Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

Những nhân tố ảnh hưởng đến cây trồng

Cây trồng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố ngoại cảnh sau : mưa, nắng ( nhiệt  độ cao), Gía rét ( nhiệt độ thấp), bão lụt, đất bị phèn mặn, sâu bệnh, chim chuột phá hại.

1. Mưa

Cây trồng rất cần nước nên mưa lúc cây cần nước là rất quan trọng. Ngược lại nếu mưa quá nhiều sẽ có hại cho cây trồng. Mưa lúc mới gieo hạt quá nhiều, hạt sẽ khó mọc mầm hoặc mọc mầm được nhưng bị dập và thối. Đối với cây ngô, lúc cây còn non gặp nhiều mưa sẽ bị chết. Vào lúc ra hoa, nếu mưa nhiều sẽ bị trôi phấn, thụ phấn, thụ tinh kém. Với lúa lúc trổ bông nếu mưa nhiều, tỷ lệ lép sẽ cao. Vào lúc lúa chín, nếu gặp mưa nhiều lúa rụng nhiều hoặc nẩy mộng trên cây nếu lúa không có đặc tính miên trạng. Chính vì vậy nông dân thường cầu cho “mưa thuận, gió hòa”, chỉ có mưa thuận gió hòa thì cây trồng mới tươi tốt, năng suất cao, chất lượng nông sản mới tốt.
Cây trồng rất cần nước, cây ngô nếu gặp mưa nhiều thì khó thụ phấn
Cây trồng rất cần nước, cây ngô nếu gặp mưa nhiều thì khó thụ phấn

2. Nắng

Nếu hiểu theo nghĩa chiếu sáng là yếu tố cần thiết đối với cây. Nếu trời âm u kéo dài, nhất là lúc lúa trổ thì ảnh hưởng xấu đến năng suất lúa. Đối với cây trồng khác cũng vậy. Vì ánh sáng cần thiết cho quá trình quang hợp. Các cây trồng cón nguồn gốc nhiệt đới cần cường độ ánh sáng khoảng 50.000 – 70.000 lux cho quá trình quang hợp. Nhưng khi trời âm u, cường độ ánh sáng chỉ đạt từ 5.000-> 10.000 lux mà thôi. Tuy nhiên nếu nắng nhiều, khô hạn, nhiệt độ không khí cao quá 40oC thì bất lợi cho nhiều loại cây trồng, nhất là các loại cây có kiểu quang hợp theo chu trình C-3, ở nhiệt độ trên 40oC quang hợp sẽ giảm, hô hấp tăng cao. Lúc này quá trình bốc hơi mặt lá tăng nhanh làm cho cân bằng nước trong cây bị xáo trộn, hô hấp tăng cao, năng lượng bị tiêu hao nhiều, cây trồng trở nên yếu dễ bị sâu bệnh phá hại.

3. Giá rét

Giá rét được liệt vào điều kiện bất lợi cho cây trồng. Trong điều kiện nhiệt đới ẩm, chỉ có một số chủng loại cây ôn đới có thể chịu đựng được giá rét. Các cây trồng nhiệt đới không thể chịu được giá rét, vì giá rét kèm theo nhiệt độ thấp, lúc đó chất nguyên sinh trong tế bào sẽ bị đông lại, thể tích tế bào có thể tăng cao làm vỡ thành tế bào. Thông thường cây trồng sẽ không sống nổi mà phần lớn bị chết rét. Hoặc ít nhất thì sinh trưởng cũng bị đình trệ, nếu cây có khả năng chịu rét tốt. Các cây trồng nguồn gốc ôn đới khả năng chịu rét tốt hơn ( bắp cải, su hào, lê, đào…), một số cây như cà rốt, xà lách, đào, hồng…cần có một thời gian lạnh dưới 12oC mới ra hoa kết quả.
Cà rốt là loài chịu lạnh

4. Đất có vấn đề

Đất có vấn đề là đất bị nhiễm mặn, phèn, trong đất có nhiều độc tố như Sắt, Nhôm, Mangan, muối NaCl, Na2SO4… Đất có thừa các chất trên đều gây độc cho cây trồng. Muốn trồng trọt được ta phải tiến hành xử lý, cải tạo đất mới trồng trọt đươc. Các loại đất nói trên thường hay bị thiếu dinh dưỡng thiết yếu như P, K kể cả N và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Để cải tạo các loại đất như vậy, trước tiên cần có nguồn nước ngọt. Nếu không, ta phải tìm cách chuyển đổi cơ cấu. Ví dụ, đất mặn chuyển sang nuôi trồng thủy sản nước lợ hay nước mặn, hoặc chọn cây kháng mặn để trồng như lúa mùa địa phương chẳng hạn. Đất phèn quá có thể chuyển sang trồng cây lâm nghiệp chịu được phèn.
Đời sống cây trồng – TS. Nguyễn Đăng Nghĩa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét