Nếu cây bị tách vỏ và tổn thương 100%, việc cứu sống không hề dễ dàng và cây có thể sẽ chết.
Cây bị lột vỏ có thể chết nếu tổn thương lớn. Ảnh minh họa: imgarcade.com
|
Vỏ cây là lớp da của cây, có chức năng chính là bảo vệ lớp libe (phloem). Đối với thực vật có mạch, đây là lớp cung cấp chất dinh dưỡng, như hệ tuần hoàn của chúng ta, cung cấp năng lượng do lá cây tạo ra đến các bộ phận khác.
Do đó, khi vỏ cây tổn thương, lớp libe cũng sẽ bị ảnh hưởng. Gió mạnh có thể khiến vỏ cây rách, bong hoặc tách khỏi thân cây, trong khi động vật hay có thể lột vỏ cây theo từng mảng.
Nếu mức độ tổn thương ở vỏ ít hơn 25%, cây vẫn sẽ tồn tại mà không gặp vấn đề nghiêm trọng, miễn là vết thương được điều trị và không mở quá rộng để có thể lây nhiễm bệnh cho cây. Nếu tổn thương 25-50%, cây sẽ chịu một số thiệt hại nhất định nhưng vẫn có thể sống.
Dấu hiệu tổn hại thường là rụng lá hay chết cành. Các vết thương có kích thước lớn này cần được xử lý sớm và theo dõi cẩn thận. Trong trường hợp ảnh hưởng hơn 50%, sự sống của cây sẽ bị đe dọa.
Trong khi đó, nếu hành động bóc vòng vỏ cây quanh thân cây ở mức 100%, việc cứu sống cây không hề dễ dàng và cây có thể sẽ chết. Chuyên gia chăm sóc có thể áp dụng phương pháp hàn gắn tổn thương trên lớp vỏ và cho phép cây sống đến khi tự phục hồi.
Các phương pháp xử lý
Theo các nhà nghiên cứu, dù mức độ ảnh hưởng ít hay nhiều, người chăm sóc cũng cần chăm sóc vết thương cho cây càng sớm càng tốt. Nếu cây chỉ đơn giản bị rách hay xước nhẹ, hãy làm sạch vùng thân đó bằng nước để giảm khả năng xuất hiện mầm bệnh và gây tổn thương lớn hơn, không sử dụng lớp nhựa sealant mà để cây tự chữa lành và tiếp xúc với không khí.
Nếu vỏ cây bị loại bỏ vẫn còn, người chăm sóc có thể giữ chúng lại và gắn lại vào cây. Tuy nhiên, lưu ý trong giai đoạn này là gắn cùng hướng như trước khi vỏ cây bị tách ra ngoài, nhờ đó lớp libe mới có thể vận chuyển chất dinh dưỡng theo đúng hướng. Để tránh vỏ cây chết, quy trình trên cần thực hiện càng sớm càng tốt.
Nếu lớp vỏ đã "mất tích", người chăm sóc cần đảm bảo rằng cây có thể tự lành một cách sạch sẽ. Những vết thương lởm chởm sẽ cản trở đường vận chuyển chất dinh dưỡng của cây, do đó bạn cần làm sạch chúng bằng cách cắt một hình oval quanh chu vi vùng tổn thương để loại bỏ lớp vỏ. Quy trình này yêu cầu vết cắt nông và gần vết thương, không dùng nhựa sealant.
Theo Anh Hoàng - VnExpress
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét