Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

Bưởi 'trăm quả' ở Nghĩa Đàn


Là người đầu tiên đưa cây bưởi 2 vụ về bén duyên ở Nghĩa Đàn, anh Nguyễn Thanh quang, xóm Trung Tâm, xã Nghĩa Hiếu, Nghĩa Đàn còn được biết đến là người “mát tay” trong trồng bưởi.  Bưởi anh trồng mỗi cây cho hơn 100 quả, cá biệt có cây cho 300 quả.  Hiện đã có 30 hộ nhân rộng giống bưởi của nhà anh Quang và được anh hỗ trợ kỹ thuật trồng cũng như tìm kiếm đầu ra.

Bưởi gia đính
Bưởi của gia đình anh Nguyễn Thanh Quang, Nghĩa Hiếu mỗi cây trên 100 quả
Năm 2009, sau khi đuợc học tập tham quan mô hình trồng bưởi ruột hồng da xanh ở Quảng Bình, anh Nguyễn Thanh Quang xóm Trung Tâm, xã Nghĩa Hiếu đã quyết định cắt bỏ lô cam lâu năm  kém hiệu quả và lô chanh để trồng150 gốc bưởi ruột hồng, da xanh, giống miền Nam. Đây là giống bưởi ưa nhiều loại đất, đặc biệt đất cằn, dễ trồng dễ chăm sóc hơn cây cam, múi đều, quả có vị ngọt. Đặc biệt, bưởi này một năm cho 2 vụ, vụ chính vào giữa tháng 7, tháng 8 và vụ cuối tháng 12 của năm.
Năm 2013, sau 5 năm trồng, bưởi ruột hồng da xanh cho lứa quả bói đầu tiên, dù số lượng chưa nhiều lắm nhưng cũng đã cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng. Năm 2014, gia đình bán được khoảng 12 tấn bưởi, giá trung bình 30.000 /kg, vụ chính cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng, vụ giáp tết cho thu nhập từ 250-300 triệu đồng.
c
Anh Quang đang tưới nước chống hạn cho bưởi
Đến năm 2015, sản lượng bưởi tăng lên 22 tấn và năm nay gia đình anh lại có thêm một mùa bưởi trĩu quả khi có gần 100 cây, mỗi cây có trên 100 quả, trong đó có cây gần 300 quả. Anh Quang chia sẻ năm nay sản lượng dự tính gấp 1,5 lần so với năm ngoái, nếu giá ổn định thì ước tính gia đình thu về khoảng 400- 500 triệu đồng.
 Chia sẻ về bí quyết để bưởi sai quả, anh Trần Thanh Quang cho biết : Trồng bưởi cũng không vất vả do ít sâu bệnh, chỉ cần chú ý bón phân phù hợp để quả ngọt và không quá to, vì quả to quá sẽ không ngon và ảnh hưởng đến gốc bưởi. Với giống bưởi này, sau khi trồng 2 năm thì cây cho quả bói, đến năm thứ 4 trở đi cho quả nhiều. Ngoài bán quả, mỗi năm gia đình anh bán 5000 đến 8000 cây giống cho các hộ trên địa bàn. 
Thấy được hiệu quả từ loại bưởi này, hiện nay nhiều hộ trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn cũng như các huyện lân cận đã nhân giống bưởi của gia đình anh Quang.
a
Dưới các gốc bưởi,  gia đình kết hợp chăn thả lợn, gà, vịt để tăng thu nhập.  
Ông Phan Thanh Khuông - PCT hội làm vườn Nghĩa Đàn cho biết: đây là giống bưởi sai quả, cộng với kỹ thuật chăm sóc nên có thể nói mô hình bưởi của gia đình anh Nguyễn Thanh Quang là mô hình bưởi sai quả nhất Nghĩa Đàn ở thời điểm này. Hội đang thực hiện chương trình cải tạo vườn tạp trên địa bàn và cây bưởi là một cây trồng được ưu tiên.
Hiện nay anh Quang đang tích cực hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ trồng giống bưởi này và liên kết để tìm đầu ra cho sản phẩm. 
Kỹ thuât trồng và chăm sóc bưởi da xanh:
- Thời vụ trồng giống bưởi da xanh: có thể trồng quanh năm, tốt nhất trồng vào vụ xuân (tháng 2-4) vụ thu (tháng 8-10).
 Mât độ trồng: tuỳ thuộc vào chất đất và khả năng thâm canh.  Đất trồng bằng (phù sa): 6m x 7m. 
+ Đất vườn, đồi núi (sỏi đá): 4m x6m
*Cách trồng bưởi da xanh : Đào hố :  Đất phù sa hố đào (60cm x 60cm x 60cm) nếu nền đất thấp trũng khó thoát nước  có thể đắp ụ hoăc lên luống cao. Đất đồi hố đào 80cm x 80cm x 80cm trồng theo kiểu lanh sấu (so le).
-   Bón lót/1 cây:Bón cho mỗi hố tuỳ thuộc vào độ phì nhiêu của đất.
Phân bón hữu cơ Đồng tâm xanh : 15_20kg.
Phân lân (supelân) 1kg,Kali sun fat 0,5kg,Vôi bột 1kg
Phần đất mặt đựơc trộn đều với phân và cho xuống đáy hố phần đất còn lại để trên mặt hố, gốc cao hơn mặt vườn từ 10_20cm (việc đào hố, bón lót phải được tiến hành trước khi trồng từ 1 - 2 tháng).
-   Cách trồng: rạch bỏ bầu nilông, đặt cây vào hố lấp đất ngập bầu khoảng 2_3 cm. Nèn chặt đất xung quanh bầu , tạo mặt lõm từ 3_5cm xung quanh gốc để  tưới.
Cắm coc va buộc dây mềm để cố định cây, tưới nước và phủ cỏ khô hoặc rơm rạ để giữ ẩm cho cây.
 2. Chăm sóc cây sau khi trồng
- Thường xuyên giữ ẩm cho cây. Tưới phân bón lá Lay-O,Combi-5,komix….và bón định kỳ thường xuyên 1-2 lần/tháng.
- Cắt tỉa tạo tán 50cm để cành cấp I, 30cm để cành cấp II và 20cm để cành cấp III. Tạo cho cây có bộ khung cành , tán rộng tốt cho quang hợp.
- Bón cho cây chưa có quả, trước mỗi đợt lộc bón một lần thường năm có 3 đợt lộc vào mùa xuân - hạ thu.
- Khi cây có quả: bón 4 đợt/ năm:
+ Thời kỳ sau thu hoạch quả, bón phân hữu cơ + lân  100%, đạm 20% vôi 100%.
+ Thời kỳ chuẩn bị ra hoa bón đạm, ka li,ZinC.
+ Thời kỳ hạn chế dụng quả giúp quả lớn nhanh bón đạm, kali, boron.
+ Thời kỳ trước thu hoạch 1 tháng bón kali,sungar.

Đinh Thùy- Đài Nghĩa Đàn

                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgRd64vselF9NrKCDiaen7qypKDfAPaNuIiix7tgwKj_-cWt5HFX8ZGclsl-zwsdSnPOGoFCChngCBDSlsTbIZ_YgNvPzvAVDduPzchL5MSuYTiMJZ7KrHZPVBcbFFVTTjNIFIv0KlN8i4/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

2 nhận xét: