Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

Kỹ thuật trồng hoa Cúc đón tết Ất Mùi

Hoa cúc là một loài hoa có sức sống mãnh liệt cùng vẻ đẹp giản dị và dịu dàng, tuy nhiên để có khóm cúc đẹp đón tết người trồng hoa cũng cần nắm rõ những kỹ thuật trồng hoa.

Hoa cúc là một trong những loại hoa được ưa chuộng nhất nhờ vẻ đẹp giản dị và sức sống mạnh mẽ. Chỉ cần nắm vững   cúc là người trồng hoa có thể từ trồng khóm cúc hay chậu cúc để đáp ứng nhiều mục đích sử dụng khác nhau như trang trí trong gia đình, trang trí tiền sảnh hay ngoài trời.
Chọn giống
Ở Việt Nam có khoảng trên 50 giống hoa cúc nhưng được trồng phổ biến nhất vẫn là các giống cúc đại đoá vàng, cúc vàng Đà Lạt, cúc Chi Đà Lạt, cúc Chi trắng Đà Lạt, cúc Chi vàng Đà Lạt, cúc Ngầm, cúc Hoạ Mi, cúc Kim Từ Nhung, cúc tím hoa cà, cúc đỏ, cúc vàng Đài Loan, cúc CN93, cúc CN97, cúc đỏ tiết Dê. Do đó, người trồng hoa có thể chọn giống Cúc tùy theo sở thích hoặc mục đích trồng. 
Chỉ cần nắm được kỹ thuật trồng là có thể trồng hoa cúc để trang trí nhà cửa đón tếtChỉ cần nắm được kỹ thuật trồng là có thể trồng hoa cúc để trang trí nhà cửa đón tết. Ảnh minh họa
Chọn đất trồng và làm đất
Cây cúc có bộ rễ chùm ăn ngang, chủ yếu tầng đất nông, từ 5-20cm, có rất nhiều rễ phụ, thêm vào đó bộ rễ phát triển mạnh nên đất thích hợp cho Cúc là đất thịt nhẹ, tơi xốp, đặc biệt là đất phù sa mới, bề mặt bằng phẳng, thoát nước tốt, có nguồn nước tưới không bị ô nhiễm.
Độ pH phù hợp trên đất trồng Cúc từ 6-6,5. Nếu trồng Cúc trên đất trũng, ẩm thấp, bí, đất chua, dẫn tới thiếu oxy và ảnh hưởng tới hoạt động của các vi sinh vậy trong đất, quá trình phân giải chất hữu cơ chậm thì bộ rễ kém phát triển. Điều này ảnh hưởng tới việc hút dinh dưỡng của cây, dẫn đến hiện tượng cây còi cọc, lá úa vàng, sinh trưởng phát triển kém.
Cuốc đất và phơi ải (khoảng 1 tuần) tại khu vực đất muốn trồng, sau đó lên luống và tiếp tục làm nhỏ đất trên mặt luống sao cho đất tơi xốp (có tác dụng để quá trình phát triển của cây thuận lợi), san mặt luống bằng phẳng rồi tiến hành bón lót cho đất. Phân được giải đều trên mặt luống và dùng cuốc trộn đều phân với đất.
Nếu người trồng muốn trồng Cúc vào chậu thì có thể trộn giá thể trồng theo công thức:  ½ đất phù sa +  ¼ phân chuồng + ¼  xơ dừa. Ngoài ra, nên phun đều Ridomil (nồng độ 3g/lít) để xử lý nấm bệnh trong giá thể trước khi trồng.
Kỹ thuật trồng hoa cúc trong chậu có nhiều điểm khác so với cách trồng ngoài vườnKỹ thuật trồng hoa cúc trong chậu có nhiều điểm khác so với cách trồng ngoài vườn. Ảnh minh họa

Kỹ thuật trồng hoa

Sử dụng cây cúc để giâm cành với chiều cao khoảng 5-7cm, có 5-7 lá, đường kính thân 0,2cm, rễ dài 0,5-3cm, số rễ nhỏ hơn 4cm. Khoảng cách trồng đối với loại cúc 1 bông là 15cm x 12 cm, cúc hoa trung bình thân bụi là 10cm x 30cm và cúc hoa nhỏ là 50cm x 60cm.
Nên trồng vào buổi chiều những ngày râm mát, trước khi trồng tưới nước cho mặt luống đủ ẩm (75%), sau đó dùng dầm để đào hốc, trồng xong dùng tay ấn nhẹ xung quanh gốc và phủ gốc bằng mùn rơm rồi dùng ôdoa tưới nước đẫm mặt luống.
Trong trường hợp trồng cúc vào chậu thì tùy thuộc vào kích thước, kiểu dáng khác nhau mà lựa chọn số cây để trồng trong chậu cho phù hợp. Chậu có kích thước 30x 15x 20cm ( chiều cao x đường kính đáy x đường kính miệng chậu) có thể trồng 5 cây/chậu.
Khi trồng cúc, đầu tiên cho giá thể đã xử lý nấm bệnh vào chậu cao cách miệng chậu 5cm. Trồng các cây sao cho cây phân bố đều xung quanh chậu để tán cây đều, không trồng cây quá sát vào thành chậu. Nên trồng cây vào buổi chiều, sau khi trồng tưới đẫm nước. Xếp chậu cách chậu 10 - 15cm (tính từ mép chậu).
Nên nắm vững kỹ thuật trồng hoa cúc trước khi bắt đầu thực hiện trồngNên nắm vững kỹ thuật trồng hoa cúc trước khi bắt đầu thực hiện trồng. Ảnh minh họa
Chăm sóc
Phải thường xuyên làm cỏ xới xáo và vun luống. Việc xới xáo, vun quanh gốc chỉ cần khi cây cúc còn nhỏ (sau khi bấm ngọn lần 1). Khi cây đã lớn (sau trồng 40 ngày) hạn chế xới xáo mà chỉ tiến hành nhổ cỏ.
Người trồng hoa nên chú ý phân biệt và thực hiện đủ cả hai cách tưới là tưới rãnh và tưới mặt. Tưới rãnh là cách tưới ngập 2/3 rãnh trong 1 - 2h để nước ngấm vào luống sau đó rút nước ra. Tuỳ theo tình trạng độ ẩm của luống hoa có thể 7 - 10 ngày tưới 1 lần. 
Đối với cách tưới mặt, người trồng nên dùng ô doa tưới nhẹ trên mặt luống cho đến khi đạt độ ẩm bão hoà trong đất, cách tưới này phải thường xuyên và phụ thuộc vào độ ẩn của luống hoa.
Ngoài ra, với mỗi giống hoa cúc lại có cách bấm ngọn, tỉa cành khác nhau. Sau khi trồng 15 - 20 ngày bấm ngọn để lại 3 - 4 cành hoa đối với giống cúc có hoa lớn. 
Đối với các giống hoa cúc nhỏ, dạng thận bụi, bấm ngọn 2- 3 lần: Lần 1 sau khi trồng 15 - 20 ngày, Lần 2 bấm ngọn sau lần 1 khoảng 15 ngày, Lần 3 sau lần 2 khoảng 15 ngày.
Người trồng hoa phải thường xuyên bấm, tỉa cành và các nhánh không cần thiết. Đến thời kỳ ra hoa cần bấm những nụ phụ, chỉ để lại nụ chính để tập trung dinh dưỡng nuôi hoa. 

Theo Đinh Ly - VietQ.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét