Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

kỹ thuật trồng rau

Quy trình kỹ thuật trồng rau mầm.Trong bữa ăn hằng ngày của chúng ta bên cạnh nguồn dinh dưỡng từ động vật thì rau xanh và trái cây cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng, bổ sung năng lượng cho cơ thể.
I. Giới thiệu
Trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta bên cạnh nguồn dinh dưỡng từ động vật thì rau xanh và trái cây cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng, bổ sung năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên trên thực tế việc sản xuất
Cây rau mầm
và tiêu thụ rau xanh của chúng ta vẫn chưa được quản lý và kiểm soát chặt chẽ. Vì thế vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nhất là nguy cơ tiềm ẩn từ khả năng tồn đọng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau xanh vẫn luôn là mối bận tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Đặc biệt là khu vực đô thị-nơi vốn không thể tìm đâu ra diện tích để trồng và chủ động nguồn thực phẩm xanh cho gia đình. Trước thực tế trên, sau thời gian nghiên cứu và thử nghiệm thành công, công ty TNHH Thương mại Nguyên Nông – GINO Co, Ltd đã giới thiệu Chương trình “nông nghiệp hữu cơ nhỏ” nhằm tạo điều kiện cho các hộ dân sống ở đô thị có thể tận dụng những không gian nhỏ như balcon, sân thượng... để tự trồng và chủ động được nguồn rau xanh, sạch, an toàn cho gia đình.
Đặc trưng của chương trình “nông nghiệp hữu cơ nhỏ” là chúng ta không canh tác trên đất thật, toàn bộ rau xanh đều được trồng bằng giá thể hữu cơ đã qua xử lý với ưu điểm khô nhẹ, dể thấm nước, giữ ẩm tốt, đã được phối trộn dinh dưỡng, thân thiện với môi trường...
Các loại rau xanh đều được rút ngắn thời gian canh tác, được trồng toàn bộ bằng giá thể với qui mô nhỏ gọn và sạch trên diện tích sản xuất vốn được tận dụng từ những không gian trống như balcon, sân thượng...nên rất lý tưởng và phù hợp với điều kiện môi trường nhà phố.
Với chương trình “nông nghiệp hữu cơ nhỏ” thì quy trình canh tác được áp dụng theo nguyên tắc “4 không”:
- Không sử dụng đất thật.
- Không sử dụng thuốc hóa học.
- Không sử dụng phân hóa học.
- Không sử dụng nước nhiễm bẩn để tưới rau.
Hai nhóm cây trồng tiêu biểu của Chương trình đã và đang được nhiều hộ gia đình canh tác là “Rau mầm” và “Rau non”.
Rau mầm (trồng trong 7 ngày thu hoạch):
Là rau được canh tác bằng các loại hạt giống rau thông thường nhưng có thời gian canh tác ngắn nhất, chỉ khoảng 5 – 7 ngày sau khi trồng là có thể thu hoạch.
Có thể trồng rau mầm từ nhiều loại hạt giống rau ăn lá khác nhau như cải bẹ, cải ngọt, cải dúng, xà lách, rau muống, hành, tần ô...Thời gian qua Công ty GINO đã phổ biến cho nhiều hộ gia đình canh tác thành công rau mầm trên 2 loại giống là rau cản mù tạt và rau muống mầm Việt Nam.
Rau mầm là rau được canh tác bằng các hạt giống thông thường và  có thời gian canh tác rất ngắn, chỉ 5 – 7 ngày sau khi gieo hạt là thu hoạch.
Rau mầm có chứa nhiều chất khoáng và các vitamin B,C,E,...sản phẩm mới, an toàn, có vị cay, hơi nồng, rất hợp với các món ăn chế biến từ thịt bò, lẩu mắm, gỏi gà, món xào,...
Theo các tài liệu khoa học rau mầm có giá trị dịnh dưỡng cao gấp 5 lần rau thường.
Rau mầm dễ trồng, không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, trồng trong môi trường sạch không có mầm bệnh và vi sinh vật gây hại.
Rau mầm phù hợp với sản xuất nông nghiệp đô thị, có thể trồng được quanh năm vào bất cứ mùa nào và thời gian nào, vừa giải trí vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
II. Dụng cụ và vật liệu trồng rau mầm
1/. Giống:
Có thể trồng rau mầm bằng nhiều loại hạt giống rau khác nhau như: củ cải trắng, cải ngọt, cải xanh, rau muống, hạt mè đen, các loại đậu xanh, đậu nành, đậu đen, đậu phộng,...Nhưng phổ biến nhất hiện nay là củ cải trắng do dễ trồng và dễ tiêu thụ.
2/. Khay:
           
Khay xốp để trồng rau mầm
Có thể sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau tùy điều kiện sẳn có của mỗi gia đình như khay tre, khay nhựa, khay xốp,...Loại khay sử dụng tiện lợi nhất là khay xốp (loại khay xốp dùng để đựng trái cây được mua từ các vựa bán trái cây ). Khay xốp có nhiều kích thước khác nhau nhưng phổ biến nhất là khay có kích thước 40 x 50cm.
             Khay phải good luckc lỗ để thoát nước vì khay lòng mảng ở giữa lũng xuống hai bên cao hơn nên khi tưới ở giữa hay bị ứ đọng nước (nước không thoát được cây sẽ chết úng), hai bên bị khô lúc này lượng nước không đồng điều hạt hai bên mép khay bị khô ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt nên ta good luckc mỗi khay 3 lỗ và tùy theo từng loại khay mà good luckc lỗ.
3/. Kệ:
Tùy theo kích thược khay mà ta đóng kệ có kích thước cho phù hợp. Có thể đóng kệ bằng gỗ hoặc kệ sắt (loại sắt có lỗ để tiện cho việc lắp ráp và di chuyển khi cần thiết), nên thiết kế kệ có 4 tầng, khoảng cách giữa tầng đầu tiên và mặt đất là 25 – 30cm để hạn chế những sinh vật như cóc, chuột, kiến vào khay.
4/. Đất trồng (giá thể):
Là loại đất sạch hữu cơ sinh học, được sản xuất là xơ dừa, đã có đủ dinh dưỡng nên trong quá trình trồng không cần bổ sung bất kỳ một loại phân bón nào khác. Hiện tại có 2 loại giá thể trồng rau mầm phổ biến là: Đất sạch hữu cơ sinh học của công ty TNHH dừa MêKông và Dasa hữu cơ sinh học của công ty Đất Sạch.
            Ưu điểm của công nghệ này là đất trồng rau xanh truyền thống (đất thật) sẽ được thay thế bằng một hỗn hợp có tên “đất trồng cây hệ Multi” có nguồn dinh dưỡng hữu cơ lâu dài, thân thiện với môi trường, không có chất độc, vi sinh vật gây hại, không dùng phân và thuốc trù sâu hóa học.
            Thành phần chính của đất trồng cây hệ Multi bao gồm giá thể hữu cơ từ bụi dừa, phân trùn quế, rong biển, vi sinh vật hữu ích và bánh dầu lên men. Tạo dinh dưỡng cao giúp cây tăng trưởng và phát triển tốt. Hiện sản phẩm đất trồng cây do GINO cung cấp khá đa dạng như đất trồng cây Multi dành cho rau ăn lá.
            5/. Khăn giấy:
            Dùng để lót trên bề mặt giá thể trước khi gieo hạt, mục đích của việc lót giấy trên mặt giá thể trước khi gieo để khi thu hoạch rau mầm sẽ không bị dính giá thể vào rau. Dùng loại khăn giấy “Khăn ăn cao cấp 2 lớp Pulppy” kích thích 330 x 330mm.
            Ngoài việc dùng khăn giấy lót trên bề mặt giá thể, khăn giấy còn dùng để lót vào hộp thành phẩm đựng rau mầm.
            6/. Bìa giấy Carton:
            Dùng để đậy khay trong 1 – 2 ngày đầu mới gieo hạt.
III. Thao tác trồng và chăm sóc:
            - Ngâm - ủ hạt giống: hạt giống phải được ngâm ủ trước khi gieo, ngâm trong nước lạnh thời gian từ 6 – 8 giờ, sau đó ủ trong khăn ẩm từ 10 – 12 giờ. Nếu hạt nảy mầm chậm ta có thể ủ hạt 24 giờ đến  48 giờ.
            Mục đích của việc ngâm ủ hạt giống:
+ Rút ngắn thời gian sinh trưởng.
+ Loại bỏ tạp chất, hạt lép còn lẫn trong hạt giống.
+ Tỷ lệ nảy mầm cao và đồng đều.
            - Cho vào khay một lớp giá thể 3 – 4cm, dùng tay vò nát những cục lợn cợn trong giá thể, phả nhẹ cho bằng phẳng không dè nhuyễn nếu giá thể bị đè nặng tay thì lượng ôxy không thông thoáng gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của rau, tưới nước cho ướt đẫm giá thể khi mà bề mặt đáy khay có thấy nhỏ giọt.
Lưu ý:
            - Giá thể phải san bằng mặt nếu không san bằng thì khi thu hoạch sản phẩm không đồng đều và mẫu mã không đẹp.
            - Lót lên bề mặt khay lớp khăn mỏng để rau không bị dơ trong quá trình thu hoạch.
            - Gieo hạt giống đã ngâm - ủ nứt nanh vào khay đã chuẩn bị sẵn bằng các bước ở trên. Tùy theo giống mà lượng giống cần dùng khác nhau như: củ cải trắng: 60 –  80g/khay 40 x 50cm, đậu xanh: 60 – 80g/khay 40 x 50cm.
            - Sau khi gieo tưới phun sương nhẹ và đậy kín khay lại bằng giấy carton. Hoặc chất chồng các khay lên nhau nhằm mục đích giữ ẩm giảm sự bốc hơi nước, kích thích sự nảy mầm nhanh hơn.
            - Khoảng 12 -18 giờ sau giở giấy đậy ra tưới phun sương mặt khay từ 1 – 2 ngày, chú ý không tưới vào buổi chiều.
            - Thu hoạch: sau 5 đến 7 ngày trồng, rau mầm cao 8 – 12 cm là thu hoạch.
            - Cách thu hoạch: dùng kéo hoặc dao (loại dùng để rọc giấy) cắt sát bề mặt giá thể xếp ngay ngắn vào hộp nhựa trong (loại hộp đựng được 200g) đưa đi tiêu thụ hoặc bảo quản trong tủ lạnh.
Lưu ý: Rau sau khi thu hoạch không được rửa, không bảo quản trong ngăn đát tủ lạnh.
            - Trồng đợt mới: sau khi thu hoạch giá thể có thể tái sử dụng trồng lại lần 2 bằng cáhc xới lên, lượm sạch phần thân, rễ bổ sung thểm giá thể mới vào cho đủ lượng cần dùng. Không nên tái sử dụng nhiều lần dễ phát sinh mầm bệnh ở các lần sau. Giá thể sau khi trồng rau mầm được sử dụng cho cây kiểng và các loại cây trồng khác.
                       MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý
            - Rau mầm phải trồng ở nơi thoáng mát có nhiều ánh sáng nhưng không trồng ở nơi có ánh nắng và mưa trực tiếp. Yêu cầu về ngoại cảnh như sau:
Cây rau mầm được trồng ở Balcon
- A0 môi trường bên ngoài: Nếu thời tiết khô ráo, nhiều gió thì số lần tưới nhiều hơn.
- T0 tốt nhất cho cây sinh trưởng và phát triển là 32 – 34 0 C nếu dưới 30 0C cây không phát triển, lúc này cho năng suất thấp ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh tế và nhất là mùa đông có khi bị giảm tới 40%.
- Ánh sáng: cải mầm yêu cầu ánh sáng khuyếch tán ánh sáng phải đạt từ 80 – 10.000 lux.
- A0 đất đạt 65 – 70%.
+ 1 đến 2 ngày sau khi gieo giở giấy Carton ra, tưới phun sương nhẹ vừa đủ ướt mặt khay. Nên tưới vào buổi sáng không tưới vào buổi chiều và tối vì dư nước rau dễ bị úng, ngã (rau ngã rất khó thu hoạch, tốn nhiều công lao động).
+ 1 ngày trước khi thu hoạch giảm tưới hoặc ngưng tưới hẳn tùy theo mức độ ẩm của giá thể.
+ Rau mầm do thời gian sinh trưởng và giá thể trồng đã có đầy đủ các chất dinh dưỡng hữu cơ vi sinh nên trong quá trình chăm sóc chỉ cần tưới nước vừa đủ cho cây mà không cần phải bón bổ sung bất kỳ nguồn dinh dưỡng nào (phân bón) khác.
+ Nên sử dụng giống tốt (hạt đồng đều, tỷ lệ nẩy mầm cao, không có lẫn hạt lép và tạp chất, sạch bệnh) để trồng. Giống chất lượng kém dễ bị bệnh thối nhũn. Nếu bị bệnh phải hủy bỏ, rửa sạch khay đem phơi khô để cách ly mầm bệnh. Không được sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để phun vì không đảm bảo thời gian cách ly, ảnh hưởng đến đến sức khỏe người trồng rau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét