Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Giúp bạn cách chọn mai, đào, quất ngày Tết

Hoa đào, hoa mai hoặc cây quất không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán ở nước ta, vì loài hoa này đặc trưng cho không khí mùa xuân tươi đẹp, ấm áp.

Cách chọn hoa đào 

Cây đào được xem là tinh hoa của Ngũ hành, theo phong thủy cây này có thể trị bách quỷ nên khi đón năm mới ta thường thấy các gia đình hay trồng đào hoặc chưng bày một chậu đào trước cửa nhà. Hoa đào còn là biểu tượng cho sự đổi mới và sức sinh sôi phát triển mạnh mẽ.

Tên của các thế đào chủ yếu lấy theo chữ Nho như ngũ phúc, trực đổ, bạt phong, tam đa, long giáng…, còn hình dáng của các thế đào gợi lên ý nghĩa về biểu tượng cha - con, gia đình, các con vật trong truyền thuyết như long, phụng.

Khi chọn cần chú ý đào thế phải có đủ bộ tứ quý: hoa, nụ, lộc và quả, bởi đó là biểu tượng cho sự đề huề, ấm no của gia đình. Còn khi chọn đào cây cũng gần giống với đào cành là nên mua các cây có dăm nhỏ và ngắn, các nhánh chính tạo nên dáng cây xuất phát từ một điểm trên thân, như vậy cây sẽ đẹp, cân đối.

Loại đào cành

Chọn cành to nhỏ tùy theo không gian trong nhà. Điều quan trọng nhất là tán đào phải tròn, các nhánh phân bố đều.

Không nên chọn cành có tán lệch và các nhánh đâm lên không cùng bắt đầu từ một điểm trên thân gốc. Bạn nên tìm mua loại cành có dăm nhỏ. Đào dăm nhỏ thường có nụ rất nhiều và mập mạp, khi hoa nở có cánh dày trông rất đẹp.

Cách Tết khoảng 3 - 5 ngày bạn mới nên mua đào để lúc đào nở hoa rộ sẽ vào đúng mấy ngày Tết. Khi đã mua được cành đào như ý muốn, bạn nên đốt gốc đốt gốc, đốt cành hay nhúng ngay vào chậu nước nóng già 70 - 80 độ C để các chất dinh dưỡng dự trữ nuôi hoa trong cành không thẩm thấu được ra ngoài; trước khi cắm vào lọ và nhớ rằng nước phải sạch. 

Nên cho vào lọ vài viên thuốc vitamin B1, một chút kali để có dinh dưỡng nuôi hoa, hoa cũng tươi và lâu tàn hơn.

Nếu cành đào cắm trong nhà nở quá nhanh, có thể dùng dao sắc cứa một vòng quanh thân, cách gốc cành đào 1 gang tay, mục đích hạn chế chất dinh dưỡng lên thân nuôi hoa.

Một mẹo khác thường được người dân sử dụng là cho sỏi vào trong bình giữ lạnh, đào sẽ nở chậm. Người chơi nên thay nước khoảng 2-3 ngày/lần để đào được bền. Ngược lại, muốn kích đào nở nhanh, người chơi có thể dùng một nắm vôi đắp quanh gốc, đảm bảo sau một đêm đào sẽ nở tung để đón đúng vào ngày mùng 1 Tết, để cầu mong cho gia đạo một năm mới nhiều may mắn.

cach-chon-dao-mai-ngay-tet-webphunu.net
Loại đào cây

Cũng nên mua các cây có dăm nhỏ và ngắn, các nhánh chính tạo nên dáng cây xuất phát từ một điểm trên thân, như vậy cây sẽ đẹp, cân đối.

Đào cây nở chậm hơn đào cành nên bạn phải chọn cây nở nhiều hoa vào lúc cận Tết. Nếu mua cây có ít hoa khi chỉ cách Tết vài ngày thì vào mấy ngày chính của Tết, cây đào sẽ kém sắc hoa.

Khi cho cây vào chậu, tuyệt đối không được tưới quá nhiều nước, bởi đào là loại ưa ít nước, độ ẩm vừa phải, nếu không nó sẽ chết vì thối rễ.
Cách chọn cây quất

Quất đẹp là cây phải đủ tứ quý, nghĩa là có dáng đẹp; Quả đẹp và đủ xanh, chín; Lá lộc xanh mơn mởn và đặc biệt có chút nụ hoa.

Nên mua và chọn cây quất tại vườn người trồng, vừa dễ chọn mà giá cả lại hợp lý. Hơn thế, lại chọn được cây quất tươi mới.

Chọn cây có dáng tự nhiên, không gò ép, gốc cứng cáp, thân thẳng.

Lá quất phải to, xanh và thưa, quả to tròn không sai lắm mới là quất đẹp. Nếu quất lá vàng nhỏ, quả bé thì vừa xấu, vừa có biểu hiện của hiện tượng thối rễ.

cach-chon-dao-mai-ngay-tet-webphunu.net
Chọn, đánh bầu được rồi, còn phải chú ý bảo vệ khi vận chuyển. Điều lưu ý đầu tiên là phải giữ thăng bằng, không đổ, lúc nào cũng nhẹ nhàng, không làm vỡ bầu, đứt rễ, rụng lá, rụng quả. Muốn vậy phải lấy nilon hoặc giấy bền bọc bầu trước khi vận chuyển, luôn giữ độ ẩm cho bầu từ 65% - 80%.

Còn khi sang chậu thì cần lót rơm hoặc xỉ xuống đáy chậu cho dễ thoát nước và không khí. Sau đó đặt cây vào giữa chậu rồi lấy đất bột chèn vào xung quanh. Trên cùng xếp lớp cuội trắng, đá nhỏ hoặc cát vàng. Tiếp theo là lấy gáo múc nước sạch tưới nhẹ vào gốc và bầu cho chóng liền thổ và " lại " cây.
Cách chọn hoa mai

Ngày xuân, người Bắc chọn chưng trong nhà những cành đào thắm tươi, những chậu quất trĩu quả thì người miền Nam lại chọn mai vàng rực rỡ. Để chọn một chậu mai như ý trong dịp xuân này bạn cần:

Dáng cành đẹp


Mai đẹp không chỉ ở hoa mà quý ở dáng cây. Nên chọn những cây nhánh đẹp cân đối. Vỏ đen tự nhiên, không đốm vảy nấm mốc. Không nên chọn cây quá nhiều nhánh, các nhánh to nhỏ chênh nhau quá nhiều.

Những cành mai có dáng đẹp, với các hình dáng một "lão mai" gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: Chân quỳ, hạc bay, phụng hoàng…

Ngoài những nét trên, người mua mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc mai. Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Có thể phân chia tên gọi tùy sự phong phú của các tay chơi mai chuyên nghiệp. Nhìn chung có các điểm cần chú ý khi lựa chọn một nhành mai: Các cành phân chia thứ lớp, bông rải đều, nhánh to khỏe, nhánh uyển chuyển, nụ mập, lá non vừa nhú.

Không nên chọn cây nhiều nụ

Tất nhiên là hoa càng nhiều thì cành mai trông càng đẹp, nhưng hãy nhớ rằng hoa có nở đẹp và lâu bền hay không còn tùy vào khả năng nuôi dưỡng của cành, cây, nhất là trong điều kiện chưng bình. Hãy chọn cành hoặc cây mai có nụ vừa phải và phân bố đẹp trên cả cành. Các nụ hoa phải đủ "bụ bẫm" để nở kịp ba ngày Tết.
cach-chon-dao-mai-ngay-tet-webphunu.net

Bông hoa mai đẹp, to, tròn
Cánh hoa mịn, đều nhau, không có cánh hoa bị tật. Màu sắc và độ to của hoa rất đa dạng, tùy vào sở thích mỗi người mà chọn lựa cho phù hợp, chứ đó không phải là tiêu chí chọn hoa mai đẹp.

Lá mai


Một cành mai đẹp không thể là cành mai trụi lá hoặc lá xanh um nhiều như hoa. Tốt nhất nên chọn cành mai nhiều hoa và nụ, điểm những chiếc lá non xanh mềm hoặc đỏ tía.

Chọn cây mai chắc gốc


Lấy tay lắc nhẹ thấy cây và đất ở gốc vững chắc là được. Lựa cây có nụ không bị héo, rũ cuống, vì bị héo chứng tỏ cây đang kiệt sức do thiếu nước, đứt rễ hoặc bị bệnh.

Nếu trên cành còn sót lại một vài chiếc lá cũ hoặc có thêm vài chiếc lá đã già xanh, hãy ngắt bỏ chúng, điều này sẽ giúp giảm sự thoát hơi nước của cành mai.

Khi mua về nên bọc giấy kín toàn bộ, và đem ngâm trong bể nước khoảng 3 - 4 giờ hoặc qua đêm nếu mai bị khô do mất nhiều nước. Sau đó đem cắm vào bình.

Lưu ý: Đừng "tham" cây có quá nhiều nụ: Tất nhiên là hoa càng nhiều thì cành mai trông càng đẹp, nhưng hoa có nở đẹp và lâu bền hay không còn tùy vào khả năng nuôi dưỡng của cành, cây, nhất là trong điều kiện chưng bình. Nên chọn cành hoặc cây mai có nụ nhiều vừa phải và phân bố đẹp trên cả cành. Các nụ hoa phải đủ "bụ bẫm" để nở kịp ba ngày Tết.


Theo Web Phụ nữ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét