Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh vàng lá ở cây có múi có thể do cây giống lúc mưa đã nhiễm bệnh này rồi, hoặc là do bị lây nhiễm từ các cây bị bệnh trồng ở gần bên cạnh và tác nhân lây lan là do rầy chổng cánh (côn trùng nhỏ, khi đậu chúc đầu xuống) chích từ cây có bệnh sang cây sạch bệnh. Ngoài bệnh vàng lá Greening còn do nấm Phytopthora gây ra. Điều này do bà con trong lúc trồng đã đặt cây giống sâu xuống đất quá, nên cây rất dễ bị nấm bệnh tấn công.
Có thể nói bà con trong vùng nhỏ này chưa có kinh nghiệm trồng cam, quýt, bưởi; mặc dù từ lâu, tivi, báo chí đã thường xuyên đưa rất nhiều chỉ dẫn, khuyến cáo của các nhà khoa học về căn bệnh vàng lá Greeening trên cây có múi. Đề cập cách phòng trị, PGS.TS Nguyễn Minh Châu Viện Trưởng Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam cho biết, đối với bệnh vàng lá, hiện nay không có thuốc đặc trị, không thể trị được mà chỉ có phòng bệnh, hạn chế bệnh lây lan. Nếu muốn lập lại vườn cam sành có hiệu quả, bà con phải triệt để làm như sau: trước tiên phải đốn bỏ tất cả các cây đã bị bệnh trong khoảng cách ít nhất 50m, rồi mua cây giống sạch bệnh (không có cây kháng bệnh, chỉ có cây sạch bệnh) về trồng lại. Có gắng trồng trong tháng mà mật số rầy chổng cánh thấp, đó là các tháng mùa khô. (tháng 11, 12, tháng 1) Trước khi trồng xịt thuốc trừ rầy chổng cánh và sau mỗi 2 tháng lại xịt tiếp thuốc trừ rầy. Thời gian sau, mỗi tháng phải xịt thuốc lên đọt non của cây để phòng trừ rầy chổng cánh tấn cống.
Ngoài ra, kinh nghiệm của một số nhà vườn trồng cam, người ta còn trồng hàng rào cây hạn chế rầy hoặc trồng xen ổi, vì ổi là loại cây mà rầy chổng cánh không thích. Trong tương quan môi trường, ông Nguyễn Minh Châu còn lưu ý thêm bà con, nếu chung quanh có cây nguyệt quới (nguyệt quế) thì nên đốn bỏ, hoặc cũng thường xuyên xịt thuốc trừ rầy lên đọt nguyệt quới vì đây là cây rầy chổng cánh ưa thích.
Còn về cây giống, đa phần bà con cho biết là họ mua cây chở dưới ghe của thương lái không rõ địa chỉ. Họ vào tận vườn để bán cho bà con và điều này cũng góp phần gây hậu quả cho nhà vườn. Nhìn cây giống tuy xanh nhưng thực chất là cây đã nhiễm bệnh. Vì vậy, nếu muốn trồng lại, bà con không nên mua cây trôi nổi với ý nghĩ cho tiện và chọn giá rẻ, mà chọn cây giống sạch mầm bệnh và có nguồn gốc xuất xứ giống rỏ ràng uy tín.
Cây có múi có thị trường tiêu thụ ổn định. Tuy nhiên, tình hình bệnh vàng lá trên cây rất phổ biến; muốn có vùng chung quanh tuyệt đối sạch bệnh là rất khó. Cho nên, đối với vùng đang bị bệnh nặng phải chấp nhận chọn cây trồng sống chung với bệnh vàng lá bằng cách:
“ Bà con đừng trồng bưởi Năm Roi, cam sành, quýt đường ở những vùng đang có nhiều cây thuộc các giống này bị bệnh hiện diện, mà nên thay đổi trồng bưởi da xanh. Bởi bưởi da xanh có những ưu điểm là dẫu có bị tấn công, cây vẫn có thể cho trái một thời gian dài hơn các giống cây có múi khác vừa đề cập. Mặt khác, bưởi da xanh trái lớn mà giá bưởi da xanh lại mắc hơn bưởi Năm Roi rất nhiều. Nên thay đổi trồng các cây ăn trái khác như mít siêu sớm, thanh long đỏ, xoài ăn xanh; những thứ này có năng suất thu hoạch rất cao”.
“ Bà con đừng trồng bưởi Năm Roi, cam sành, quýt đường ở những vùng đang có nhiều cây thuộc các giống này bị bệnh hiện diện, mà nên thay đổi trồng bưởi da xanh. Bởi bưởi da xanh có những ưu điểm là dẫu có bị tấn công, cây vẫn có thể cho trái một thời gian dài hơn các giống cây có múi khác vừa đề cập. Mặt khác, bưởi da xanh trái lớn mà giá bưởi da xanh lại mắc hơn bưởi Năm Roi rất nhiều. Nên thay đổi trồng các cây ăn trái khác như mít siêu sớm, thanh long đỏ, xoài ăn xanh; những thứ này có năng suất thu hoạch rất cao”.
THẠCH THẢO -Nguồn NNVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét