Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Hướng dẫn cách trồng cây sa kê

Cây sa kê được quan tâm bởi đây là cây có nhiều lợi ích về trang trí sân vườn và đồng thời thu hoạch được trái dùng trong chế biến nhiều loại thức ăn ngon trong gia đình.

Ngoài ra cây sa kê được trồng rộng rãi hầu như khắp cả nước bởi đặc tính sinh trưởng của cây  dễ trồng và thích nghi hầu hết trên các loại đất như nhiễm phèn, nhiễm mặn…
cây sa kê1.Phân loại cây sa kê và cách nhân giống
Cây sa kê gồm hai loại và được phân biệt bởi trái có hạt và trái không có hạt. Riêng cây sa kê cho trái không hạt được trồng để thu hoạch trái cung cấp trên thị trường. Nếu trồng cây sa kê làm cảnh sân vườn thì không cần phân biệt cấu tạo của trái sa kê.
Nếu cây sa kê cho trái có hạt thì sẽ gieo hạt cho ra cây giống sa kê từ hạt.Còn cây sa kê cho trái không hạt mà chỉ toàn là tinh bột ( phần thịt quả) thì nhân giống chủ yếu từ chiết cành.
2. Hướng dẫn cách trồng cây sa kê
Do cây sa kê có nguồn gốc chủ yếu là chiết cành nên lưu ý khi bắt đầu trồng cây phải vun mô nâng cao độ cho đất cao khoảng 20 cm, nhằm giúp thoát nước cho bộ rễ cây.Vì cây giống chiết cành nên bộ rễ ban đầu còn kém phát triển, cần chống úng cho cây.
Dùng phân hữu cơ hoại mục như phân bò hoai hay phân trùn quế để bón lót cho cây sa kê trước khi trồng. Sau đó dùng cây nén chặt xung quanh gốc để giúp cây vững chãi, có thể dùng 3-4 cây cừ tràm hay tầm vông cột chặt vào thân và cành cây sa kê, phân đầu cừ còn lại cắm xiên xuống đất để tránh gió thổi làm cây ngả đỗ sẽ hư bộ rễ non, cây dễ bị chết.
Trồng cây sa kê nơi có khí hậu lạnh thì cho trái ít hơn vùng khí hậu nóng ẩm.
3. Bón phân và chăm sóc cây sa kê sau khi trồng
Tưới nước đầy đủ cho cây sa kê sau khi trồng, có thể dùng thuốc ra rễ như N3M, surper roots, phân surper lân pha nước tưới cho cây ( khoảng 2-3 lần, cách nhau 5-7 ngày ) để mau ra rễ mới.
Sau khi trồng khoảng 25-30 ngày là cây bắt đầu phục hồi, lá bắt đầu nhú ra thì rải thêm khoảng một muỗng cà phê ( nếu cây nhỏ ) và muỗng canh ( đối với cây lớn) phân DAP xung quanh gốc cây.
Sau 3 tháng cây sa kê đã cho nhiều lá mới và chồi non thì bón phân NPK 16.16.8 hay sunphat amon SA với liều lượng như phân DAP.Có thể bón luân phiên từng đợt cách nhau mỗi tháng bón một lần phân hạt.
Trường hợp trồng cây sa kê nơi đất hẹp mà bộ rễ ăn lên trên thì phải bồi thêm lớp đất và phân hưu cơ cho cây mau lớn. Nếu trồng cây ngoài đất sân vườn thì chỉ cần chăm sóc trong 2 năm , không cần tưới nước mà chỉ cần bón phân làm 2-3 đợt trong năm để cây cho nhiều trái.
Do cây giống sa kê từ nguồn chiết cành nên chỉ cần chăm sóc đầy đủ nước tưới và bón phân, cây ra 3-4 cành tốt là có thể ra trái.
Nếu cây sa kê phát triển quá cao khó thu hái trái thì có thể cắt hạ thấp tàn, cây sẽ cho thêm nhiều cành thấp với tán lá trải rộng.
Cay-Sake s
Cây sa kê trồng làm cảnh
Trồng cây sa kê thành hàng với số lượng nhiều , chọn khoảng cách là cây cách cây từ 10-12 mét, hàng cách hàng từ 8-10 mét xen kẽ nanh sấu. Có thể trồng cây sa kê xen lẫn với cây ăn trái có tán lá thấp hoặc trồng cây theo ranh đất.
4. Phòng trừ sâu bệnh cho cây sa kê
Khi trồng cây sa kê mà thao tác làm tổn thương nhiều đến bộ rễ, sẽ làm ngọn chính của cây bị teo dần và đen chết , cây sẽ tái sinh những chồi trên thân. Khi đó cần cắt bỏ phần thân nhánh chết khô và phun nấm phòng bệnh như kasumin, valydamycin, metaxyl….
Nếu gặp trời mưa kéo dài và nắng gắt đột ngột, làm cho các loài rệp dễ tấn công, cần phun thuốc BVTV vừa phòng rệp như Secsaigon, anvado 100WP, bassan…cùng thuốc trừ nấm để phun khi có thời tiết bất thường. Lưu ý phong trừ sâu bệnh khi cây còn nhỏ hay mới trồng.
Tuy nhiên cây sa kê phát triển tốt thì ít khi bị sâu bệnh tấn công. Cây sa kê trưởng thành  cho hàng trăm trái trong một năm, cây sa kê thuộc nhóm cây thân gỗ trung bình và sống rất lâu năm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét