1 Chuẩn bị và thiết kế lô trồng dứa:
Công tác thiết kế lô và chuẩn bị đất trồng cây dứa tùy thuộc vào địa hình và tính chất đất đai của từng vùng.
+ Vùng tương đối bằng phẳng có độ dốc thấp dưới 5°:
Các lô trồng cây dứa được thiết kế theo băng hàng trong đó có những khoảng cách hàng hẹp, hàng cách hàng 30 – 40cm và có khoảng cách rộng (cách nhau 80-100m) dùng để đi lại chăm sóc và thu hoạch. Trên những vùng đất bằng phẳng hoặc độ dốc thấp, việc thiết kế lô trồng có thể thực hiện kiểu bàn cờ, có các đường trục chính dùng cho ô tô, máy kéo đi lại, nối liền với hệ thống các đường nhánh và hệ thống lô nhỏ hơn để người cùng với các phương tiện thô sơ khác. Điều cần chú ý là dọc theo các đường trục chính và các trục nhánh bao quanh các lô trồng cây dứa, cần được trồng các loại cây lâu năm, có thể là cây lâm nghiệp, cây công nghiệp hoặc cây ăn quả dài ngày để vừa làm cây che bóng vừa làm cây chắn gió cho cây dứa. Trên các lô trồng, cần bố trí các hàng dứa theo đông – tây để dứa sử dụng được nhiều bức xạ mặt trời, đồng thời hạn chế được hiện tượng rám quả trong những ngày nắng gắt.
+ Vùng có địa hình không bằng phẳng có độ dốc trên 7 – 8°:
Hạn chế đến mức cao nhất tác hại rửa trôi, xói mòn đất trên cơ sở thiết kế hệ thống canh tác bền vững.
Việc thiết kế các lô trồng cây dứa trên đất dốc nhất thiết phải theo các đường đồng mức. Các hàng dứa phải nằm trên cùng đường đồng mức. Bên cạnh đó cần có những hệ thống ngăn cản dòng chảy, tốt nhất là trồng cây dứa xen canh với các loại cây phân xanh cải tạo đất.
Nếu điều kiện cho phép, ở phía dưới mỗi hàng dứa theo sườn dốc nên bố trí một hàng cây phân xanh, tốt nhất là cốt khí hoặc muồng để vừa cải tạo đất, vừa che bóng cho dứa, tránh cho dứa khỏi bị rám quả.
2.Vật liệu làm giống và cách trồng
+ Vật liệu làm giống: Dùng chồi ngọn nách và chồi cuống hoặc cả thân cây dứa sau khi thu hoạch để làm giống.
+ Mật độ và cách trồng dứa: Từ 5.000 – 6.000 cây/ha. Cây cách cây 30 – 40cm, hàng cách hàng 80cm.
+ Thời vụ trồng cây dứa: Các vùng trồng dứa phía Nam có thể trồng dứa quanh năm
Ở các tỉnh phía Bắc trồng dứa vào 2 thời vụ chủ yếu: Vụ xuân (tháng 3, 4) và vụ thu (tháng 8, 9).
3. Chăm bón cây dứa
+ Tỉa chồi:
Tỉa chồi cuống cây dứa có thể thực hiện bằng cách bẻ bằng tay hoặc dùng dao tách chồi ra khỏi cuống theo chiều từ trên xuống. Riêng với chồi ngọn, cách thức và thao tác có thể ảnh hưởng đến quả. Bởi vì có thể gây ra những vết thương trên quả, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn gây bệnh xâm nhập làm hỏng quả . Trường hợp thao tác không hợp lý có thể làm gãy cả quả. Việc đánh tỉa chồi cần được tiến hành vào những ngày nắng ráo để hạn chế sự xâm nhập và lây lan của nấm và vi khuẩn gây bệnh làm thối quả, đồng thời vết thương trên quả cũng chóng lành.
+ Đạp dứa:
Khi tỉa chồi ngọn cho cây dứa chính vụ vào tháng 3 và tháng 4, nếu gặp những cây dứa đã lớn mà chưa ra hoa thì người ta nhắc cây lên khỏi mặt đất cho đứt bớt một số rễ, sau đó theo hướng chồi mọc, dùng chân đạp cho cây ngã rạp xuống đất. Về sau cây dứa dần dần vươn dậy và trở lại trạng thái tự nhiên ban đầu. Sau 50 – 60 ngày kể từ lúc đạp cây bắt đầu phân hóa hoa tự vào khoảng tháng 5, tháng 6 để rồi cho thu hoạch quả vào tháng 9, tháng 10 và có thể kéo dài đến các thàng 11, 12.
+ Bón phân:
- Đạm: rất cần cho phát triển thân, lá, quả dứa. Bón đạm hợp lý
độ chua giảm, tỷ lệ đường/axit tăng.
- Lân: Có tác dụng rất rõ với quá trình phân hóa hoa tự và phát triển quả. Thiếu lân, cây dứa phát triển kém, quả nhỏ, ít mắt, ít chồi ngọn và chồi thân. Bón lân có tác dụng nâng cao khả năng chống chịu của cây dứa đối với một số loài sâu bệnh – Kali: Nhu cầu của dứa đối với kali rất cao. Kali có tác dụng làm tăng năng suất, tăng khối lượng và kích thước quả, tăng độ rắn chắn của thịt quả, tăng hàm lượng đường, tăng axit tổng số và làm cho màu sắc thịt quả sáng đẹ
- Canxi: Nhu cầu về canxi của cây dứa tương đối cao. Vì vậy, nên những lô đất trồng dứa liên tục nhiều năm, cần chú ý bón bổ sung vôi để cung cấp đủ canxi cho dứa.
– Magiê: Lượng magiê cần cho đời sống của cây dứa không nhiều lắm. Nhưng nó có vai trò quan trọng trong việc xúc tiến các quá trình trao đổi và vận chuyển chất hữu cơ trong cây.
- Bo: Là một trong các nguyên tố vi lượng rất cần cho dứa trong việc vận chuyển các loại đường đơn và ổn định mạch dẫn. Thiếu Bo làm giảm năng suất dứa.
+ Cách bón phân: Bón phân cho dứa nông, bón trực tiếp xung quanh gốc và chia làm nhiều lần, bởi vì bộ rễ của dứa phát triển chủ yếu ở tầng đất nông và hẹp.
– Bón rãnh: Cây rạch 2 bên hàng dứa, bón phân vào các đường rạch xong lắp đất lại kết hợp với vun hàng cho dứa. Bón theo cách này có ưu điểm là nhanh, nhưng chỉ áp dụng được ở những nơi đất tương đối bằng phẳng và thời kỳ cây đang còn nhỏ, chủ yếu là ở vụ 1.
- Bón hốc: Đào hốc sâu 5-10cm, giữa khoảng 2 hàng dứa, trong một hàng kép. Bón phân vào hốc rồi lắp đất, Với cách này, lượng phân không được rải đều, việc lắp đất có khó khăn hơn, nhất là đối với các giống dứa nhiều gai, đôi lhi có ảnh hưởng trực tiếp đến lá dứa.
– Thời kỳ bón phân: Bón thúc cho dứa tiến hành theo 3 đợt:
* Đợt 1 sau khi trồng 3-4 tháng.
* Đợt 2 sau khi trồng 6-7 tháng.
* Đợt 3 sau khi trồng 9-10 tháng.
+ Lượng phân bón cho cây dứa: Một số thí nghiệm gần đây cho thấy, tốt nhất đối với nhóm dứa Queen là bón với tỷ lệ NPK là 2: 1: 3 với lượng: 10g N, 5g P2O5, 15g K2O/cây.
Bón 3g magie/cây cho tác dụng tốt ở bất kỳ tỷ lệ: NPK nào. Đối với dứa nhóm Cayen, khi điều kiện cho phép cần bón NPK với tỷ lệ: 2: 1: 4 ở mức: 10g, 5g P2O5, 20g K2O/cây
+ Tưới nước và giữ ấm cho dứa: Dứa là cây chịu hạn. Tuy vậy, nước đối với dứa có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo sinh trưởng và phat triển tốt. Thiếu nước, cây phát triển kém, năng suất và phẩm chất quả đều giảm, giữ ẩm cho dứa bằng các vật liệu phủ đất: nylon, cây phân xanh, rơm rạ, thân lá dứa sau khi thu hoạch. Ở những nơi có điều kiện cần xây dựng các hệ thống tưới cho dứa. Có thể tưới vào rãnh hoặc tưới phun mưa.
Sổ tay nhà làm vườn
Cuộc sống bộn bề lo nghĩ, nhiều khó khăn vấn vả chỉ cần có một vườn rau đẹp tại nhà thôi là thấy bình yên rồi . Hãy cho tôi một vuon rau dep tai nha nhé . cám ơn cuộc sống
Trả lờiXóa