Có 2 loại giống rau dền có thể trồng làm rau ăn là dền trắng và dền đỏ. Dền trắng (còn gọi là dền xanh) có thân, lá đều xanh, phiến lá hẹp, hình lá liễu (nên còn có tên là dền lá liễu). Còn dền đỏ (còn gọi là dền tía) là loại rau có lá hơi tròn đều hoặc tròn như vỏ hến, có loại lá dài to; thân, cành, lá có màu huyết dụ.
Ngoài ra, còn có rau dền cơm cũng là một loại cây thân thảo, phân nhiều nhánh từ gốc, thân có khía màu xanh nhạt; lá hình thoi hoặc hình trứng có cuống dài bằng phiến. Rau dền cơm cũng là món rau ăn thông thường ở gia đình nông thôn, có thể dùng bằng cách luộc hoặc nấu canh.
Cách trồng rau dền sạch và nhanh được ăn
Cách trồng rau dền tươi tốt
Vì hạt rau dền rất nhỏ nên cần phải làm đất thật kỹ (làm đất nhuyễn) để hạt dền nảy mầm đều. Khi gieo nên trộn hạt với tro bếp để gieo cho đều. Làm luống với kích thước chiều rộng từ 0,9–1,0m, còn chiều dài tùy theo kích thước vườn. Lượng hạt giống gieo ở vườn ươm từ 1,5–2 gr/m2. Sau khi gieo khoảng 25–30 ngày thì nhổ cấy (cây cao 10–15cm), trồng với khoảng cách: 15 x 15cm hoặc 12 x 20cm.
Bón phân cho rau dền:
Trước tiên bón lót cho cây, kết hợp với làm đất, với liều lượng từ 1,2 – 1,5 tấn phân chuồng/1.000m2. Sau khi cấy từ 5 – 7 ngày lúc cây đã phục hồi nên bón thúc bằng phân urê pha thật loãng với liều lượng 4 kg/1.000m2. Tưới đủ nước cho cây 1 lần/ngày.
Rau dền ít bị sâu bệnh, nếu có chủ yếu là các loài sâu ăn lá như sâu róm, sâu xanh, sâu khoang. Có thể dùng Sherpa hoặc Sherzol để phun phòng trị. Nhưng lưu ý khi dùng thuốc bảo vệ thực vật phải theo nguyên tắc “4 đúng” và đảm bảo thời gian cách ly. Không được dùng các loại thuốc cấm, không sử dụng quá liều quy định.
Sau khi cấy ra vườn trồng 25 – 30 ngày thì tiến hành thu hoạch bằng cách nhổ cả cây, rửa sạch đất, cắt bỏ gốc và bỏ vào bao bì để rau có giá trị hơn khi đem bán. Trong trường hợp bà con nông dân muốn ăn rau non, có thể thu hoạch lúc cây cao 10 – 15cm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét