Hoa huệ biểu trưng cho sự tinh khiết, trong sáng với hương thơm nhẹ nhàng, quyến rũ. Bởi vậy, nó được nhiều người dân ưa thích, lựa chọn trồng tại nhà để mang hương thơm tỏa khắp vườn tạo sự thư thái. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết các kỹ thuật trồng cây hoa huệ như thế nào để có một chậu hoa đẹp phô sắc, tỏa hương rực rỡ.
Đặc điểm của hoa huệ
Cây hoa huệ thuộc họ thuỷ tiên, trông từa tựa cây tỏi. Hoa huệ có hai giống, huệ đơn còn gọi là huệ xẻ, cây thấp hoa ngắn và thưa. Huệ kép còn gọi là huệ tứ diện, cây cao, hoa dày và bông dài hơn. Hoa huệ có màu trắng, thân hoa hình phễu, hương thơm ngào ngạt, toả hương về ban đêm. Người ta cho rằng hương thơm của huệ không tốt cho sức khoẻ nên ít ai cắm huệ trong phòng ngủ, nếu có thì ban đêm phải đưa ra ngoài sân.
Huệ là một loại hoa đặc biệt và kỹ thuật trồng cây này rất đơn giản
Huệ là thứ hoa được dùng nhiều trong việc cúng, lễ mà ít dùng để tặng nhau. Cây hoa huệ ưa ánh sáng, cho hoa quanh năm. Tuy nhiên, mùa hoa huệ là mùa hè, sang mùa đông thì cây cho ít hoa, hoa cũng nhỏ và bông ngắn hơn so với hoa chính vụ.
Kỹ thuật trồng cây hoa huệ
Hoa huệ có thể trồng trên nhiều diện tích khác nhau như vườn, trong chậu,….và bằng nhiều loại đất khác nhau, nhưng phải thoát nước tốt vào mùa mưa. Làm đất: cày xới, lên liếp cao (30-40 cm), phơi đất kỹ; liếp ngang 1,2m, rãnh 0,6-0,8m; đất cục lớn khoảng 3-4 cm (bằng ngón chân cái). Chọn giống: giống có hai loại, huệ trâu thân cao tối thiểu 1.5m cây cho bông dài, huệ sẻ bông nhỏ, chóng tàn, và huệ ta thân lùn, cho bông trắng, có mùi thơm hơn, thường nở hoa trên cây.
Chọn và tồn trữ củ giống: chọn củ đã trồng từ vụ trước, đào lên tồn trữ vào mùa khô (nếu không đào thì vụ tới sẽ cho bông nhỏ hơn khi trồng lại). Lấy giống phải phòng trừ rệp sáp trước ngoài ruộng (tháng 12âl), cắt bớt lá, rải thuốc bột. Đến khoảng 1 tháng đào củ lên cắt bỏ bớt rễ và nhúng vào thuốc trừ sâu rầy (bassa, Mipcin…), nhúng vào thuốc trừ rệp. Để dưới bóng râm mát (nên để một lớp) cho thoáng thì củ huệ ít bị hư hại.
Áp dụng đúng các kỹ thuật trồng cây, người dân sẽ có những chậu hoa huệ đạt năng suất cao
Hiện nay về tiêu chuẩn củ trồng được chia ra từ 3-4 loại như sau: Củ lớn có đường kính từ 3-4 cm (bằng ngón chân cái) xuống giống tháng 04 thì đến tháng 07 cho bông. Củ có đường kính trung bìng (2-3cm) xuống giống tháng 04 thì đến tháng 08-09 mới cho bông. Củ nhỏ có đường kính 01-02cm (bằng ngón tay út) xuống giống tháng 04 thì đến tháng 11 mới cho bông. Củ nhỏ hơn 1cm (bằng ngón tay út) xuống giống tháng 04 thì đến tết (tháng 12-01) mới cho bông.
Cách trồng và mật độ: (trồng cho 1.000m2). Từ 10-15 giạ giống (khoảng 100-150kg), trước khi trồng phải lặt sạch rễ, các tàn dư thực vật trên củ. Có thể trồng một loại củ, hoặc nhiều loại củ mà thu hoạch đồng loạt hay từng đợt tùy ý. Khoảng cách trồng: mật độ: 20cm x 20cm, cho củ giống nhiều sau này, nhưng khó chăm sóc; mật độ: 40cm x 40cm, không cho củ giống về sau nhiều, nhưng dễ chăm sóc; trồng sâu 2-3cm dưới mặt đất: nếu trồng cạn thì mau cho thu hoạch bông, nếu trồng sâu thì chậm cho bông nhưng cho bông tốt hơn.
Kỹ thuật chăm sóc cây hoa huệ
Tưới nước, bón phân là khâu quan trọng của kỹ thuật trồng cây ảnh hưởng tới chất lượng hoa huệ
Tưới nước: trồng xong phải tưới nước liền, ngày tưới 02 lần, sáng sớm và chiều mát. Cây huệ đòi hỏi phải được tưới nước, nếu tưới nước cho huệ bằng cách dùng tô, chậu nhỏ múc tạt nước từ dưới rãnh tạt ngược lên trên cây huệ thì ngoài việc cung cấp nước cho cây huệ, nước còn có tác dụng tạt ướt hết mặt dưới của lá huệ làm cho nhện đỏ bị rửa trôi.
Bón phân (cho 1.000m2 kể cả mương và liếp). Phân rác mục, phân chuồng (trâu, bò) thật hoai, trước khi trồng thường rải một lớp mỏng rơm để giữ cho đất mát. Bón lót: 25 - 30kg DAP. Bón thúc lần 1: (30 ngày sau khi trồng) 30kg phân DAP + 30kg phân urê. Bón thúc lần 2: (20 - 25 ngày sau trồng - gần xây ngù), 15kg urê, phun thêm phân KNO3. Bón thúc lần 3: sau khi thu bông bón thêm: 15kg phân DAP + 15kg urê.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét