Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Cách trồng cây không khí cực nhanh và đơn giản

Cây không khí là cây lâu năm, có khả năng hấp thu nhiều chất độc đồng thời thải ra khí ôxy làm cho môi trường trong sạch hơn.

Khoảng một năm trở lại đây, cây không khí trở nên được ưa chuộng tại Việt Nam. Giống cây này có một điểm nổi bật là có thể trồng mà không cần đất. Chính đặc điểm này giúp cho cây không khí nhanh chóng "soán ngôi" của các loại cây xanh trang trí nội thất khác. 
Không chỉ đa dạng về hình dáng, chủng loại..., cây không khí còn được ưu ái vì khả năng lọc không khí, làm sạch không gian. Dưới đây là những gợi ý bước đầu giúp bạn trồng cây không khí cho phòng làm việc hoặc để trang trí trong nhà.
Bước 1: Chọn loại cây không khí phù hợp
Cây không khí rất đa dạng, có loại cây giống như cây dứa, có loại xoè tròn như cỏ linh chi, có loại rủ dài như rong biển… Tuỳ thuộc vào sở thích hoặc mục đích trang trí bạn có thể chọn cho mình một loại vừa ý nhất hoặc trồng kết hợp nhiều loại với nhau.
Dễ trồng nhất là cây không khí mang tên Hồng Hạnh hay còn gọi là Thông Trắng. Đây là loại cây chịu khô hạn tốt, lá dài, màu xanh trắng và mảnh như lá cỏ. Cây Hồng Hạnh tuỳ kích thước sẽ có giá khoảng từ 70.000 đồng.
 1
Cây Hồng Hạnh.
Cây không khí tên Kim Yến là cây có kích thước tương đối nhỏ, phù hợp để đặt hoặc treo trên bàn làm việc chật chội. Cây có thể ra hoa ngay cả khi chỉ nhỏ khoảng hai đốt ngón tay. Giá của Kim Yến khá rẻ, chỉ khoảng từ 35.000 - 70.000 đồng tuỳ kích cỡ.
 2
Cây Kim Yến.
Cây Sao Mai là loại cây không khí chiếm được nhiều cảm tình vì có tán lá dạng kim như lá thông xoè tròn rất mát mắt. Khi sắp ra hoa, các nhánh lá lại biến đổi thành màu đỏ cực đẹp. Với giá thành khoảng từ 99.000 - 250.000 đồng tuỳ kích thước.
 3
Cây Sao Mai.
Ngoài ra còn có vô số loài như cây Nhân Sâm có dáng dấp mạnh mẽ, cây Tóc Tiên rủ dài mềm mại, cây Nữ Hoàng cực sang trọng hoặc cây Hồ Ly có dáng dấp tương tự như một chiếc đuôi xù….
Bước 2: Trang trí sáng tạo cho cây không khí
Với ưu điểm là không cần trồng trong đất hay nước, bạn có thể thoả chí sáng tạo với một hoặc nhiều cây không khí.
 4
Đơn giản nhất, bạn chỉ cần thả cây không khí vào chiếc đĩa rồi đặt lên bàn một cách ngẫu hứng.
Nếu muốn đặt cây trong gian bếp, bạn có thể tận dụng vài chiếc vỏ ốc biển rửa sạch, dán mảnh nam châm vào bằng súng bắn keo. Cắt tỉa cây không khí sao cho vừa vặn với phần vỏ ốc, rồi đính lên tủ lạnh. Bạn không chỉ có đồ trang trí hợp mốt mà còn có thể tận dụng để làm nơi treo thực đơn bữa tối, danh sách các món đồ cần mua hay một lời nhắn dễ thương cho các thành viên trong gia đình.
 5
Tận dụng vỏ ốc là cách trồng cây không khí thông minh.
Lãng mạn hơn, bạn có thể đầu tư vài chiếc bình treo bằng thuỷ tinh để đựng cây không khí bên trong và treo chúng gần bậu cửa sổ. Đây là cách khá phổ biến gần đây, tuy nhiên để "khu vườn không khí" sinh động hơn, bạn cần có nhiều hơn một cây không khí và một chiếc bình treo; ngoài ra cách này cũng chỉ hợp với nơi có không gian rộng và thoáng.
 6
Khu vực lãng mạn dành cho chủ nhân ngôi nhà.
Ngoài ra, các loại bình thuỷ tinh hoặc bình gỗ để bàn cũng rất được ưa chuộng. Đối với bình thuỷ tinh, cần thêm vài phụ kiện như sỏi màu, cát màu, san hô khô hay vài vật dụng trang trí đáng yêu.
 7
Nếu khéo tay, bạn có thể trang trí cầu kỳ như thế này.
Một cách đơn giản và tiết kiệm nhất là bạn dùng dây câu cá buộc cây không khí vào, còn đầu kia buộc lên trần nhà. Cách này cực dễ thực hiện mà lại khá gây bất ngờ.
 8
Chỉ cần một sợi dây câu cá là đủ để thoả sức sáng tạo.
Bước 3: Cách chăm sóc cho cây không khí
Cây không khí có thể trồng trong nhà hay ngoài trời đều được. Khi cây sắp nở hoa, ở một số loài, lá sẽ chuyển sang màu đỏ rất đẹp. Hàng tháng bạn có thể phun phân bón cho cây để cây phát triển nhanh và chóng ra hoa.
 9
Cây không khí đang nở hoa.
Loài cây này không cần phải tưới nước quá nhiều, tuỳ theo từng loại, có thể tưới cách ngày hoặc tuần tưới 2 - 3 lần. Đối với cây không khí được trồng gần hồ nước hoặc hồ cá, cây có khả năng hấp thụ hơi nước nên bạn sẽ không cần tưới cây nữa.
 10
Bạn sẽ không mất nhiều thời gian để tưới cây.
Đặc biệt, đối với cây Nữ Hoàng, lượng nước bạn tưới sẽ ảnh hưởng đến độ xoăn của lá. Nếu bạn ít tưới, lá cây sẽ xoăn lại, nếu tưới nhiều nước hoặc ở nơi có độ ẩm cao, lá cây sẽ tự nhiên thẳng ra.
 11
Bạn có thể điều chỉnh độ xoăn của lá bằng cách tưới nước.
Đối với mỗi lần tưới, bạn nên dùng bình xịt nhẹ nhàng lên lá hoặc nhúng cây vào nước rồi lấy ra ngay, không nên để cây bị úng nước. Sau khi tưới, nếu là các cây có lá mọng nước như Kim Yến, Thạch Thảo, bạn có thể dùng giấy ăn thấm nhẹ quanh gốc để tránh bị úng.
 12
Không nên để cây bị úng nước quá lâu.
Cây không khí cũng không cần có quá nhiều ánh nắng. Chúng có thể sống tốt khi được chiếu sáng vừa phải, ngay cả với ánh sáng từ đèn. Nếu bạn phơi nắng quá lâu mà không chăm sóc, cây không khí sẽ rất dễ chết.
 13
Cây không khí chỉ cần độ sáng khoảng 40%.
Cây không khí hiện nay rất đa dạng về chủng loại, lại rất dễ trồng. Sở hữu một cây không khí trên bàn làm việc sẽ khiến cho tâm hồn bạn vui tươi thoải mái hơn đồng thời lại rất có lợi cho sức khoẻ vì chúng có khá năng hấp thu các chất độc hại và trả lại khí oxy đã được lọc sạch.
Theo Sarahv - Trí thức trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét