dược hút duyên cho nhà - 3
Cách trồng hoa thược dược
Hoa thược dược được trồng theo nhiều cách như gieo hạt, trồng bằng củ, giâm cành... Trong đó, trồng bằng củ là cách trồng phổ biến nhất và dễ thực hiện nhất. Nếu muốn trồng thược dược tại nhà, bạn có thể mua củ giống về trồng. Sau 20 - 25 ngày chăm sóc, củ sẽ đâm chồi.
Tự tin trồng thược dược hút duyên cho nhà - 4
Khi hoa tàn, đừng vội vứt bỏ ngay cây cũ mà tiếp tục để chăm sóc thêm 20 ngày để củ bên dưới to thêm và già. Sau đó, thu gom củ cẩn thận, tránh trầy xước. Sau khi đã rũ bớt nước dễ bảo quản. Chỗ bảo quản cần giữ sạch sẽ, thoáng gió, củ có tóp bớt nhưng sau này mầm sẽ nẩy mạnh và rất nhanh sau khi đem giâm vào đất.
Khi muốn trồng chậu cây mới, gieo củ giống vào đất mới.
Cách trang trí hoa thược dược
Hoa thược dược là một trong những loài hoa tươi rất được ưa chuộng để trang trí nhà cửa. Đó có thể là một lọ hoa để bàn hoặc một vòng hoa treo trước cửa...
Không những thế, hoa thược dược cũng rất được yêu thích dùng trong đám cưới như hoa cầm tay cô dâu, trang trí bàn tiệc.
Đối với lọ hoa để bàn, có thể tham khảo cách cắm hoa đơn giản sau: Chuẩn bị 4 - 5 bông hoa thược dược đỏ sẫm, 1 - 2 cành cẩm tú cầu xanh hoặc tím, một chiếc cốc uống nước.
Tự tin trồng thược dược hút duyên cho nhà - 5Hoa thược dược có thể kết hợp với nhiều loại hoa như hoa hồng, hoa cẩm tú cầu,...
Tự tin trồng thược dược hút duyên cho nhà - 6Ngắt 1 - 2 cánh hoa thược dược, rửa sạch rồi xếp vòng quanh chiếc cốc
Tự tin trồng thược dược hút duyên cho nhà - 7Dùng kìm bấm hoặc kéo tùy chọn, cắt ngắn các cành hoa vừa tầm cao của chiếc cốc
Tự tin trồng thược dược hút duyên cho nhà - 8Đặt chéo hai cành cẩm tú cầu vào trước, rồi cắm xem kẽ những bông hoa thược dược
Tự tin trồng thược dược hút duyên cho nhà - 9Chỉ vài phút đã có lọ hoa để bàn xinh xắn. Ngôi nhà sẽ tràn trề sức sống hơn với sự xuất hiện những bông hoa tươi. Ngoài ra, có thể sáng tạo vô vàn kiểu cắm hoa làm duyên cho không gian sống với hoa thược dược.
Tự tin trồng thược dược hút duyên cho nhà - 10Tầm tháng 8, có thể mua thêm vài búp sen, thêm mấy nụ hồng cam cắm cùng đóa thược dược hồng
Tự tin trồng thược dược hút duyên cho nhà - 11Hoặc đơn giản là cắm riêng chúng với nhau. Bản thân những đóa thược dược cũng rất thu hút bởi kích thước bông hoa lớn và nhiều màu sắc rực rỡ.
Tự tin trồng thược dược hút duyên cho nhà - 12Khéo tay hơn, có thể kết một vòng hoa thược dược treo bên ngoài cửa ra vào.

Theo Khám phá

Chàng kỹ sư kiếm tiền tỷ từ rau sạch

Chàng kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Văn Cao (ngụ Quảng Ngãi) đã nghiên cứu và chuyển giao thành công nhiều mô hình trồng rau công nghệ cao, đạt doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

27-5-Anh-1-Cao-rau-sach.jpg
Sau 10 năm bươn chải với đủ ngành nghề ở nhiều nơi, năm 2011, kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Văn Cao (ngụ xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) về địa phương, nghiên cứu cácmô hình sản xuất rau sạch

27-5-Anh-2-Cao-rau-sach.jpg
Sau hai năm thử nghiệm "ngốn" hết khoảng 400 triệu đồng, Cao đã tìm ra nhiều công thức dinh dưỡng (các nguyên tố đa lượng, vi lượng, trung lượng...), đưa ra tỷ lệ pha trộn phù hợp đáp ứng cho nhu cầu các loại rau, quả mang lại hiệu quả kinh tế cao.
27-5-Anh-3-Cao-rau-sach.jpg
Từ kết quả nghiên cứu, anh lập công ty, đầu tư máy móc, chuyển giao kỹ thuật, lắp ráp các hệ thống trồng rau sạch bằng công nghệ thủy canh và tưới nhỏ giọt cho nhiều hộ gia đình, đơn vị trong cả nước. "Xem trên mạng thấy mô hình sản xuất rau sạch tiện ích của anh Cao, tôi đã liên hệ nhờ anh lắp đặt hệ thống nhằm cung ứng rau sạch quy mô lớn cho nhà hàng của gia đình", bà Châu, chủ một nhà hàng ở Thừa Thiên Huế bộc bạch.

27-5-Anh-4-Cao-rau-sach.jpg
Mỗi ngày, anh Cao cung ứng hàng trăm lít dinh dưỡng trồng rau sạch cho thị trường

27-5-Anh-5-Cao-rau-sach.jpg
Anh Cao đang lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho rau sạch bằng công nghệ Isarel

27-5-Anh-6-Cao-rau-sach.jpg
Chàng kỹ sư đang hướng dẫn cho người dân ở TP Quảng Ngãi trồng rau sạch trên hệ thống thủy canh hồi lưu tự động. "Do không gian hạn hẹp, gia đình tôi đầu tư 5 triệu đồng để lắp đặt hệ thống trồng rau sạch trên sân thượng, mỗi ngày thu gần nửa kg thành phẩm. Hệ thống này ít tốn công chăm sóc, đảm bảo an toàn thực phẩm cho gia đình", ông Dương Quốc Đạt, người dân TP Quảng Ngãi nhìn nhận.

27-5-Anh-7-Cao-rau-sach.jpg
Mô hình trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tĩnh của anh Cao rất đơn giản, chỉ cần thùng xốp, nước, dinh dưỡng. "Khoảng 25 ngày thì mỗi gia đình có thể thu hoạch rau sạch cho bữa ăn", anh Cao nói.

27-5-Anh-8-Cao-rau-sach.jpg
Sản phẩm dinh dưỡng cho rau, quả của anh Cao được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận sản phẩm tin cậy. Ngoài ra, anh còn được Ban chấp hành Trung ương Đoàn vinh danh, cấp bằng chứng nhận đạt giải thưởng Lương Định Của dành cho nhà nông trẻ xuất sắc (năm 2013).

27-5-Anh-9-Cao-rau-sach_1432698699.jpg
Từ kết quả triển khai thành công ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước, Cao hy vọng, trong tương lai gần, mô hình trồng rau sạch này có thể ứng dụng ở nhữngvùng đảo xa, nơi có thời tiết khắc nghiệt, quỹ đất hạn hẹp và nước tưới. Hiện, trung bình mỗi năm doanh nghiệp của anh cung ứng sản phẩm công nghệ, dinh dưỡng trồng rau sạch ra thị trường cả nước đạt doanh thu hơn 2 tỷ đồng.

Theo Trí Tín - VnExpress