Dưa leo là loại rau ăn quả được trồng phổ biến. Đây là một loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao nên được bà con nông dân trồng quanh năm. Tuy nhiên, trồng dưa leo trong mùa mưa có nhiều loại bệnh gây hại. Trong đó, đốm phấn là một trong những loại bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến năng suất trái thu hoạch.
1. Triệu chứng
Bệnh hại chủ yếu trên lá. Đốm bệnh lúc đầu nhỏ, màu xanh nhạt sau đó chuyển sang màu vàng. Đốm bệnh có hình gốc cạnh. Khi gặp ẩm độ cao, ngay vết bệnh ở mặt dưới của lá có xuất hiện một lớp phấn màu tím đỏ, đây là bào tử của nấm bệnh. Các vết bệnh liên kết lại thành những vùng màu nâu nhạt. Cây bị bệnh nặng cho năng suất và chất lượng trái kém, có thể cây bị chết.
Bệnh đốm phấn dưa leo do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra. Bệnh phát sinh, lây lan nhanh khi gặp điều kiện ẩm độ không khí cao. Bệnh xuất hiện quanh năm trên ruộng dưa, nhưng nặng nhất là trong mùa mưa và gây hại nặng giai đoạn cây trổ hoa đến mang trái.
2. Biện pháp phòng trừ
Bệnh đốm phấn dưa leo do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra. Bệnh phát sinh, lây lan nhanh khi gặp điều kiện ẩm độ không khí cao. Bệnh xuất hiện quanh năm trên ruộng dưa, nhưng nặng nhất là trong mùa mưa và gây hại nặng giai đoạn cây trổ hoa đến mang trái.
2. Biện pháp phòng trừ
- Sử dụng giống kháng bệnh, ít nhiễm bệnh;
– Không trồng liên tục cây cùng họ bầu bí nhiều vụ trên cùng một chân đất;
– Luống trồng thoát nước tốt;
– Tránh đất bắn vào các lá gốc bằng cách ngắt bỏ bớt các lá già dưới gốc và lá bệnh, dùng màng phủ nông nghiệp;
– Vệ sinh ruộng trồng, tiêu hủy các cây lá bị bệnh, dọn sạch tàn dư sau mỗi vụ trồng;
– Có thể phòng trừ bằng một số thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục cho phép sử dụng trên cây rau: Mancozeb, Metalaxyl Zineb, Viroxyl 58 WP, Ridomil Gold 68WP, Daconil 500 SC, … hoặc có thể ngừa bằng những loại thuốc gốc đồng như: Champion 77WP, COC 85WP, … liều lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất có in ở bao bì
– Không trồng liên tục cây cùng họ bầu bí nhiều vụ trên cùng một chân đất;
– Luống trồng thoát nước tốt;
– Tránh đất bắn vào các lá gốc bằng cách ngắt bỏ bớt các lá già dưới gốc và lá bệnh, dùng màng phủ nông nghiệp;
– Vệ sinh ruộng trồng, tiêu hủy các cây lá bị bệnh, dọn sạch tàn dư sau mỗi vụ trồng;
– Có thể phòng trừ bằng một số thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục cho phép sử dụng trên cây rau: Mancozeb, Metalaxyl Zineb, Viroxyl 58 WP, Ridomil Gold 68WP, Daconil 500 SC, … hoặc có thể ngừa bằng những loại thuốc gốc đồng như: Champion 77WP, COC 85WP, … liều lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất có in ở bao bì
Nguồn : Trung Tâm khuyến nông TP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét