Đặc điểm cây xà cừ
Đây là loài cây gỗ lớn, cao > 25m và đường kính có thể > 1,5m và có kỹ thuật trồng cây cực đơn giản. Thân trơn, lúc non vỏ nhẵn, lúc già bong vẩy trơn. Tán lá rộng, lá kép lông chim, mọc cách mang 3 – 6 đôi lá chét. Lá chét hình trái xoan dài, đầu gần trơn có mũi lồi ngắn, đuôi nêm, lá thường có kích thước dài 6-12cm, rộng 3-5cm. Mép lá tròn, mặt trên nhẵn bóng, cuống lá chét dài khoảng 1cm.
Kỹ thuật trồng cây xà cừ không khó
Hoa mọc ở nách lá, quả nang và có hình cầu, đường kính từ 4-5cm, khi chín, vỏ hoá gỗ và nứt thành 04 mảnh, mỗi ô có >10 hạt. Hạt của cây xà cừ dẹt, xung quanh có cánh dẹt mỏng. Cây có hệ rễ ngang phát triển mạnh.
Đặc tính sinh học và sinh thái học cây xà cừ
Cây xà cừ ưa sáng, mọc khá nhanh, dễ trồng, hạt cây nảy mầm rất khoẻ, tái sinh hạt và chồi đều mạnh. Cây tăng trưởng rất nhanh, có thể phát triển tốt trên mọi địa hình, mọi loại đất, rất phù hợp với nền đất cát của vùng ven biển miền trung Việt Nam, cây chịu hạn và gió bão rất tốt. Đặc biệt, cây có khả năng đề kháng với sâu bệnh rất cao. Không những là cây giống lâm nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, cây xà cừ còn tạo vẻ đẹp cảnh quan cho các công trình khu dân cư, đường phố.
Kỹ thuật trồng xà cừ
Thời vụ trồng: Cây xà cừ tăng trưởng rất nhanh, có thể phát triển tốt trong mọi điều kiện khí hậu. Vì vậy, loài cây này có thể trồng ở tất cả các thời điểm trong năm, tuy nhiên, tốt nhất là trồng vào đầu mùa mưa.
Cây xà cừ được trồng nhiều ở các thành phố lớn
Mật độ và khoảng cách trồng: Người trồng có thể trồng xà cừ với mật độ 625 cây/ha, theo cự ly cây cách cây 4m, hàng cách hàng 4m. Đào hố: Hố đào cần có kích thước từ 40 x 40 x 40cm, người trồng cần cuốc hố trước khi trồng ít nhất 10 ngày. Cây cần được bón lót 0,1 kg NPK/hố, ngoài ra có thể bón phân lân vi sinh 0,4kg/hố.
Sau đó, người trồng cần cuốc một lỗ nhỏ giữa hố lớn hơn bầu cây, bóc bỏ vỏ bầu, đặt cây ngay ngắn giữa hố, mặt bầu cần thấp hơn miệng hố từ 5-10 cm. Đối với đất dốc, cây cần được để giữ ẩm và khi trồng không được làm vỡ bầu. Khi trồng xong, người trồng cây có thể dùng que tre có chiều dài từ 40-50cm, đường kính 4-6mm cắm sâu vào đất, cách gốc 5-7cm, sau đó cột nhẹ thân cây vào que để ổn định cây trồng, hạn chế gió lay gốc, nghiêng ngả.
Cách chăm sóc cây xà cừ cổ thụ
Hàng năm, cây cần được chăm sóc 2 lần vào tháng 2-3 và 8-9. Khi cây còn nhỏ, người trồng mỗi ngày cần tưới 2 lần, 2 – 3 lít/m2/1 lần cho cây. Khi đã lớn, cây chỉ cần tưới 1 lần/ngày hoặc 2 ngày/1lần, 4 – 5 lít/m2/1 lần. Người chăm cây cần rẫy sạch cỏ dại xung quanh và tém đất vào gốc cây có đường kính 0,8-1,0m; tỉa cành nhánh từ mặt đất đến độ cao từ 1/3-1/2 thân cây, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng về chiều cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét