Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2020

Kỹ thuật cách trồng cây rau bầu đất

  Đặc điểm nổi bật của cây rau bầu đất

Cây rau bầu đất có tên khoa học Gynura procumbens (Lour) Merr, Họ Cúc – Asteraceae. Tại Việt Nam cây rau bầu đất còn có nhiều tên gọi khác nhau như Kim thất, Rau lúi, Rau bầu đất, Dây chua lè, Đái dầm, Thiên Hắc địa hồng.

Chính vì dễ phát triển nên cây rau bầu đất thường mọc hoang và được trồng tại nhiều nơi để làm rau ăn. Loại rau này có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như xào, nấu canh…

Ngoài tác dụng làm rau ăn cây rau bầu đất còn có nhiều công dụng như thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tán ứ tiêu thũng, tiêu viêm, chỉ khái (cầm ho). Có thể sử dụng chữa viêm họng, viêm khí quản mạn tính, phong tê thấp khớp xương đau nhức, chấn thương sưng đau...

Kỹ thuật trồng cây rau bầu đất vừa làm rau vừa chữa bệnh hiệu quả.

Kỹ thuật trồng cây rau bầu đất vừa làm rau vừa chữa bệnh hiệu quả.  

Thời vụ trồng cây rau bầu đất

Cây rau bầu đất có thể trồng quanh năm nhưng để cây phát triển tốt nhất người trồng nên lựa chọn thời điểm mát mẻ, mưa nhiều như mùa Xuân.

Đất trồng cây rau bầu đất

Vì vốn là cây dễ tính, dễ phát triển trong nhiều điều kiện thời tiết cũng như đất trồng khác nhau. Chính yếu tố này đã tạo điều kiện thuận lợi để người trồng có thể lựa chọn đất trồng dễ dàng mà không cần tốn nhiều thời gian. Theo đó, thành phần tốt nhất là đất thịt nhẹ hay cát pha, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Nhưng cũng cần lưu ý, để đất đủ độ dinh dưỡng thì trước khi gieo hạt cần phải được cày cuốc sẵn cho ải khoảng 15-30 ngày. Sau đó đánh nhỏ, bón phân và lên luống trồng.

Kỹ thuật cấy rau bầu đất

Kỹ thuật trồng cây bầu đất bằng nhiều phương pháp khác nhau như gieo hạt, trồng bầu, hom cành và thân. Nếu dùng phương pháp hom cành người trồng cần lựa chọn thân cây mẹ sạch bệnh, khỏe. Tuyệt đối không được chọn cành nhánh quá non sẽ khó phát triển. Khi tiến hành cắt cành cần phải dùng dao hoặc kéo sắc để cắt tránh làm giập hoặc trầy xước hom. Lưu ý ngay sau khi cắt hom cần phải giâm vào luống nếu không sẽ nhanh héo. Sau vài ngày khi hom ra rễ hãy đem trồng.

Còn nếu chọn phương pháp gieo hạt thì đơn giản hơn nhiều. Tuy nhiên cũng cần phải lựa chọn hạt giống có độ nảy mầm cao sau đó phải xử lý hạt nảy mầm bằng cách ngâm nước ấm. 

Khi hạt đã ủ xong thì đem trồng. Lúc này người trồng rau bầu đất cần bổ lỗ trồng sau đó tra hạt vào luống. Khoảng cách trồng giữa các hạt không quá xa từ 15-25cm. Khi trồng xong cần tưới nước ngay đảm bảo độ ẩm cho hạt.

Ngoài các phương pháp trồng trên cũng có thể áp dụng phương pháp trồng thủy canh tuy nhiên với phương pháp này ít người áp dụng vì hơi cầu kỳ, chăm sóc cũng không đơn giản. 

Cách chăm sóc cây rau bầu đất

Đối với cây trồng thì yếu tố đầu tiên cần nghĩ tới chính là phải đủ nước tưới và cây rau bầu đất cũng không ngoại lệ bởi đây là cây ưa ẩm. Nếu trường hợp cây khô là phải tưới nước ngay nếu không cây rất dễ héo khô và chết. Ngoài yếu tố nước tưới thì cũng cần phải bón phân cho rau bầu đất. Thành phần phân bón bao gồm phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế, phân gà… 

Kỹ thuật bón phân phải dựa vào thời điểm và thời tiết. Nếu mưa nhiều không nên bón vì sẽ mất công. Khi bón cần pha loãng phân với nước sau đó dùng vòi hoa sen tưới lên bề mặt luống nhưng nên nhớ không được tưới trực tiếp lên lá dễ gây ngộ độc.

Trồng cây rau bầu đất cũng phải tiến hành làm cỏ, làm đất để tạo khoảng trống giúp cây nhanh phát triển, cũng là tránh sâu bệnh hại rau. Vì khi trồng rau bầu đất rất nhiều sâu ăn lá, ốc sên, sâu xám nếu không kịp thời xử lý cây rau sẽ hỏng hết không thể thu hoạch được.

Thu hoạch cây rau bầu đất

Sau trồng 45 ngày, chồi non có chiều dài từ 20-30cm thì có thể thu hoạch vụ đầu. Dùng dao cắt phần thân chồi lá non. Sau thu hoạch có thể bón thúc bằng nước phân chuồng hoai để bổ sung dinh dưỡng và kích thích rau đâm nhiều chồi mới cho các vụ tiếp theo. Nên thay thế và trồng mới hàng năm để nâng cao sản lượng rau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét