Theo tỷ phú lan rừng Nguyễn Đỗ Thế Cường (ở xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, Hà Nội) thì lan Sóc Lào hay còn gọi là Đuôi Cáo, Bạch vĩ hổ, (có tên khoa học Aerides multiflora) là loại lan rất đẹp, hoa mọc từng chùm buông thõng xuống, rất thơm. Tuy nhiên, để trồng thành công được nó cũng đòi hỏi phải có vốn hiểu biết nhất định về kỹ thuật cũng như tình yêu với loài lan quý này.
Ông Cường cho biết, để có được giò lan đẹp như ý, khi ghép lan vào gỗ, các chủ vườn cần chọn gỗ lũa hoặc gỗ nhãn cứng, rồi dùng đục sắt tạo những lỗ trên thân gỗ, gia cố các thanh tre nhỏ vào rồi dùng dây thít nhựa để buộc cố định vị trí nhành, rễ lan cần ghép.
“Lan Bạch vĩ hổ nếu mua những cây đã trồng thuần thì nên chọn những cây to khoẻ, rễ nhiều, thân lá không có dấu hiệu của nấm bệnh. Đối với những cây được bóc từ rừng về thì nên chọn những cây lá còn nguyên vẹn, không bị dập nát, thối ngọn và còn ít nhất 2 rễ còn cứng trên thân, nên chọn những cây thế thẳng vì dễ cấy ghép hơn vào giá thể vì cây từ rừng về nhiều cây cong queo rất khó ghép” – tỷ phú Cường chia sẻ kinh nghiệm.
Cũng theo ông Cường, với dòng lan quý này, khi mua những cây đã trồng thuần thì đem về treo nơi khô thoáng, ngưng tưới nước 2 ngày rồi mới tưới trở lại để cây quen dần với tiểu khí hậu vườn nhà. Với cây được bóc từ rừng về nên xử lý ngâm thuốc nấm trong 15 phút rồi treo ngược, tưới thuốc kích rễ, nên nhớ treo nơi thoáng mát, tránh mưa, và tưới lại ngay khi cây khô để cây nhanh chóng ra rễ, chờ khi cây nhú rễ mới thì cấy ghép vào giá thể.
Lan Bạch vĩ hổ khi trồng cần giá thể thật thoáng, có thể ghép lên gốc cây lũa hoặc trồng trong chậu với một ít than to để giữ ẩm. Thời gian đầu mới cấy ghép nên tránh mưa để cây không bị thối ngọn. “Khi cây đã trồng ra rễ tốt thì cần tưới nước giữ ẩm hàng ngày ngay khi thấy giá thể khô. Tuỳ theo tiểu khí hậu từng vườn mà chọn cách tưới cho thích hợp. Mùa nắng thì nên tưới nhiều lần hơn, mùa mưa thì chỉ tưới khi thấy giá thể đã khô ráo” – ông Cường tư vấn.
Lan Bạch vĩ hổ là loài lan rừng nên có sức đề kháng khá mạnh, nhưng vẫn bị một số loại nấm bệnh như: rớt lá chân, thối ngọn (nhất là những vườn thiếu độ thông thoáng trong mùa mưa), nhện đỏ… Vì thế cần phun thuốc ngừa nấm carbendazim, alliet… và các loại thuốc diệt trừ nhện đỏ, rệp sáp 1 tháng 1 lần.
Tỷ phú Nguyễn Đỗ Thế Cường đang chăm sóc giò lan quý Bạch vĩ hổ (lan Sóc Lào) tại vườn lan rộng hàng nghìn m2 của gia đình.
“Lan Bạch vĩ hổ nếu mua những cây đã trồng thuần thì nên chọn những cây to khoẻ, rễ nhiều, thân lá không có dấu hiệu của nấm bệnh. Đối với những cây được bóc từ rừng về thì nên chọn những cây lá còn nguyên vẹn, không bị dập nát, thối ngọn và còn ít nhất 2 rễ còn cứng trên thân, nên chọn những cây thế thẳng vì dễ cấy ghép hơn vào giá thể vì cây từ rừng về nhiều cây cong queo rất khó ghép” – tỷ phú Cường chia sẻ kinh nghiệm.
Cũng theo ông Cường, với dòng lan quý này, khi mua những cây đã trồng thuần thì đem về treo nơi khô thoáng, ngưng tưới nước 2 ngày rồi mới tưới trở lại để cây quen dần với tiểu khí hậu vườn nhà. Với cây được bóc từ rừng về nên xử lý ngâm thuốc nấm trong 15 phút rồi treo ngược, tưới thuốc kích rễ, nên nhớ treo nơi thoáng mát, tránh mưa, và tưới lại ngay khi cây khô để cây nhanh chóng ra rễ, chờ khi cây nhú rễ mới thì cấy ghép vào giá thể.
Lan Bạch vĩ hổ khi trồng cần giá thể thật thoáng, có thể ghép lên gốc cây lũa hoặc trồng trong chậu với một ít than to để giữ ẩm. Thời gian đầu mới cấy ghép nên tránh mưa để cây không bị thối ngọn. “Khi cây đã trồng ra rễ tốt thì cần tưới nước giữ ẩm hàng ngày ngay khi thấy giá thể khô. Tuỳ theo tiểu khí hậu từng vườn mà chọn cách tưới cho thích hợp. Mùa nắng thì nên tưới nhiều lần hơn, mùa mưa thì chỉ tưới khi thấy giá thể đã khô ráo” – ông Cường tư vấn.
Trong quá trình phát triển của lan, cần chú ý treo giỏ lan ra chỗ thoáng, thường xuyên cắt tỉa và tưới đủ nước cho lan mỗi ngày.
Khi cây đã ra rễ nhiều và bám chậu thì nên cung cấp thêm phân bón để cây phát triển nhanh, mập mạnh hơn. Với lan rừng thì đa số thích phân hữu cơ hơn phân vô cơ, nhưng cần tưới với liều lượng loãng, có thể tưới phân hữu cơ loãng hàng tuần và bón phân bón lá vô cơ 20-20-20 nửa tháng 1 lần để cây phát triển cân đối và được bổ sung các nguyên tố vi lượng giúp tăng sức đề kháng.Lan Bạch vĩ hổ là loài lan rừng nên có sức đề kháng khá mạnh, nhưng vẫn bị một số loại nấm bệnh như: rớt lá chân, thối ngọn (nhất là những vườn thiếu độ thông thoáng trong mùa mưa), nhện đỏ… Vì thế cần phun thuốc ngừa nấm carbendazim, alliet… và các loại thuốc diệt trừ nhện đỏ, rệp sáp 1 tháng 1 lần.
Khi muốn lan Bạch vĩ hổ ra hoa theo ý mình, các chủ vườn cần chú ý phun thêm thuốc dinh dưỡng bón lá là được các nhành hoa đẹp lung linh, có thể bán với giá lên đến hàng triệu đồng/nhành.
Dòng lan quý này thường ra hoa vào đầu mùa mưa sau một thời gian dài chịu khô hạn (khoảng tháng 7, 8), vì thế để cây ra hoa thì ta nên chọn ra những cây to khoẻ, đủ sức ra hoa, khi mùa mưa vừa dứt thì giảm dần nước tưới từ 1 ngày 1 lần sang 2 ngày 1 lần rồi xa dần khoảng cách tưới rồi ngưng tưới nước và treo nơi thoáng, mát, có chút nắng sáng nhẹ để kích thích hình thành nụ. Cần chú ý quan sát khi nào thấy cây nhú vòi bông thì tưới nước và kích rễ trở lại đều, có thể tưới 1 ngày 2 lần để cây ra hoa đạt hơn.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét