Về xã Điện Thắng cũ, nay là xã Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi được chứng kiến một cây mai hạ đang được chăm sóc kỹ lưỡng ngay trong khuôn viên UBND xã. Người dân trong xã cho biết đây là cây mai duy nhất còn sót lại trong số sáu cây đã từng tồn tại trước kia ở nơi đây. Người dân quen gọi là cây mai hạ thay vì cái tên cây mai trắng bởi nó thường trổ bông vào mùa hạ. Mỗi khi cây rộ hoa trắng một góc trời khiến ai cũng say mê thích thú ghé lại chiêm ngưỡng. Tuy nhiên, hễ năm nào cây mai bỗng nở hoa vào dịp cuối thu lại là chuyện khác.
Nhiều bậc cao niên trong làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng Trung còn cho biết, từ khi các bậc “trưởng lão” còn tóc để chỏm vẫn hay chơi đùa ở sân đình đã thấy có cây mai trắng đó với hình dáng như bây giờ, nên ước tuổi đời của nó đã lên đến cỡ hàng trăm năm. Với người dân vùng này, từ lâu vẫn xem cây mai hạ như một “cây thiêng” vì giúp cho người dân có “dự báo” về thời tiết bởi “tính chuẩn xác” (?) của nó.
Nhưng dẫu cây mai trắng rộ hoa hai lần trong năm có là sự ngẫu nhiên về thiên tai nông vụ theo cách suy diễn của người dân, hay đó là sự thích ứng với biến đổi của thời tiết theo phán đoán của giới khoa học, thì sắc trắng hoa mai vẫn luôn đẹp dịu êm, khoe sắc và cũng có phần nào giúp con người nắm bắt, nhận biết để cảnh giác trước thiên tai mà thôi.
Cây mai hạ tại UBND xã Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn.
Tìm hiểu kỹ, chúng tôi được người dân nơi đây kể cho nghe về một sự trùng lặp kỳ lạ đã khiến người dân có phần suy diễn, cho đó là “điềm báo” thiên tai. Cứ mỗi lần nó trổ bông hai lần trong năm, tức ra thêm hoa vào cuối mùa thu thì năm ấy ắt có thiên tai đổ bộ vào vùng đất này. Lịch sử về thiên tai đã diễn ra, vào các năm 1964, 1999, 2000, 2006, 2007,… khi bão lũ trùng trùng nối tiếp nhau hoành hành khắp vùng quê nghèo này thì cây mai hạ cũng đều nở rộ hoa vào khoảng tháng mười.Nhiều bậc cao niên trong làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng Trung còn cho biết, từ khi các bậc “trưởng lão” còn tóc để chỏm vẫn hay chơi đùa ở sân đình đã thấy có cây mai trắng đó với hình dáng như bây giờ, nên ước tuổi đời của nó đã lên đến cỡ hàng trăm năm. Với người dân vùng này, từ lâu vẫn xem cây mai hạ như một “cây thiêng” vì giúp cho người dân có “dự báo” về thời tiết bởi “tính chuẩn xác” (?) của nó.
Cây mai hạ trong khuôn viên UBND xã Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn.
Cây mai hạ nhìn từ trên cao.
Ong, bướm lả lơi bên những cánh hoa vô tư khoe hương sắc.
Những chùm hoa mai trắng nở rộ đưa hương thoang thoảng một góc trời.
Cây mai trắng, đối với người dân nói chung và ở vùng Nam bộ vốn là một loại cây quí với thú chơi tao nhã. Nhưng với bão lũ miền Trung, hẳn cây mai già cỡ trăm năm tuổi này đã phải chịu qua bao khắc nghiệt của thiên tai để tồn tại. Và sự trùng lặp ngẫu nhiên như vòng tuần hoàn lặp lại mỗi khi thấy cây mai trắng rộ hoa lần thứ hai vào mùa thu trong năm là dự phòng có mưa bão xảy ra đã khiến người dân nơi đây tin đó là “điềm báo” thiên tai để chuẩn bị lương thảo và chủ động oằn mình chống chọi với nó.Nhưng dẫu cây mai trắng rộ hoa hai lần trong năm có là sự ngẫu nhiên về thiên tai nông vụ theo cách suy diễn của người dân, hay đó là sự thích ứng với biến đổi của thời tiết theo phán đoán của giới khoa học, thì sắc trắng hoa mai vẫn luôn đẹp dịu êm, khoe sắc và cũng có phần nào giúp con người nắm bắt, nhận biết để cảnh giác trước thiên tai mà thôi.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Trả lờiXóađặt vé máy bay eva airline
may bay eva di my
ve may bay korean air
vé máy bay khứ hồi đi mỹ giá rẻ
săn vé máy bay giá rẻ đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngau Hung Du Lich
Kien Thuc Du Lich