Mùa khô đang dần ngự trị, thời gian chuyển tiếp giữa 2 mùa mưa – nắng được gọi là giao mùa. Giao mùa có một số đặc trưng mà ta phải nắm bắt : đầu tiên là độ ẩm giảm, nhiệt độ tăng, thời tiết trở nên oi bức khó chịu. Cây cối vốn quen với mưa nhiều, đất ẩm, không khí mát dịu; nay bỗng không còn mưa, cây thiếu nước, trở nên héo rũ, nếu trời lại nắng gắt cây dễ bị héo rũ, cháy lá. Không khí oi bức, ngột ngạt là điều kiện thuận lợi cho sâu bọ, rầy rệp, nấm mốc phát triển. Vì vậy giai đoạn này ta cần chăm sóc lan nói riêng và cây nói chung , để tăng sức chống chịu của cây, bên cạnh đó phải gia tăng ẩm độ, làm hạ nắng nóng, tạo sự thông thoáng, phòng ngừa sâu rầy, bệnh tật cho cây.
Chăm sóc lan cuối mùa mưa cần chú trọng điều gì?
1.Gia tăng lượng K2O trong phân bón
Nhằm giúp cho lan tự tạo dự trữ nhằm đối phó với thời tiết bất lợi của mùa khô, nếu không cây lan sẽ vàng lá, rụng lá và tuột lá. Đôi khi sự thiếu hụt đạm cũng xảy ra lúc giao mùa, nhất là đối với những giá thể không phải là chất hữu cơ như mốp xốp, đá, gạch..vì vậy cần tưới phân 30-10-10 xen kẽ với phân 20-20-20. Nếu cây có bộ rễ không tốt, cần phun thuốc kích thích rễ trước khi dứt mưa.
2.Chăm sóc lan cuối mùa mưa cần chú ý phòng trừ rầy, rệp, nhất là bọ trĩ , nhện đỏ.
Việc gia tăng tưới nước, nhất là mặt dưới lá cũng phần nào giới hạn được sự xuất hiện, phát triển của rầy rệp . Cần xịt các loại thuốc trị bọ trĩ, rệp đỏ như Vibamec, Vimite, Abafax…
3.Tăng cường che chắn
Tăng thêm lưới che nếu trời nắng quá gay gắt ngay khi vừa dứt mưa hoặc sau những ngày âm u hay mưa dồn dập lại đột ngột nắng bất thường.
Tóm lại : Chăm sóc lan cuối mùa mưa cần chú ý thay đổi cách tưới và chế độ tưới nước để bảo đảm độ ẩm cho cây lan, phòng ngừa vàng lá, tuột lá bằng cách kích thích ra rễ, phòng trừ rầy rệp, nấm mốc tiếp tục thúc đẩy cho cây mập mạnh để chuẩn bị kích thích ra hoa đón Tết.
Nguồn : Tapchihoacanh
Tác giả : Chí Thiện
Có cực quá không ta?
Trả lờiXóacây cảnh trong nhà Hoàng Nguyên Green