Phong lữ thảo khóm với hoa to, mọc
thành từng chùm đang được trồng nhiều ở Việt Nam
Hoa phong lữ đa dạng với nhiều màu sắc mang ý nghĩa khác nhau. Nếu như phong lữ sẫm màu tượng
trưng cho sự mất mát, u sầu thì phong lữ lá sồi lại thể hiện một tình bạn chân thành. Phổ biến và
được ưa chuộng nhất vẫn là phong lữ đỏ hoặc hồng, với hương thơm ngát, tượng trưng cho sự ưu ái. Đặc biệt, có một loài phong lữ màu đỏ tươi rói, cũng rất được phổ biến và ưa chuộng nhưng trong ngôn ngữ các loài hoa, nó lại mang tên "sự ngu ngốc". Hiện nay, ở Việt Nam, phong lữ thảo rất được các chị em ưa thích trồng ở ban công đem lại vẻ rực rỡ cho mùa đông lạnh giá. Trước khi một mùa giá rét đến, hãy cùng tìm hiểu cách trồng và chăm sóc loại hoa xinh đẹp này.
Đặc điểm:
Thân: Phong lữ là cây thân thảo lâu năm, mọc thẳng đứng, phân nhánh nhiều. Thân cây tròn có lông tơ nhỏ bao phủ. Khi trưởng thành sẽ cao khoảng 20 - 50 cm.
Lá: Những chiếc lá hình oval mọc đối trên thân cây mọc nước. Lá phong lữ thảo có màu xanh sẫm, trên bề mặt có lớp lông dày nhám bảo vệ lá khỏi các loài côn trùng.
Phong lữ thảo lá thơm có mùi thơm đặc biệt tỏa ra từ tinh dầu có trong lá. Khi vò nát sẽ ngửi thấy mùi hương toát ra từ lá, có thể là mùi chanh, bạc hà, thông, trái cây, thậm chí là cả socola. Chính vì mùi hương tuyệt vời mà loại phong lữ thảo này được ví như "Thiên thần nước hoa".
Hoa: Có hai loại là phong lữ thảo đơn (5 cánh) và kép với những màu đặc trưng như trắng, hồng, cam nhạt, cam, đỏ, đỏ tươi, tím và hai màu.
Phong lữ thảo vua với cánh hoa to,
thường có màu tím, hồng tím pha màu rất đẹp
Trái: Quả của phong lữ thảo có hình dạng
như mỏ sếu nên trong tiếng Anh, nó được gọi dưới tên Geranium do xuất xứ từ chữ Hy Lạp "geranos"
nghĩa là con sếu.
Quả của phong lữ thảo dài như mỏ
sếu
Cách trồng và gieo hạt:Phong lữ thảo có thể nhân giống bằng hạt, giâm cành hoặc trồng cây bằng phương pháp nuôi cấy mô;trong đó giâm cành là biện pháp đơn giản, dễ làm, rẻ tiền và thông dụng nhất.
Cách giâm cành rất đơn giản. Lựa chọn các chồi không có nụ hoa ở phần trên, dùng kéo cắt ngang, ngay dưới mắt lá. Cắm cành vào chậu bên trong chứa hỗn hợp cát và than bùn với tỷ lệ bằng nhau. Bón thêm phân, tưới đủ nước để giúp cành ra rễ, đâm chồi và cho những lứa hoa đẹp.
Cắt ngang ngay dưới mắt lá
Và cắm vào chậu, tưới nước đầy
đủđể cành tự mọc rễ
Cũng có thể trồng phong lữ thảo bằng hạt giống. Hãy bắt đầu gieo hạt vào 8-10 tuần
trước khi hết mùa đông. Đối với hạt của phong lữ thảo thì phải bóc lớp vỏ bên ngoài để dễ nảy mầm.
Sẽ mất khoảng 2 tuần giữ ẩm và ấm trong nhiệt độ 21-24oC để hạt nảy mầm. Sau khi cây con
lên được khoảng một tháng thì mới nên đem ra ngoài trời.
Một loại phong lữ thảo lai kháng
bệnh tốt và ra hoa cả trong cái nóng mùa hè
Chăm sóc
Phong lữ thảo hồng nhung đen có cái
tên thật lạ do màu sắc lá đặc biệt
- Bón phân: Phong lữ thảo thích hợp trồng trong chậu, giò treo. Muốn cho cây nở hoa rực rỡ trong
suốt mùa, bạn nên bón phân đều đặn 2-4 tuần/lần.- Lượng nước: Phong lữ thảo không yêu cầu nhiều nướcnên nên chỉ cần cưới 1-2 ngày/lần khi thấy mặt đất đã se khô để tránh úng rễ. Tuy nhiên, nếu cây rụng lá nhiều là lúc đó đã bị thiếu nước.
- Ánh sáng: Phong lữ thảo sống tốt trong cả điều kiện nhiều sáng hoặc bán nắng, bán râm.
- Thời gian nở hoa: Hoa nở rộ nhiều đợt suốt từ mùa đông đến hè; và sẽ lại nở khi không khí lạnh kéo đến. Mỗi đợt hoa từ khi bắt đầu nở cho đến khi tàn kéo dài hơn 2 tuần. Sau khi hoa tàn, dùng dao sắc cắt bỏ thân cây sát gốc, tỉa bỏ lá già, xới xáo mặt bầu, bón thêm phân, tưới đủ nước cây sẽ tiếp tục đâm chồi để cho những lứa hoa mới.
Phong lữ thảo đỏ sậm đem đến ấm áp
cho mùa đông
Sau khi đã hết mùa, hãy cắt tỉa thật gọn và để cây vào nơi râm mát. Trước khi mùa đông đến
khoảng một tháng, thì đổi cây sang chậu và thay đất mới nhiều dinh dưỡng.- Sâu và các bệnh thường gặp: Phong lữ thảo rất ít khi bị sâu bệnh gây hại khi được trồng ngoài trời nhưng không khí ẩm ướt trong nhà có thể khiến cây bị phá hoại bởi nấm hoặc mốc,bám thành các lông trắng trên lá, lâu dần gây thối và rụng lá.
Theo Ngọc Trâm - Eva/ Khám phá
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét