Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

Uốn cành sửa các khuyết tật cây Bonsai

Uốn cành để sữa chữa một thân cây hay một nhánh cây bonsai bị cong ở chỗ không vừa ý hoặc làm cho nó cong ở chỗ ta muốn, thì có thể áp dụng các phương pháp sau đây:

1.Uốn cành bằng cách cột dây

Dùng dây nhợ chắc và thanh kim loại cứng. Quấn vài vòng nhợ lên đoạn uốn cành .Đặt thanh kim loại dọc theo thân cây ở phía đối diện với hướng mà bạn muốn uốn thân cây cho thẳng. Quấn chặt dây nhợ quanh thanh kim loại và thân cây để ghịt chặt thân cây vào thanh kim loại. Phương pháp ngược lại dùng uốn cong một cành nào đó của một thân cây, nhánh cây đang quá thẳng :
- Dùng thanh kim loại có độ uốn cong tương ứng với phần thân mà ta muốn uốn cành;
- Dùng dây hay miếng cao su buộc ở phần muốn uốn;
- Buộc một đầu thanh kim loại ở vị trí bên dưới bằng sợi nhợ chắc;
- Uốn cong đoạn thân cho khít với vùng cong của thanh kim loại;
- Buộc chắc đầu bên kia của thanh kim loại vào thân cây.
- Quấn dây nhợ lên thanh kim loại và thân cây để buộc chặt chúng lại.

Uốn cành được nhà vườn dùng để sửa chữa kiểng cổ trong đó thanh kim loại thường được uốn cong hình chữ S-và dùng dây chuối hay dây thừng quấn quanh thân, cành vào thanh kim loại uốn cong đó.

Những đoạn cong trên thân Bonsai luôn phải dùng cách uốn cành
Những đoạn cong trên thân Bonsai luôn phải dùng cách uốn cành

2. Uốn cành bằng cách dùng cảo

Dùng các loại cảo tương ứng với thân, cành muốn uốn cong
- Ghịt 2 đầu trên và dưới của cảo vào thân cây ở phía trên và phía nơi sẽ uốn cong. Ở vị trí này có thể dùng cao su chêm,lót cho khỏi trầy da, hư vỏ.
- Phần lực đẩy của cảo sẽ tác dụng lên vị trí giữa nơi đó có lót chêm bằng tấm cao su sao cho vỏ cây khỏi bị tróc ra.
- Tăng cảo từ từ, ngày này qua ngày khác. Hoặc tang cảo một lần không vượt quá độ giòn gãy của thân.
Duy trì cảo như thế trong một thới gian khá lâu đủ thời gian cho các vết rạn nứt của vỏ cây nơi vị trí bị cảo lập liên lạc với nhau.
Dùng vải dày hoặc cao su để chêm, lót và dùng cảo để uốn thân cây.
Sau đó quấn vải dày hoặc cao su quanh thân cây ở ngay phía trên chỗ gắn cảo và cột ghịt thân cây vào thanh sắt.

Áp dụng thủ thuật uốn cành bằng cảo vào mùa khô, là mùa mà cây không tăng trưởng hoặc tăng trưởng rất ít và giữ cho đến 6 tháng hoặc 1 năm sau. Thời gian này đủ để cho các vết rạn nứt của vỏ cây do quá trình uốn nắn gây ra có thể liền lại.

Lê Công Kiệt – Nguyễn Thiện Tịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét