Các nhà khoa học đã khám phá ra lý do khiến rễ cây tìm thấy đường đi trong bóng tối để mọc xuyên qua lòng đất.
“Chìa khoá của vấn đề là ở lớp lông xoăn trên rễ cây”, thành viên nhóm nghiên cứu Liam Dolan từ Trung tâm John Innes ở Anh, tiết lộ. “Chúng tôi đã xác định được một cơ chế kiểm soát tăng trưởng cho phép những sợi lông này tìm thấy đường đi và mọc dài ra khi đường đi đó không có vật cản”.
Những chiếc rễ cây tìm đường đi trong đất tương tự như cách một người dò dẫm trong bóng tối. Nếu chúng bắt gặp vài vật cản, chúng sẽ đi vòng quanh cho đến khi chạm tới điểm có thể tiếp tục lớn.
Rễ cây làm được điều này thông qua một chu trình hoá học tự gia cố. Một protein ở đầu chóp của mỗi sợi lông trên rễ (có tên là RHD2) sẽ tạo ra các rễ tự do, kích thích sự hấp thu canxi từ đất. Canxi này, ngược lại kích thích hoạt động của RHD2, tiếp tục chu trình.
Chu trình chỉ dừng khi các lông rễ gặp một vật cản, và không hấp thu được canxi nữa. Khi đó, rễ cây bắt đầu mọc theo hướng khác.
“Cơ chế đặc biệt này tạo cho thực vật khả năng linh hoạt trong việc khám phá môi trường phức tạp và có thể chiếm lĩnh ngay cả những vùng đất khắc nghiệt nhất”, Dolan nói.
Những chiếc rễ cây tìm đường đi trong đất tương tự như cách một người dò dẫm trong bóng tối. Nếu chúng bắt gặp vài vật cản, chúng sẽ đi vòng quanh cho đến khi chạm tới điểm có thể tiếp tục lớn.
Rễ cây làm được điều này thông qua một chu trình hoá học tự gia cố. Một protein ở đầu chóp của mỗi sợi lông trên rễ (có tên là RHD2) sẽ tạo ra các rễ tự do, kích thích sự hấp thu canxi từ đất. Canxi này, ngược lại kích thích hoạt động của RHD2, tiếp tục chu trình.
Chu trình chỉ dừng khi các lông rễ gặp một vật cản, và không hấp thu được canxi nữa. Khi đó, rễ cây bắt đầu mọc theo hướng khác.
“Cơ chế đặc biệt này tạo cho thực vật khả năng linh hoạt trong việc khám phá môi trường phức tạp và có thể chiếm lĩnh ngay cả những vùng đất khắc nghiệt nhất”, Dolan nói.
Theo LiveScience
Dgucyvufdtfgrdgctg
Trả lờiXóa