Bồn cảnh là cảnh trí trên chậu cạn, là thu gọn cảnh đẹp vào trong gang tấc. Làm sao cho cây nhỏ lại để trồng vào chậu mà vẫn thấy vẻ cổ thụ. Làm sao cho viên đá nhỏ ở trên chậu cạn thể hiện hết vẻ đẹp hùng vĩ, hiểm hóc của núi non. Đó là công việc tạo nên bồn cảnh.
Bồn cảnh xuất phát lâu đời từ Trung Quốc vào thời Lục Quốc, đến đời Đường, đời Tống và thịnh nhất vào đời Minh, đời Thanh. Bồn cảnh bao gồm cả Bonsai và hòn non bởi vì bên cạnh bonsai còn có hòn đá. Trên non bộ còn có cây thu nhỏ. Hòn đá trắng của Vương Duy (699-789) trang trí trên gốc cây địa lan trồng trong chậu sứ vàng có thể nói lên sự liên hệ ấy trong nghệ thuật bồn cảnh của Trung Quốc. Bồn cảnh Sơn Thủy (San Sui) của người Trung Quốc đã được người Nhật hấp thụ cách nay 5-6 trăm năm nhưng họ đã vượt xa người Trung Quốc. Đá không chỉ là núi mà với họ đá trở thành bờ biển bao la, hải đảo gần xa và đến thế kỷ XX bồn cảnh thu gọn của người Nhật đã phổ biến khắp nơi.
Bồn cảnh có nhiều kiểu, nhiều loại:
- Thụ Mộc bồn cảnh :
Loại bồn cảnh thưởng thức cây là chính, thì chú trọng rễ, thân, lá, hoa,quả…chọn những cây có dáng đẹp : cây thấp, lá nhỏ, tuổi thọ cao,tính đề kháng mạnh, dễ tạo hình và dùng kỹ thuật Bonsai : tỉa lá, gọt cành, quấn dây, uốn nắn, tháp ghép… khống chế sự phát triển to của cây.
- Thủy thạch bồn cảnh :
Loại bồn thưởng thức đá là chính, thì chú trọng vẻ đẹp của đá, nghiêng về kỹ thuật hòn non bằng cách đẽo gọt, mài dũa, chắp nối những khối đá. Sau đó bố trí vào chậu cạn rồi ghép đền đài, cầu cống , ghe thuyền. Cuối cùng trồng cây lùn nhỏ, các đám rêu cỏ, tạo cảnh trí sơn thủy tự nhiên.
Kỹ thuật bonsai –Lê Công Kiệt-Nguyễn Thiện Tịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét