Vanda do W.Jones đặt tên vào năm 1795, và được Robert Brown bổ sung, có nguồn gốc từ chữ Phạn là Vệ đà. Giống này gồm khoảng 60 -70 loài nguyên thủy, mọc ở Đông Nam châu Á, Trung Quốc, Hymalaya….cho đến bắc Úc châu. Giống này ở nhiều độ cao khác nhau cho nên điều kiện trồng có khác nhau: các loài ở đồng bằng thích khí hậu nóng trong khi các loài ở núi cao chỉ ưa nhiệt độ lạnh.
Vanda là loại lan đơn thân.Thân hình trụ dài với các lóng khá dài, không có giả hành, lá hình trụ tròn hay dẹp thẳng. Lá dẹp phẳng ở tận cùng thường có 2 thùy không bằng nhau và có răng nhọn không đều. Phát hoa đứng thẳng và không phân nhánh. Hoa khá lớn và khá bền. Lá đài và cánh hoa gần như nhau, bờ mép hơi co vào. Môi gắn chắc vào trụ ngắn, có cựa ngắn và hơi dẹp, trong cựa không có phụ bộ hay có vách hoặc cục u.Môi có 3 thùy, thùy giữa có sọc dọc và 2 cục u ở đáy ngay nơi miệng cựa. Trụ ngắn và mập, trên đầu trụ có nắp che 2 phấn khối với vỉ phấn ngắn mà to và gót dĩa lớn.
Thường người ta chia ra 2 nhóm dựa vào đặc điểm của lá:
-Nhóm có lá hình trụ tròn thường là cây leo bò, lá trụ tròn ngắn thưa trên thân cũng hình trụ tròn, đòi hỏi ánh sáng nhiều nên phải trồng nơi có sáng hoàn toàn, không che chắn, thuận tiện cho vùng nóng.
-Nhóm có lá dẹp phẳng, thường là cây phụ sinh trên gỗ, bám trên cành cây cao, lá trải ra, xếp khít nhau che kín thân, đòi hỏi ít ánh sáng hơn nên có thể trồng ở các vùng khác và phải làm giàn che.
– Cây lai giữa 2 dạng này cho ra dạng lá thay đổi ở khoảng giữa lá hình lòng máng đến hình trụ tròn, gọi là Vanda nửa-trụ tròn (semi-terete vanda) cần ánh sáng cao hơn dạng lá hẹp phẳng nhưng thấp hơn dạng lá hình trụ tròn.
-Cây lai giữa Vanda lá dẹp phẳng với Vanda nữa trụ tròn cho ra nhóm thứ tư gọi là Vanda phần tư trụ tròn, chúng có “máu” 3 phần lá dẹp phẳng, 1 phần lá trụ tròn.
Kỹ thuật nuôi trồng hoa lan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét