Cây cảnh là gieo trồng , chăm sóc và tạo dáng một số loài thực vật để làm vật trang trí trong sân , trong nhà , hoặc bày trí theo phong thuỷ . Cây cảnh được tạo dáng theo sự sáng tạo của nghệ nhân mà vẫn giữ được vẽ tự nhiên của hoa lá .
Cây cảnh là gieo trồng , chăm sóc và tạo dáng một số loài thực vật để làm vật trang trí trong sân , trong nhà , hoặc bày trí theo phong thuỷ . Cây cảnh được tạo dáng theo sự sáng tạo của nghệ nhân mà vẫn giữ được vẽ tự nhiên của hoa lá . Phần thân được uốn theo một hình dáng nào đó để phù hợp với chậu , đất , nước ...Cây cảnh có nguồn gốc từ Trung Hoa và phổ biến qua Nhật Bản (biến thành nghệ thuật Bonsai), Triều Tiên, Việt Nam...Riêng ở Việt Nam thú chơi cây cảnh phổ biến rộng rãi trong quần chúng , đậm đà dân tộc tính , mang phong cách thiền vị . Mỗi một cây cảnh có sức hấp dẫn kỳ diệu làm thức tỉnh và an dưỡng tâm hồn con người.
Cây cảnh phải trồng trong chậu và từ chậu cảnh đó , người thưởng ngoạn sẽ thấy được mối giao hoà giữa thiên nhiên và con người . Chậu cảnh không nhất thiết phải ép cây nhỏ lại như bonsai , mà phải giữ cây giống như thiên nhiên và chỉ cần uốn nắn thân cây theo cách tạo hình đặc biệt của nghệ nhân . Chơi cây cảnh, các cụ ngày xưa chú ý 4 yếu tố: nhất hình (hình dạng cây) , nhì thế (dáng đứng của cây ), tam chi (nhánh cây), tứ diệp (lá cây). Tuổi cây càng cao, càng quý. Cây cảnh đẹp phải là cổ thụ nhưng nhỏ gọn, để nói lên ý nghĩa trường tồn.
Các nghệ nhân còn sáng tạo nghệ thuật , uốn thân cây và tỉa lá thành những con vật gần gũi trong thiên nhiên như: nai, ngựa... đến những loài vật có hình tượng như: cá hoá rồng, bộ rễ với nét rồng, thường gặp nhất là thế rồng lên (thăng long), rồng xuống (hạ long, long giáng) hay thế rồng bay hoặc cuồn cuộn cả một đàn rồng mẹ, rồng con (quần long).
Hiện nay ở Việt Nam có khuynh hướng chơi cây đại cảnh . Chiều cao của cây đại cảnh có khi lên đến 10m, đường kính gốc vài người ôm mới xuể. Cây cảnh cỡ lớn không cần chăm sóc tỉ mỉ như dạng bonsai, nhưng để tạo được một cây đẹp, có giá trị nghệ thuật lại rất khó bởi nếu như bonsai có đến hàng chục loại dáng thì cây đại cảnh thường chỉ là dáng trực, dáng xiêu .
Cây cảnh phải trồng trong chậu và từ chậu cảnh đó , người thưởng ngoạn sẽ thấy được mối giao hoà giữa thiên nhiên và con người . Chậu cảnh không nhất thiết phải ép cây nhỏ lại như bonsai , mà phải giữ cây giống như thiên nhiên và chỉ cần uốn nắn thân cây theo cách tạo hình đặc biệt của nghệ nhân . Chơi cây cảnh, các cụ ngày xưa chú ý 4 yếu tố: nhất hình (hình dạng cây) , nhì thế (dáng đứng của cây ), tam chi (nhánh cây), tứ diệp (lá cây). Tuổi cây càng cao, càng quý. Cây cảnh đẹp phải là cổ thụ nhưng nhỏ gọn, để nói lên ý nghĩa trường tồn.
Các nghệ nhân còn sáng tạo nghệ thuật , uốn thân cây và tỉa lá thành những con vật gần gũi trong thiên nhiên như: nai, ngựa... đến những loài vật có hình tượng như: cá hoá rồng, bộ rễ với nét rồng, thường gặp nhất là thế rồng lên (thăng long), rồng xuống (hạ long, long giáng) hay thế rồng bay hoặc cuồn cuộn cả một đàn rồng mẹ, rồng con (quần long).
Hiện nay ở Việt Nam có khuynh hướng chơi cây đại cảnh . Chiều cao của cây đại cảnh có khi lên đến 10m, đường kính gốc vài người ôm mới xuể. Cây cảnh cỡ lớn không cần chăm sóc tỉ mỉ như dạng bonsai, nhưng để tạo được một cây đẹp, có giá trị nghệ thuật lại rất khó bởi nếu như bonsai có đến hàng chục loại dáng thì cây đại cảnh thường chỉ là dáng trực, dáng xiêu .
Cấu trúc cây cảnh
Một cây cảnh đẹp cần có sự cân bằng toàn diện, từ sự tạo hình, uốn nắn kiểu dáng đến sự kết hợp giữa cây và chậu. Có ba nhân tố chính cần lưu tâm:
- Rễ cây ăn lan: Rễ cây lộ ra trên mặt đất làm tăng thêm ấn tượng về sự già dặn và tính chất của cây. Đây là một trong những nét đặc trưng thú vị nhất của nghệ thuật cây cảnh (khác với cây bonsai) Rễ cây cần lan ra nhiều hướng quanh thân và bò rộng ra, tạo cho thân cây chỗ tựa chắc chắn.
- Thân cây: Nét đặc trưng quan trọng nhất của thân cây là có ngọn đẹp , nhưng cây mọc thẳng tắp sẽ làm hỏng sự hài hòa trong kiểu dáng. Phải tìm loại vỏ cây có cấu tạo và màu sắc phù hợp với đường nét, kèm theo tuổi tác, vẻ dày dạn phong sương cũng là điều hấp dẫn của cây cảnh.
- Cành cây: Cành cây tạo nên cấu trúc căn bản của hình bóng cây. Phải điều chỉnh nó bằng phương pháp cắt tỉa và buộc uốn . Hãy ngắm kỹ sự sắp đặt của cành mọc lên và lan ra quanh cây như một cầu thang xoắn ốc, hình dung sự hài hòa cân đối quanh thân cây.
Với kỹ thuật uốn dây kẽm có thể tạo cây cảnh bằng cách thay đổi hướng của thân và nhánh cây. Những cành mọc chĩa lên có thể uốn ngang hay vuốt xuống để tạo ấn tượng già dặn, trưởng thành. Uốn kẽm loại cây xanh quanh năm ở thời điểm nào cũng được (nhưng với các loại như tùng bách thì thời điểm tốt nhất là cuối mùa thu đến đầu mùa xuân). Nên uốn cây rụng lá theo mùa vào cuối xuân (trước khi cây đâm chồi) hay cuối thu (trước khi ngủ đông). Thực tế, người chơi cây cảnh nên dựa vào dạng cây để chọn những cành mềm, dẻo, dễ uốn và không bị tách nhánh.
Dáng đứng
Cây cảnh phải được nghệ nhân uốn nắn , chỉnh sữa thành một thế cây hay dáng đứng để cây có một bố cục hài hòa , đẹp đẽ . Như thế cây cảnh mới có được một sức sống , một ý nghĩa mà nghệ nhân muốn sáng tạo . Phần nầy rất quan trọng , vì nếu cây không có thế đứng thì nó không phải là cây cảnh . Nghệ nhân phải chấp nhận từ 10 – 20 năm để hoàn chỉnh một cây thế với những nguyên tắc tạo hình tỷ mỷ và nghiêm ngặt. Mỗi người có cái nhìn thẩm mỹ khác nhau và vì thế cây cảnh cũng có những kiểu dáng khác nhau. Người già, thích kiểu dáng chịu ảnh hưởng của nho giáo, thể hiện những thế cây phúc-lộc-thọ, ngũ phúc, phu tử, mẫu tử, huynh đệ, bằng hữu… Người trẻ tuổi thích phóng khoáng, lãng mạn thì tạo thế cây hoành, thế cây nằm ngang hoặc trễ đổ xuống như dòng thác. Có rất nhiều thế cây : thế phượng vũ, thế long giáng, thế phượng vũ long đàn, thế bạt phong hồi đầu, thế trực liên chi, thế long ẩn, thế lão mai thế tam đa, thế tứ quý, thế nguyệt ảnh, thế địa đạo huyên nhi, thế phượng rồng sóng đôi, thế đón gió, thế chờ đợi, thế ngẫu tự, thế nhà hiền triết , thế thất hiền, thế vũ trụ, thế nhất trụ kình thiên, thế tam đa ,thế trung bình cong, thế trung bình ngay, thế trực quân tử liên chi ,thế trực liên chi , thế trực quân tử v.v...Sau đây là một vài thế cây phổ biến ở Việt Nam :
- Thế Tam Đa : Còn gọi tam tài, tam giáo hay là thiên, địa, nhân . Thế này là cây cổ thụ, gốc thân to, nhưng chỉ uốn có ba tán tròn chung quanh thân cây, tàn thứ nhất là một mâm tròn, hớt tỉa lúp búp, nhưng nhỏ hơn, mỏng hơn. Tàn thứ ba là tàn ngọn, cách xa hơn tàn thứ hai cũng hớt tỉa tròn nhưng nhỏ hơn hai tàn trước. Tàn ngọn này cũng tỉa lúp búp chứ không vươn cao, nên xem cây kiểng này có dáng lùn mập, nhưng vì là cây cổ thụ nên cũng rất cân đối, rất đẹp. Thế tam đa tuợng trưng cho ba ông Phước, Lộc,Thọ; ba tàn đều tròn đều đẹp, tượng trưng cho sự vĩnh cửu, sung túc, hạnh phúc, giàu sang và sống lâu. Thế này dùng để chúc thọ rất có ý nghĩa đối với người già cả.
- Thế Ngũ Phúc : Cây ngũ phúc năm từng, có thể uốn như cây tam đa rồi nuôi thêm hai tàn nữa y như vậy là đạt. Nhưng cũng có thể đối thành 5 tầng theo lối chiết chi tứ diện cũng được. Những tàn đều phải uốn tỉa ngang bằng lúp búp chớ không được vươn lên cao. Thế ngũ phúc to cao đẹp hơn thế Phước, Lộc, Thọ, ý muốn chúc tụng nhiều hơn nữa là Phước, Lộc, Thọ, An, Khang.
- Thế Phượng Vũ : Theo cách chim phượng múa. Cây có bốn cành, một ngọn là 5 tán. Cành hồi âm quặt phía sau tượng trưng cho đuôi chim. Hai cành tả hữu thành hình hai tán xòe như hai cánh chim đang xòe múa. Cành ức nhỏ hơn các cành khác, ngọn cây để dài ra vươn lên, tượng trưng cho đầu chim. Dáng cây có làn đi ngang, hơi chúc xuống làm biểu tượng con chim phượng hoàng đang múa đón con người, vui với những thành quả tốt đẹp.
- Thế Huynh Đệ : Cây một gốc, hai thân (có thể trồng ghép hai cây lại nhưng phải tạo thành một gốc). Hai thân có độ cao thấp, to nhỏ suýt soát nhau, kề sát nhau đẹp đẽ. Mỗi thân đều có 5 tán, các tán đan xen nhau. Ngọn cây nhỏ phải ngã hướng sang cây lớn như anh em, biểu lộ tình âu yếm ruột thịt.
- Thế Ngũ Nhạc : Trồng bằng năm cây cảnh trong một cái chậu hay cái khay to làm cảnh núi rừng, mỗi cây có một dáng riêng biệt có thể đứng hết, hoặc cây đứng cây xiêu, cây nằm, nhưng phải có lớn có nhỏ như sơn thủy mới đẹp. Cũng có thể xếp hình chữ ngũ. Xếp “ngũ lão giản đình” năm ông già đàm đạo phải xếp vòng tròn . Thân cành nhánh phải hài hòa, làm sao có tính cách giao chi, hỗ tương với nhau, nếu thiếu một cây thì thấy không đẹp. Thế ngũ nhạc cũng uốn bằng năm cây cùng một loại như mai chiếu thủy, tùng, cần thăng, kim quýt, đều đẹp
Các loại cây trong nhà Hoàng Nguyên Green là không thể thiếu, vừa giúp thanh lộc không khí vừa mang lại vẻ đẹp cho ngôi nhà
Trả lờiXóa