Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

Kỹ thuật cách trồng cây Lộc vừng

 Kỹ thuật trồng cây Lộc vừng có thể áp dụng theo nhiều phương pháp khác nhau như trồng bóng mát, trồng cảnh nhất là trồng cảnh bonsai được người dân ưa chuộng.

Trong số những loài cây cảnh, có lẽ cây Lộc vừng được nhiều người ưa nhất. Lộc vừng nằm trong bộ tam đa sinh vật cảnh mang ý nghĩa lộc tài, phúc lành cho gia chủ. Cây Lộc vừng thuộc nhóm cây bờ nước vì có bộ rễ bán thủy sinh phát triển tốt ở nơi nước lợ có nồng độ muối biển từ 1- 3 phần nghìn. Lợi dụng đặc điểm sống trên, người ta thường gắn Lộc vừng vào tiểu cảnh non bộ - hay Bonsai cho hoa buông thõng gợi cảm đẹp đến nao lòng.

Kỹ thuật trồng cây lộc vừng cần phải đảm yêu cầu đất tốt, chăm sóc kỹ. Ảnh minh họa

Kỹ thuật trồng cây Lộc vừng cần phải đảm yêu cầu đất tốt, chăm sóc kỹ.


Giống cây Lộc vừng

Hoa Lộc vừng có nhiều loài khác nhau như lá tròn, loại lá dài, loài hoa mầu hồng, loài  Lộc Vừng hoa đỏ, loài hoa mầu vàng... Loài nào hoa cũng ra từ thời điểm từ tháng 6 đến tháng 8 âm lịch nhưng loài lộc vừng lá tròn bao giờ cũng ra hoa sớm, bông dài và lâu tàn hơn loài lộc vừng lá dài.

Đất trồng cây Lộc vừng

Loại đất dùng để trồng phải là loại đất mầu, có trộn thêm các loại phụ gia như trấu, xỉ than lò gạch đập nhỏ cũng như một chút phân bón. Đất phải tơi xốp, thoáng và dinh dưỡng cao mới giúp Lộc vừng sống khỏe mạnh, xanh tốt quanh năm.

Kỹ thuật trồng cây Lộc vừng

Kỹ thuật trồng cây Lộc vừng dù bất kể dù là bạn trồng cây Lộc vừng trong hang, bể hay chậu thì điều kiện tiên quyết đầu tiên đó là phải có lỗ thoát nước cho cây. Sau khi đã chuẩn bị xong bạn chỉ cần bỏ bầu cây vào chậu rồi ấn đất thật chặt để cây cố định. Sau đó nên xếp gạch và đá quanh bầu, tưới nước và chăm sóc cho đến khi rễ cây phát triển mạnh xuyên ra cả bên ngoài thì mới bỏ gạch đá ra và bịt lỗ thoát nước lại. Khi đó, bầu rễ sẽ ngâm trong nước thoải mái mà cây vẫn phát triển tốt và ra lộc, ra hoa đúng mùa. Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng tưới vừa đủ nếu không bị úng cây sẽ chết. Điều này sẽ không tốt cho phong thủy nhà bạn. 

Cách chăm sóc cây Lộc vừng ra nhiều hoa

Cách chăm sóc cây Lộc vừng không khó nếu biết cách áp dụng kỹ thuật trồng cây đúng phương pháp. Bởi giai đoạn trồng cây quyết định tới 80% tới mức độ sinh trưởng và phát triển của cây. Cộng thêm cách chăm sóc khoa học sẽ tạo ra một cây Lộc vừng ra hoa đẹp đúng như mong muốn của bạn.

Để làm được điều đó thì trước hết cần thường xuyên tưới nước 1 ngày 2 lần để giữ độ ẩm vừa phải giúp cho cây ra rễ mới. Khi cây đã lớn mạnh, chứng tỏ phần rễ của cây đã khá vững chắc. Đặc tính của cây Lộc vừng là không cần bón phân vì chúng có sức sống cực mạnh, có chăng để cho cây xanh tốt, phát triển đồng đều các nhánh cành nên bón chút phân đạm theo định kỳ vài tháng 1 lần.

Nếu áp dụng kỹ thuật trồng cây Lộc vừng đúng cách sẽ cho hoa nở đỏ rực. Ảnh minh họa

Nếu áp dụng kỹ thuật trồng cây Lộc vừng đúng cách sẽ cho hoa nở đỏ rực.


Cách chiết cành Lộc vừng

Kỹ thuật chiết cành Lộc vừng phù hợp nhất là vào tháng 5 – 6 dương lịch hàng năm khi lộc Xuân đã chuyển sang dạng cành bánh tẻ. Nên chọn những cành giữa thân, vỏ dầy, dồi dào nhựa sống, sức đề kháng cao với sâu bệnh và bất lợi ngoại cảnh. Sau đó tiến hành khoanh bóc vỏ, cạo sạch tơ, rồi để ráo nhựa sau 7 – 10 ngày sẽ hình thành mô "sẹo" kích thích tái sinh rễ mới. Chú ý, cần buộc bầu bằng đất bùn ao đã khuấy kỹ nhào trộn nhuyễn với rơm, trấu, rễ bèo tây đủ ẩm và không bị rời rạc khi ấp vào nơi chiết. Bọc bằng giấy nilon trong và dai để dễ kiểm tra và không mất nước ở bầu đất.

Kỹ thuật chiết cành này chỉ sau 2-3 tháng thấy rễ lan ra ngoại vi cần dỡ bọc, bó lần thứ hai cho chắc chắn, kích thích rễ thứ cấp phát ra từ rễ sơ cấp, mang lông hút đủ khả năng nuôi cành chiết tự lập ta cắt cành và hạ thổ.

Cách uốn tỉa bonsai cây Lộc vừng

Kỹ thuật uốn tỉa cho cây Lộc vừng đòi hỏi phải kiên trì, khéo léo. Để cây có dáng bonsai đẹp, ngay từ khi cây còn non bạn đã phải tiến hành uốn cây. 

Phòng trừ sâu bệnh khi trồng cây Lộc vừng 

Cây Lộc vừng có có khá nhiều sâu hại. Để giảm thiểu tối đa cần tỉa bỏ những cành tăm, cành khuất tán để loại trừ nơi ẩn nấp của sâu bệnh và dồn nhựa sống nuôi cành chủ lộ sáng. 

Nhân giống cây Lộc vừng

Nhân giống Lộc vừng bằng 2 phương pháp là hữu tính từ hạt đã chín cây và vô tính bằng chiết vào mùa nóng ẩm hoặc giâm vào mùa hanh lạnh khi lá rụng, chồi ẩn chưa hoạt động, đến đầu mùa Xuân tới mới được ra ngôi vào dịp Tết trồng cây.

Kỹ thuật làm cho Lộc vừng nở hoa theo ý muốn

Trước khi trổ hoa 1 – 1,5 tháng cần thúc bằng NPK vi sinh ngâm nước tiểu pha loãng thành nồng độ 7 – 10% tưới 1 lần/tuần, để cây hứng sáng nhiều hơn. Phải làm cho lộc vừng trút bỏ toàn bộ lá già trong thời gian ngắn nhất rồi sau đó tưới cho cây lượng phân kali hoặc natri hơi đậm.

Sau 4 ngày toàn bộ lá xanh trên cây chuyển thành lá vàng và sau 3 ngày tiếp theo cây rụng lá hết. Sau khi cây rụng hết lá, hàng ngày ta tiếp tục tưới nước vo gạo để bồi dưỡng và kích thích cây phát triển lá mới. Khoảng một tháng mầm lá và mầm hoa sẽ đâm ra, khi hoa tàn, ta lại tiếp tục làm theo trình tự trên, thì lộc vừng lại tiếp tục nở hoa.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét