Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Bảy, 21 tháng 2, 2015

Trồng và nhân giống hoa hồng

Trồng hoa hồng có thể cho thu nhập rất cao

Hoa hồng là loại hoa đẹp, có màu sắc phong phú, màu lá xanh tươi, có thể trang trí đa dạng từ cắm bình, cắm chậu đến trồng trong chậu, trồng trang trí xung quanh nhà... Hoa hồng sống lâu năm, dễ trồng, ra hoa quanh năm, nếu trồng đúng kỹ thuật có thể cho thu nhập cao gấp hàng chục lần trồng các cây trồng khác. 

Kết quả hình ảnh cho Trồng và nhân giống hoa hồng

Kỹ thuật trồng
- Thời vụ: Hoa hồng có thể trồng quanh năm song thời vụ thích hợp là mùa xuân tháng 2- 3 hay mùa thu tháng 9- 10.
- Làm đất, bón phân: Đất thích hợp để trồng hoa hồng là đất thịt hoặc đất thịt nhẹ, những nơi đất cao không bị ngập úng, kết cấu tơi xốp. Hoa hồng ưa nắng nhiều, thời gian chiếu sáng cần thiết trong ngày ít nhất 8 giờ. Nếu ít nắng, cây sẽ yếu, ít hoa, màu sắc hoa kém, ít hương thơm. Đất cần làm kỹ, lên luống cao, khi trồng xới đất sâu 25- 30cm.
Trước khi trồng, cần bón lót, lượng phân cho 1 sào Bắc bộ là 1 tấn phân chuồng, 10kg đạm, 15kg lân, 10kg kali, những nơi đất nặng nhiều sét có thể bón lót thêm 15kg vôi bột. Cây hoa hồng ra hoa quanh năm nên đòi hỏi dinh dưỡng nhiều, ngoài bón lót trước trồng, cần bón thúc sau mỗi đợt thu hái hoa.
Cây hoa hồng sau khi trồng 2- 3 năm cần phải định kỳ xới xáo làm cỏ bón phân mỗi tháng một lần. Cần chú ý hoa hồng rất thích phân hữu cơ làm từ các phụ phẩm bã khô dầu, các loại phân xanh, đặc biệt phân bắc (pha loãng với nước dùng tưới cho cây). Khi dùng những loại phân này, cây hồng sẽ sinh trưởng mạnh, cành lá xum xuê, hoa ra nhiều và bông to. Nếu bón phân vô cơ lâu ngày, đất sẽ bị chai cứng, cây sẽ cằn cỗi. Kinh nghiệm những hộ trồng hoa hồng lâu năm cho biết, khi lá cây hoa hồng có màu vàng nhạt là do thiếu phân đạm, cây bị rụng lá là do thiếu phân lân, lá có viền vàng do thiếu phân kali. Muốn hoa có màu sắc đậm, lâu tàn cần tưới thêm phân kali, khi cây có nụ không nên tưới phân.
Trồng và chăm sóc: Sau khi làm đất và bón lót, tiến hành trồng hoa hồng. Chọn những cây giống mập khoẻ, bộ rễ tốt. Nên trồng vào buổi chiều mát, tỉa bỏ lá già, các cành dư thừa, khoảng cách trồng 40x50cm (khoảng 1.800 cây/sào Bắc bộ). Không trồng quá sâu cây phát triển chậm. Sau khi trồng hơi nén chặt đất nơi gốc cây và tưới thật ẩm, che nắng 3-4 ngày tiếp theo, khi cây hồi tươi lá dỡ bỏ dàn che. Tưới nước cho hoa hồng là công việc hết sức cần thiết: mỗi ngày nên tưới 2 lần, vào buổi sáng sớm và chiều mát. Thường xuyên tỉa cành khô, cành vượt, tạo hình cây cân đối. Khi cây hoa hồng sinh trưởng tốt, cành lá xum xuê sẽ ra rất nhiều nụ. Cần tỉa bớt hoa để tập trung dinh dưỡng cho những hoa còn lại phát triển to đẹp. Hoa hồng ra hoa chính trên ngọn, tiếp đến 2 hoa kế dưới là hoa phụ cần tỉa bỏ. Sau mỗi năm nên đốn phớt để cây phát triển nhiều cành (sẽ cho nhiều hoa chính); sau 2- 3 năm nên đốn đau một lần, chặt sát gốc để cây mọc chồi non trở lại.
Thu hoạch hoa: Hoa hồng được thu hoạch khi còn đang là nụ, nên cắt hoa vào buổi sáng sớm hay chiều mát. Trước khi cắt cần tưới nhiều nước cho cây sau này sẽ lâu tàn. Dùng dao sắc để cắt hoa, không làm giập cành xước vỏ làm cây và hoa mau thối hỏng. Trung bình mỗi tháng thu hoạch rộ 2 lứa. Sau khi cắt hoa cần chăm sóc tưới phân để cây tiếp tục sinh trưởng và ra hoa tiếp.
Muốn điều khiển hoa trổ vào dịp Tết Nguyên đán, trước Tết 40- 45 ngày tiến hành cho cắt đầu cành, bỏ đi từ 5- 6 mắt lá. Sau khi cắt, các cành mới sẽ trổ ra, từ những cành này sẽ cho loạt hoa sát vào thời điểm mong muốn.
Nhân giống bằng phương pháp giâm cành
Sản xuất giống cây hoa hồng bằng phương pháp giâm cành có ưu điểm trong khoảng thời gian ngắn có thể tạo lượng cây giống lớn, cây giống sinh trưởng phát triển tốt, giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ. Cây hoa hồng là cây thân gỗ, việc ra rễ của cành giâm là rất khó khăn nên cần phải sử dụng chất kích thích ra rễ trong quá trình giâm cành hồng.
- Thời vụ giâm và chuẩn bị đất giâm: Giâm cành hoa hồng nên tiến hành vào tháng 2- 3 (mùa xuân) hay tháng 9- 10 (mùa thu). Vườn giâm cành cần được che nắng che mưa trong ít nhất 2 tuần đầu đến khi cành giâm ra rễ mạnh. Chọn đất giâm tơi xốp, nhiều mùn, trước khi giâm đất nên được phơi nắng kỹ để khoáng hoá tốt và loại bỏ được các mầm bệnh. Chuẩn bị giâm, đất được tưới nước thật ẩm.
- Chọn cành giâm: Chọn các cành bánh tẻ từ cây mẹ sinh trưởng phát triển tốt, hoa to, nhiều hoa. Dùng dao sắc cắt vát cành từng đoạn khoảng 10- 12cm, chú ý mỗi đoạn phải có ít nhất 1 mắt tốt, vết cắt phía dưới mắt 3-4cm để khi ra rễ, rễ sẽ ra từ mắt đó. Mỗi cành giâm giữ lại 2- 3 lá chét.
- Tiến hành giâm: Trước khi giâm vào đất, nhúng cành vào dung dịch kích thích ra rễ (dung dịch NAA nồng độ 500 ppm) trong 5 giây rồi cắm thẳng vào đất (cắm sâu 2- 3cm), khoảng cách cắm 10 x 10cm. Hàng ngày che nắng che mưa, tưới ẩm cho đất và cho cành giâm (phun tưới ngày 2- 3 lần), sau đó 10 ngày một lần phun dinh dưỡng qua lá cho cành giâm (có thể dùng phân qua lá Thiên Nông). Sau khoảng một tháng, cành giâm ra rễ mạnh và đâm chồi, có thể mang đi trồng ngoài sản xuất, sau 3- 4 tháng cây có thể ra hoa cho thu hoạch.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét