Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

Phương pháp trồng và chăm sóc cây bơ đúng kỹ thuật

Bơ là loại trái cây được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon. Ngoài ra, loại quả này còn có tác dụng chống ung thư, tốt cho mắt, làm đẹp da, chống đột quỵ, tốt cho tim mạch, giảm cholesterol…
Cây bơ giống. Ảnh minh họa.
Cây bơ giống. Ảnh minh họa.

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có kích thước lớn hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng bơ. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Đất trồng

Cây bơ trồng được ở nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất ở đất đỏ bazan và có độ pH 5 - 6. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Hoa bơ. Ảnh minh họa.
Hoa bơ. Ảnh minh họa.

2. Chọn giống và trồng cây

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại giống bơ khác nhau như bơ booth 7, bơ hass, bơ reed, bơ tứ quý… Để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn có thể tìm mua cây giống bán sẵn ở các vựa giống. Nên lựa chọn những cây khỏe mạnh, không gãy cành, dập nát và cây ghép để trồng.

Kích thước hố 50 x 50 x 50 cm, bón lót mỗi hố 20 - 25kg phân chuồng hoai, 0,5 kg lân, 0,5 kg vôi. Khi đào nên để riêng lớp đất mặt sang 1 bên, sau khi bỏ phân gạt lớp đất này xuống và trộn đều trước khi trồng 1 tháng.

Dùng dao rạch 1 đường dọc bầu bơ sau đó bỏ túi nilon và cắt bỏ những rễ mọc dài ra khỏi bầu đất sau đó đặt xuống hố và lấp đất lại nén chặt đất xung quanh bầu đất. Khi lấp đất nên vun đất tại gốc bơ cao hơn một chút nhằm mục đích hạn chế ứ đọng nước tại gốc khi gặp mưa lớn kéo dài.

Ngay sau khi trồng cần cắm một cọc nhỏ bên cạnh gốc để cố định cây chống đổ gãy do mưa gió. Lưu ý: khi mới trồng, nếu gặp trời nắng kéo dài cần tưới cho mỗi gốc khoảng 10 - 20 lít nước.

Trái bơ non. Ảnh minh họa.
Trái bơ non. Ảnh minh họa.

3. Chăm sóc

Cây bơ cần lượng nước vừa phải nhưng tưới nhiều lần. Có thể tưới 10 - 15 ngày/lần trong mùa khô kết hợp tủ gốc, không cần tưới quá đẫm hay đầy bồn, kết hợp bón 2 lần phân trong mùa khô. Việc tưới quá đẫm, sau đó để đất khô nứt sẽ làm đứt rể non, cây không phát triển hoặc chết.

Cây con nên bón 4 - 5 lần/năm, lượng bón tùy tuổi cây. Khi cây bắt đầu cho quả, nhu cầu phân Kali cao hơn và lượng bón ổn định ở năm thứ 9, thứ 10. Các giai đoạn sinh trưởng của cây bơ mùa nghịch khác nhiều so với cây cà phê nên cần có chế độ dinh dưỡng cân đối theo tuổi và giai đoạn. Ngoài ra, phải bổ sung thêm vôi và phân hữu cơ cho cây.

Trong thời kỳ cây còn nhỏ nên làm từ 4 - 5 đợt cỏ hàng năm vào mùa mưa với bán kính xung quanh gốc khoảng 1 - 2 m. Thường xuyên bẻ chồi vượt mọc phía dưới vết ghép cho cây.

Cây bơ sai trĩu quả. Ảnh minh họa.
Cây bơ sai trĩu quả. Ảnh minh họa.

4. Thu hoạch

Cây bơ thường được thu hoạch chính vụ vào tháng 6 - 8, tuy vậy vẫn có thể sớm hơn vào tháng 3 - 5 hoặc muộn hơn đến tháng 9 - 11. Vào mùa thu hoạch nên thu hái khi trái đã già, trái có biểu hiện chuyển từ màu xanh sang màu tím. Khi thu hoạch nên tránh gây tổn thương vỏ quả, không được để quả rụng xuống đất, không làm gãy cành hoặc rung cây, khi hái phải chừa lại phần cuống khoảng 1 - 2cm và tiến hành phân loại quả theo kích cỡ.

                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgRd64vselF9NrKCDiaen7qypKDfAPaNuIiix7tgwKj_-cWt5HFX8ZGclsl-zwsdSnPOGoFCChngCBDSlsTbIZ_YgNvPzvAVDduPzchL5MSuYTiMJZ7KrHZPVBcbFFVTTjNIFIv0KlN8i4/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

1 nhận xét: