Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

Kỹ thuật trồng cây hoa Phong lan

 Hoa Phong lan từ xa xưa đã được ví như nữ hoàng của sắc đẹp, vì dáng vẻ đài các, màu sắc sặc sỡ và hương thơm ngào ngạt của nó. Bên cạnh đó Phong lan là loài hoa nở lâu ngày và được nhiều người chọn để làm chậu hoa đẹp trang trí cho nhà mình.

Tuy nhiên kỹ thuật trồng cây hoa Phong lan rất khó bởi chúng là loài hoa khó tính nếu như không biết cách chăm sóc rất dễ héo và chết. Trong khi đó giá cả cực kỳ đắt so với loài hoa khác. Vậy làm thế nào để có kỹ thuật trồng cây hoa Phong lan không chết lại tươi và cho hoa nở rực rỡ?

Dưới đây là các bước hướng dẫn kỹ thuật trồng hoa Phong lan theo nhiều cách khác nhau cho những ai đam mê loài hoa này tham khảo.

Nhiệt độ thích hợp trồng cây hoa Phong lan

Kỹ thuật trồng cây hoa Phong lan nhất định phải biết rằng không để cho nắng mặt Trời trực tiếp chiếu vào giỏ, bụi lan và toàn bộ giá thể.  Đặc biệt “kỵ” với nắng quái chiều và gió Tây (gió Lào). Nếu trồng đại trà thì phải làm giàn bằng lưới nilon có lỗ để lan vẫn quang hợp được.

Kỹ thuật trồng cây hoa Phong lan không hề đơn giản. Ảnh minh họa

Kỹ thuật trồng cây hoa Phong lan không hề đơn giản. 


Bởi một trong những đặc điểm sinh học của Phong lan là loài cây khó tính ở chỗ lan ưa ẩm và bóng râm nhưng nếu thiếu ánh sáng cũng giảm năng suất và phẩm chất. Nếu Phong lan bị ánh nắng trực tiếp nhất là nắng quá chiều sẽ gây lụi tàn nhanh chóng mặc dù vẫn được cung cấp đầy đủ nước và khoáng hòa tan.

Lựa chọn chậu trồng cây hoa Phong lan

Trong kỹ thuật trồng cây hoa Phong lan điều quan trọng nhất là phải chọn được chậu cân đối với khả năng phát triển của cây, có nhiều lỗ thoáng.

Kỹ thuật trồng cây hoa Phong lan rừng

Có rất nhiều phương pháp kỹ thuật trồng hoa Phong lan như trồng bằng cách ghép mắt, trồng xơ dừa, trồng Phong lan bằng thân cây khác.... nhưng dù ở phương pháp nào thì cũng cần phải tuân thủ các bước một cách khoa học nhất mới có được giỏ hay chậu Phong lan đẹp.

Đầu tiên cần cho đất trồng vào chậu. Hãy  nhớ dưới đáy chậu vẫn phải có lỗ thoáng. Sau đó đặt cây trồng vào giữa chậu, đất đổ làm sao phải thấp hơn mặt chậu để đến khi tưới sẽ không bị tràn ra ngoài. Cắm cọc nhỏ vào mép chậu nếu trồng lan đa thân và cọc giữa chậu nếu lan đơn thân giúp cây đứng vững.

Buộc cây lan vào cọc sao cho hướng phát triển của cây về sau quay vào giữa chậu. Khi trồng không chôn gốc cây sát đáy chậu mà để lưng chừng giữa lớp đất trồng. Phủ lên mặt chậu 1 lớp xơ dừa để tăng ẩm độ cây.

 Để có cây hoa Phong lan đẹp phải có kỹ thuật trồng cây và chăm sóc đúng cách. Ảnh minh họa

 Để có cây hoa Phong lan đẹp phải có kỹ thuật trồng cây và chăm sóc đúng cách.


Cách chăm sóc cho cây Phong lan

Theo kinh nghiệm dân gian, muốn cho lan sinh trưởng tốt, môi trường thuận lợi nhất cho lan bám vào cây tươi nơi thoáng gió, ít ánh sáng chói. Vì vậy, khi lan đưa vào trồng trong chậu cần chăm sóc từ từ cho cây quen dần, không bón thúc phân hóa học quá sớm.

Lúc lấy lan rừng cần bóc cả vỏ gỗ mục (loại lan đang sống) bó lại để nơi thoáng mát, ngày tưới vài ba lần bằng cách phun sương đều cả lá thân rễ. Chú ý lót giò bằng mùn cưa hay xơ dừa đều không được nén chặt. Tránh để ánh nắng gay gắt, thỉnh thoảng đưa lan ra ngoài trời đêm. Chơi lan không nên bón nhiều phân hóa học, chỉ cần đủ nước, ánh sáng và không gian phù hợp là cây phát triển tốt.

Cách cho cây hoa Phong lan nở như ý muốn

Khi muốn lan ra hoa bất thường, nhất là vào dịp Tết chẳng hạn hãy bón phân qua lá dành riêng cho lan. Song cần rất hạn chế bón thúc cho hoa vì sau mỗi đợt bón như vậy cây sẽ yếu sức. Tốt nhất là cách hai tháng lại thay lót giò một lần bằng xơ dừa mạt cưa. Hoa tàn thì cắt ngay cuống lá để tập trung dinh dưỡng nuôi cây lại sức. Tưới nước nhẹ đều đặn ngày vài ba lần là cây sống khỏe không cần bón phân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét