Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2015

Rễ chân nơm trong tạo tác Bonsai

Bonsai rễ lộ thiên
Bonsai rễ lộ thiên
Có thể nói sự phong phú của chủng loại và sự đa dạng của dáng thế, nhất là  những cây Bonsai do thiên nhiên dày công tạo tác đã thật sự hấp dẫn nhiều người, Sự phong phú của chủng loại cây là nguồn cảm hứng sáng tác cho nhà tạo dáng  và sự đa dạng của dáng thế luôn đem đến cho người thưởng thức những bất ngờ nên không bao giờ thấy nhàm chán.
Quan sát tự nhiên ở những vùng duyên hải, khi mà thủy triều xuống, nhiều loài cây phô bày bộ rễ như cây bần, cây đước.. Những bộ rễ tưởng chừng lêu khêu ấy nhưng thật sự chúng bám sâu trong lòng đất chắc chắn mới có thể thích nghi với thủy triều lên xuống. Ngược lại bên triền sông lở, những cây lộc vừng, phi lao…thường bị sóng nước xô tới dẩy lui làm xói mòn đất, làm lộ thiên nhiều phần của bộ rễ trông thật đẹp mắt, đặc biệt bộ rễ thường tỏa xung quanh như cái nơm bắt cá. Cứ như thế nhiều năm liền, điều kiện sống khó khăn, làm cho cây phát trển chậm, khắc khổ và già cỗi hơn… Nếu sưu tầm được những cây này thì sẽ là điều may mắn bởi ta không phải tốn công sức vì thiên nhiên đã làm thay việc này. Chúng ta chỉ việc cắt bỏ những phần dư thừa trên  cây và trồng vào cái chậu tương xứng là xong!
Mặc dù rễ cây thường lồi, trồi lên rất cao, khỏi mặt đất nhưng khi chọn chậu trồng, chúng ta cần chú ý khoe bộ rễ chân nơm này.
Trong vườn ươm, để tạo được những cây Bonsai theo dáng rễ chân nơm (hay còn gọi là Neagari) bạn cần phải có nhiều thời gian. Hơn nữa cần phải tích lũy nhiều kinh nghiệm thực tiễn, bạn mới có được tác phẩm ưng ý.
Thông thường có 2 cách làm bộ rễ lộ hẳn trên mặt đất
- Cách thứ nhất thường áp dụng cho những cây Bonsai lớn : trồng cây cao hơn mặt chậu, tất nhiên là phải vây xung quanh để giữ chất trồng. Sau một thời gian dài, rễ ăn  sâu, bám chặc xuống chậu thì chúng ta tháo dần vách vây kết hợp với việc xịt nước cho trôi dần chất trồng để rễ được phơi như mong muốn.
- Cách thứ hai thường được áp dụng đồng loạt cho đám cây nguyên liệu trong vườn ươm: nắm “đầu” chúng, nhớm gốc, kéo lên, phơi bày một phần trên của bộ rễ. Và cứ thế, rất nhiều lần, bộ rễ sẽ lộ trên mặt đất. Để dễ thực hiện thao tác này, bạn nên dùng chất trồng tơi xốp như hỗn hợp : cát, xơ dừa, tro trấu…
Điều lưu ý là cách làm thứ hai dễ làm cây mất sức, do vậy bạn cần biết rõ đặc điểm sinh lý của loài cây ấy để chọn thời điểm thích hợp bón phân bồi bổ trước, trong và sau mỗi lần thao tác.
Theo Đông Nguyên – Tạp chí hoa cảnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét