Hoa Sứ là hoa lưỡng phái hay lưỡng tính, có cả phấn đực và phần cái trong cùng một hoa.
Phần đực được gọi là bộ nhụy đực (miền Bắc gọi là bộ nhị) gồm 5 đơn vị, gọi là 5 tiểu nhụy. Mỗi tiểu nhụy có một tua nhụy hay chi nằm dưới cùng, đó là phần dẹp, ngắn, gắn vào ống vành, bên trên là 2 bao phấn có dạng hình tam giác mà đỉnh mang sợi râu dài. Phần tam giác này mặt ngoài trơn lán, mặt trong có chứa những hạt nhỏ li ti, đó là hạt phấn. Đây là phần quan trọng mà người lai tạo giống Sứ phải nhận biết để lấy phấn hoa đưa đến nuốm của nhụy cái.
Phần cái gọi là bộ nhụy cái (miền Bắc gọi là bộ ngụy) gồm 2 đơn vị, gọi là 2 tâm bì. Mỗi tâm bì có bầu noãn bên dưới, trong đó chứa tiểu noãn là những hạt tròn tròn, dính vào một bên của bầu noãn theo 1 hàng dọc, về sau chúng sẽ tạo thành hột Sứ. Bên trên là 1 vòi nhụy là tận cùng là 1 nướm, hay nuốm, màu lục, nằm trong khối nhầy đục. Người lai giống Sứ phải quan sát rõ cái nướm này vì đó là nơi chúng ta phải cho hạt phấn dính vào.
Ở cây Sứ 2 tâm bì dính nhau không trọn vẹn bên dưới bầu noãn dù bên trên chỉ có 1 vòi và 1 nuốm, nên khi tạo trái chúng tách ra thành 1 cặp quả!
Cách thụ phấn trong lai tạo hoa Sứ thật đơn giản là lấy phấn hoa từ một hoa khác (hoa A) để vào nướm cây này (hoa B).
Nhưng thật sự không đơn giản như vậy vì nhụy đực nằm sâu bên dưới ống vành và bao phấn quay mặt vào bên trong nên việc lấy được phấn hoa không dễ dàng. Hơn nữa khi thụ phấn hay khi lấy phấn hoa nếu không thận trọng thì phấn hoa của hoa ấy sẽ rơi ngay trên nuốm của chính hoa đó và như vậy khi có hột thì chưa chắc là lai giữa AxB mà có thể là BxB hoặc AxA. Để chắc ăn, trong lai tạo giống thường người ta loại bỏ bao phấn của hoa muốn tiếp nhận phấn, trong hoa Sứ cũng vậy, có thể loại bỏ 5 bao phấn nhưng đừng làm tổn thương đến nướm hoa.
Vì vậy để dễ quan sát và dễ thao tác chúng ta có thể xẻ một rãnh dọc theo ống hoa, hoặc xẻ bao hoa ra 2-3 mảnh, hoặc cắt bỏ bao hoa ngay phần trên của nhụy đực.
Cách thụ phấn trong lai tạo hoa sứ
Chúng ta có thể phá banh bao hoa ra cho dễ thao tác bằng cách
Sau 5-10 ngày vành hoa rụng mà cọng hoa không rụng (vẫn tồn tại 5 phiến nhỏ nhọn, đó là 5 lá đài) thì xem như có kết quả. Bầu noãn sẽ to dần giữa 5 lá đài và tách thành 2 quả (đôi khi 3 quả).
Cần lưu ý là:
Nếu loại bỏ bao phấn trước khi thụ phấn trong lai tạo hoa Sứ bằng cách banh hoa ra và dùng kẹp để nhổ (kẹp vào đầu bao phấn mà kéo nhẹ lên, chúng sẽ đứt lìa ra). Cẩn thận không làm tổn thương đến nuốm hoa bên dưới.
Sau mỗi động tác lấy phấn và thụ phấn cần rữa sạch đầu bút lông để không còn phấn hoa khi lai tiếp cặp lai khác. Tốt nhất nên dùng đầu tăm chuốt nhọn thay cho đầu bút và như thế chúng ta vứt bỏ que tăm ấy sau mỗi lần sử dụng.
Vài cây Sứ có rất ít hoa phấn, ngược lại một số cây lại rất khó đậu trái.
Cho nên khi thụ phấn thì nên lai chéo AxB và BxA, nghĩa là lấy phấn hoa cây này đưa sang nuốm cây kia và ngược lại, lấy phấn hoa của cây kia đưa sang nuốm cây này.
Một hoa có thể lấy phấn (cây cha) để thụ cho nhiều cây khác (cây mẹ) cùng một lúc vì vậy nên chọn 1 cha cho nhiều mẹ để có nhiều cặp lai và dễ nhận định ưu thế lai của cây cha.
Nhiều cây có nhụy đực chín sớm, nhiều cây lại mau khô hạt phấn, vì vậy bình thường nên thụ phấn 1 ngày sau khi hoa nở. Ngay sau khi hoa sắp nở đã căng cứng phần hoa, sẵn sàng bung hạt phấn ra khi hoa nở. Cần ghi chép để có độ chính xác cao, làm cơ sở cho những lần lai tạo sau.
Ghi chép cẩn thận các cặp lai và theo dõi màu sắc của đám Sứ con thì sau một quá trình có thể ghi nhận sự ưu thế của vài cây Sứ, lúc đó ta có thể chủ động trong định hướng các cặp lai theo mong muốn./.
Nguồn : Tạp chí hoa cảnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét