Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Điều chỉnh rễ Bonsai

Trong Bonsai, phần hấp dẫn nhất là rễ lồi, những rễ trên đá, những rễ u nần, ngoằn ngoèo trải rộng trên mặt đất chớ không nằm trong đất, Những rễ đó tự tạo cho nó một cảnh quang đặc thù, gói ghém một nội dung sâu sắc: chúng bám chắc vào đá, vươn dài ra tìm kiếm thức ăn… nói lên sự kiên trì trước sóng gió cuộc đời vẫn tồn tại và vượt lên bão táp và giờ đây đang đằm thắm nghỉ ngơi. Các kiểu rễ này không phải là khó tạo mà cái chính là thời gian và công sức.
1.Kiểu rễ chân nôm (Neagari) để đưa rễ cây trồi hẳn lên mặt đất.
Bonsai rễ lộ thiên
Bonsai rễ lộ thiên
Người xưa thường nâng rễ lên mỗi lần thay chậu, Cách làm này mất thời gian và cây bị mất sức. Cách trồng cây cao hơn mặt chậu với khung gỗ hay khung mica bọc quanh sau đó tháo dần dần khung gỗ ra và gỡ đất dần, làm cho rễ lộ dần theo ý muốn, có hiệu quả hơn và dễ thực hiện.
2. Kiểu rễ ôm đá (Sekijoju) hay rễ bám đá (Ishiksuki)
Ở đây việc chọn cây và đá có tầm quan trọng rất lớn. Người ta đã qui định vài cảnh trí tiêu chuẩn dựa vào những qui tắc thẩm mỹ đã được mọi người thừa nhận:
- Đối với kiểu một cây trên đá : nếu thân cây cao hoặc mập là không phù hợp vì thân cao thì không vững chắc, còn thân mập thì mất đi vẻ nên thơ của cảnh trí. Phù hợp nhất là cây có một cành lớn cong xuống bên dưới và vươn về một phía.
- Đối với nhóm cây trên sườn núi, vách đá thì thân cây phải tương đối mảnh mai gầy yếu và cành dưới cũng phải cách đủ xa mặt đất để tạo ấn tượng cao và hùng vĩ bao la . Khi tạo cây trên đá cần phải hài hòa cân bằng nhưng không phải cân đối mà phải bất đối xứng. Không bao giờ để cây ngay chính giữa bề mặt của khối đá và cũng không bao giờ được phép cho nhóm rễ và cành cây phát triển song song cùng một  phía vì như vậy sẽ mất tự nhiên.
- Những cây trên đá nhất thiết phải chú trọng bộ rễ, cần phải có bộ rễ dài vì vậy cần phải nuôi cây trong chậu sâu 5-6 năm, sao cho bộ rễ không bị hư hại và không bị cắt tỉa, đạt được độ dài cần thiết. Trong những năm đó ta lo cắt tỉa cành nhánh để tạo thế cho phần trên mặt đất. Sau đó mới chuyển cây trồng lên đá.
Một phương pháp để tạo rễ dài là  trồng cây vào ống tre hay ống nhựa. Ống tre đã được chẻ dọc, cho cây vào rồi buộc lại rồi cắm ống tre đứng vào đất vườn. Rễ sẽ mọc nhanh về phía dưới. Khi rễ mọc đến tận đáy ống tre và bắt đầu chui vào đất thì ta tháo ống. Lấy cây cùng bộ rễ ra. Cẩn thận rũ hết cát  và đất. Bây giờ cây và bộ rễ dài của nó đã sẵn sàng để sắp xếp lên đá theo mọi kiểu mong muốn.
Phương pháp nuôi rễ dài bằng ống tre có ưu điểm:
- Rễ được bảo vệ tốt bởi ống tre.
- Rễ cây mảnh và dài nhờ rễ tre thẳng đứng.
- Chiều dài của rễ được xác định nhờ chiều dài của ống tre.
Khi chuẩn bị công việc phải lưu ý đến tỉ lệ, kích thước của đá và chiều dài của rễ. Phải làm sao cho rễ vươn ra khắp bề mặt của đá, có chổ phủ lên toàn bộ và thòng xuống dưới. Nếu rễ quá ngắn thì chúng không bám lên đá đủ sức và cây sẽ không vững. Mặt khác nếu đá quá nhỏ thì hiệu quả chung của cảnh trí sẽ giảm.
Cách xếp đặt bộ rễ lên mặt đá là công việc không ấn định trước một cách chính xác vì số lượng và chiều dài của rễ. Các bộ rễ không được đặt lên đá một cách quá ẩu. Đối với những rễ cuốn xoắn trên bề mặt của đá là rất tốt, nhất là đối với những hòn đá đứng thẳng. Nếu trên đá có một vết nứt hoặc khe hở thì lúc đó cần cho 1 hay 2 rễ băng ngang qua. Có thể cho một số lượng lớn rễ bò trên và dưới đá, đặc biệt là hai bên, ngược với chiều nghiêng của cây nhằm tạo thế cân bằng.
Việc kế tiếp là làm sao cho rễ cây cố định ở vị trí mong muốn. Trong trường hợp này nên dùng dây buộc, có thể dùng bất cứ loại dây gì miễn là với thời gian chúng sẽ mục nhanh và tự hủy đi. Việc quan trọng nữa là khi cố định rễ vào đá có thể làm hư hỏng đầu rễ hoặc tai hại hơn là làm tróc da của rễ. Vì vậy nên bảo vệ rễ ở chỗ buộc bằng một lớp đất sét trộn tro trấu.
Sau đó cho chậu cùng phần dưới của đá được vùi vào đất vườn. Ở giai đoạn này cần lưu tâm là không để rễ bị khô và cháy nắng. Biện pháp hữu hiệu là luôn luôn giữ ẩm với một màng phủ bằng đất sét lỏng mà ta bôi lên hàng tuần. Cuối năm khi rễ đã bám vào đá, cần phải bỏ hết lớp phủ. Những rễ không đẹp, không cần thiết phải được cắt tỉa.
Một phương pháp khác cho cây bám vào đá khi bộ rễ chưa đủ dài. Đó là cho bộ rễ vào túi nhỏ (bằng chất liệu dễ hư mục – tự hủy) có chứa loại đất thích hợp với loại cây đó. Áp đá vào ở vị trí thích hợp. Cố định ở đấy rồi đem chôn toàn bộ trong đất vườn. Đất chung quanh cây cần vun cao lên 2-3 cm, để bảo vệ rễ cây. Sau một năm, rễ cây sẽ bao lấy đá, lúc đó toàn bộ cấu trúc này được lấy lên khỏi đất. Cắt bỏ những rễ cây không cần thiết và sửa rễ theo ý muốn. Cần phủ lớp đất sét và tro trấu lên bề mặt cấu trúc để bảo vệ rễ còn non yếu và để chúng vào nơi mát mẻ trong giai đoạn đầu.
Một phương pháp giúp rễ bám vào đá là sau khi cố định rễ vào đá, dùng bọc  ny long bọc rễ và khối đá lại, không bọc đáy để tránh bị úng nước. Sau đó chôn toàn bộ vào đất hay chậu. Bằng cách này rễ cây không mọc lan ra ngoài mà chỉ mọc ôm đá.
Đá được sử dụng trong trường hợp cây bám đá là loại đá có hình dạng và bố cục đẹp, sần sùi để cây dễ bám và không quá nhẹ sẽ không cân bằng, dễ ngã, có màu sậm, không có góc cạnh sắc bén, không có hình dạng quá cân đối, không quá to lớn, thô kệch – nên vừa tầm nâng 2 tay.
Để tạo hệ thống rễ thòng từ cành nhánh như trong trường hợp của Da, Gừa, Sanh… cần để cây vào nơi râm mát và ẩm độ cao, ngừng hoặc giảm tỉa cành một thời gian, không bao lâu rễ phụ sẽ thòng nhiều. Chờ cho khi đầu rễ chấm đất thì cắt tỉa cành trở lại và chuyển cây dần ra nơi nắng sáng.
Kỹ thuật Bonsai 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét