Có sức sống bền bỉ, dễ chăm, hình thức lại bắt mắt là lí do những người bận rộn nên chọn những loại cây cảnh dưới đây để trang trí nhà.
1. Cây huyết dụ
Cây huyết dụ hay còn có tên gọi khác là cây huyết giác hoặc cây trầm dừa có nguồn gốc từ Madagascar. Kích thước của chúng khá vừa vặn để trồng ở trên bàn đặt cạnh lối đi trong nhà.
Loại cây này cần được tưới nhiều nước, nhưng bạn nên giảm bớt lượng nước tưới vào mùa đông, chỉ cần đừng để nó bị khô quá là được. Tốt nhất nên đặt nó gần cửa sổ ở hướng Đông và không để ánh nắng chiếu trực tiếp. Ngoài màu tía, loại cây này còn có cả màu xanh và màu vàng đồng.
Loại cây này cần được tưới nhiều nước, nhưng bạn nên giảm bớt lượng nước tưới vào mùa đông, chỉ cần đừng để nó bị khô quá là được. Tốt nhất nên đặt nó gần cửa sổ ở hướng Đông và không để ánh nắng chiếu trực tiếp. Ngoài màu tía, loại cây này còn có cả màu xanh và màu vàng đồng.
Cây huyết dụ phù hợp để bày ở cổng nhà, tiền sảnh.
2. Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ dễ trồng,khá đẹp mắt với kiểu lá hình dải dài, dày và cuống có vằn ngang, mép lá có viền màu vàng. Đây là loài ưa sáng nhưng vẫn sống tốt khi được đặt ở góc tối, được coi là biểu tượng của sức mạnh cá nhân.
Cây cao khoảng 50 - 80cm, hoa trắng mọc thành từng chùm dài ở ngọn. Loại cây này sống khỏe lại rất ưa mắt, sinh trưởng tốt trong môi trường nội thất, bởi vậy chúng rất phù hợp để đặt ở văn phòng, hành lang, phòng khách hay tiền sảnh.
Cây cao khoảng 50 - 80cm, hoa trắng mọc thành từng chùm dài ở ngọn. Loại cây này sống khỏe lại rất ưa mắt, sinh trưởng tốt trong môi trường nội thất, bởi vậy chúng rất phù hợp để đặt ở văn phòng, hành lang, phòng khách hay tiền sảnh.
Cây lưỡi hổ khá đẹp mắt lại sinh trưởng tốt trong môi trường nội thất.
3. Cây si
Cây si lá dày, màu xanh sậm, có rất nhiều rễ phụ, rất dễ trồng. Cây có thể trồng từ cành, nhánh, thậm chí cắt cành đem ngâm vào nước cũng được. Người ta thường dùng cây si làm cây bonsai. Những chậu bonsai nhỏ từ cây si thường được bày trên bàn nước ở phòng khách.
Khi trồng trong nhà, cây si có tác dụng thanh lọc các độc tố trong không khí. Mỗi tuần bạn nên đem chúng vào phòng tắm, dùng vòi sen xịt nước lên cây và mặt lá để cung cấp độ ẩm cho cây.
Khi trồng trong nhà, cây si có tác dụng thanh lọc các độc tố trong không khí. Mỗi tuần bạn nên đem chúng vào phòng tắm, dùng vòi sen xịt nước lên cây và mặt lá để cung cấp độ ẩm cho cây.
Cây si rất dễ trồng và phù hợp bày ở phòng khách.
4. Cây trầu bà tay Phật
Cây trầu bà tay Phật được trồng khá phổ biến từ những năm 70.Cây phân cành nhánh nhiều, lá đơn xẻ thuỳ sâu, phiến lá dày , bóng, màu xanh đậm.Có thể nói, loài cây này mang phong cách "retro" cổ điển với phần lá rất đẹp, chịu được bóng râm, rất thích hợp trồng trong chậu bày nội thất hoặc trong sảnh lớn. Thông thường, chậu trầu bà được đặt trên khay sỏi có nước nhằm cung cấp độ ẩm cho cây.
Cây trầu bà tay Phật rất đẹp, dễ trang trí nhà.
5. Cây dứa Nam Mỹ
Đây là một loài dứa (thơm) ra hoa rất đẹp nhưng lại khó ra hoa bởi loài này chỉ có khả năng nở hoa ở nhiệt độ vào khoảng 210C. Tuy nhiên, ngay cả khi không nở hoa, cây vẫn rất đẹp để trang trí nhà với những chiếc lá màu xanh bạc, có vằn màu tía. Bạn nên trồng cây ở vị trí có ánh nắng trực tiếp từ hướng Đông hoặc hướng Bắc.
Theo Sarahv - Trí thức trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét