Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

3 cách tự chế vườn mini để bàn đáng yêu

Cách 1

Tự chế vườn mini

- Chiếc bát tròn có hoa văn lạ mắt
- Cây để trồng: cây sen đá lá xanh, sen đá lá nâu, cây xương rồng màu hồng, cây bọng nước lá nhỏ
- Sỏi: sỏi viên lớn, sỏi viên nhỏ
- Đất trồng cây
- Dụng cụ: bộ dụng cụ làm vườn nhỏ

Tự chế vườn mini

Đầu tiên, bạn cho những viên sỏi lớn vào trong đáy bát. Tiếp theo, bạn đổ đất trồng cây lên trên lớp sỏi lớn cách miệng bát 2,5cm. 

Tự chế vườn mini

Tiếp đến, bạn trồng cây sen đá lá xanh vào trong đất. Và trồng các cây còn lại: sen đá lá nâu, xương rồng màu hồng, cây lá nhỏ. Bạn rải lớp sỏi nhỏ phủ đều lên mặt chậu vừa đẹp vừa che kín lớp đất bên dưới. Sau đó, bạn đặt thêm vài viên đá màu trang trí cho vườn cây thêm xinh.
Vườn cây nhỏ xinh thật đáng yêu. Bạn chỉ cần tìm mua những cây nhỏ có bán sẵn trên thị trường về để tự chế vườn mini với sắc xanh mang lại không khí tươi mới cho không gian căn phòng. 
Tự chế vườn mini

Cách 2

Tự chế vườn mini

- Bể cá tròn có phần miệng bể nghiêng bên cao bên thấp cho vườn cây lạ mắt
- Cây để trồng: sen đá, sống đời, cây bọng nước lá nhỏ
- Sỏi: những viên sỏi lớn màu đỏ, bì sỏi nhỏ
- Đất trồng cây
- Dụng cụ:

Tự chế vườn mini

Bạn đổ lớp sỏi màu đỏ vào bên trong bể cá, rồi đổ lớp đất lên trên, cách phần miệng bể thấp nhất 2cm. 



Tiếp đến, trồng các cây cho chiều cao hơn phía sau sát với thành cao miệng bể. Và trồng cây có chiều cao thấp hơn phía trước sát mặt thấp thành bể thành vườn cây mini. Bạn đổ lớp sỏi nhỏ phủ kín mặt đất. Đặt trái tim nhỏ trang trí bên trong vườn cây là xong. 
Điểm độc đáo của khu vườn nhỏ chính là chiếc chậu có miệng chậu thay vì phẳng lại tạo góc nghiêng cho góc nhìn khu vườn mở ra rộng hơn, nhìn rõ hơn, sinh động hơn. Đặt vườn cây trang trí trên bàn phòng khách, bàn làm việc hay góc bệ cửa sổ rất đáng yêu. Vì là những cây trồng chịu khô hạn nên bạn không cần tưới nhiều nước tránh ngập úng cây chết nhé!

Cách 3

Tự chế vườn mini

- Bể cá tròn
- Mảng rêu xanh, cành cây khô có rêu xanh, hoa salem tím khô
- Sỏi viên lớn
- Đất sét, màu tô đất sét, cọ
- Đất trồng cây

Tự chế vườn mini

Trước tiên, bạn đổ đất cao ½ trong bể cá. Đặt mảng rêu xanh 1/3 góc mặt đất, đặt những viên sỏi 1/3 góc mặt đất và cành cây khô có rêu xanh 1/3 góc còn lại. Bạn đặt những cành hoa salem tím lên trên trang trí cho mảng rêu xanh. 

Tự chế vườn mini

Bạn nặn đất sét làm ngôi nhà và cây nấm. Dùng cọ tô màu xanh cho mái nhà và màu đỏ cho cây nấm, để khô. Đừng quên chấm những chấm tròn nhỏ màu trắng trên cây nấm trông như thật nhé. 
Cuối cùng, bạn đặt những cây nấm và ngôi nhà vào trong khu vườn, trên mảng rêu và trên mặt đất. Vậy là khu vườn nhỏ đáng yêu đã hoàn thành rồi nhé! Mang chút sắc xanh tươi mát vào nhà trong những ngày nắng cho ngôi nhà thêm xinh. 
Tự chế vườn mini

Chúc các bạn thành công với 3 cách tự chế vườn mini đáng yêu này nhé!
(Nguồn: theblondielocks & florismania & nirv)

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Tái chế vỏ chai thành khu vườn gia vị xanh mát


Tái chế vỏ chai

Tái chế vỏ chai

Để tái chế vỏ chai làm khu vườn gia vị, bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu sau đây: 
- 6 chai nhựa lớn (loại 1,5L)
- 2 tấm gỗ dài 62,5cm x 10cm x 2,5cm
- 3 tấm gỗ ngắn 37,5cm x 10cm x 2,5cm
- 6 chậu cây gia vị
- Bình sơn phun màu trắng
- Bình nước sơn gỗ màu nâu
- 12 chiếc móc bản lề vuông và 24 chiếc ốc vít
- Dụng cụ: cọ, kéo, dao, cái khoan hình tròn có đường kính bằng với đường kính vỏ chai, khoan lỗ gắn ốc vít.
Tái chế vỏ chai

Đầu tiên, dùng dao cắt lấy 1/3 bên trên vỏ chai. Dùng bút chì làm dấu chia tấm gỗ ngắn thành 4 đoạn. Đặt đầu nắp vỏ chai lên giữa 3 vị trí đã làm dấu, vòng vẽ tròn. 
Tái chế vỏ chai

Bạn dùng khoan khoan 3 lỗ tròn nhỏ theo 3 vị trí vòng tròn đã vẽ. Tương tự, bạn khoan 3 lỗ tròn nhỏ trên tấm gỗ ngắn thứ hai. 
Tái chế vỏ chai

Tiếp theo, bạn dùng bút chì vẽ các đường thẳng làm dấu để gắn các móc bản lề vuông. Cách 2,5cm một đầu tấm gỗ dài, bạn gắn 2 chiếc móc. Cách 30cm đầu tấm gỗ bạn gắn 2 chiếc móc giữa. Và sau đó gắn 2 chiếc móc sát với đầu còn lại của tấm gỗ. Tương tự, bạn gắn 6 móc bản lề vuông còn lại cho tấm gỗ dài thứ hai.
Tái chế vỏ chai

Đặt tấm gỗ gắn giữa hai tấm gỗ dài trên 4 chiếc móc lề vuông, dùng bút chì làm dấu vị trí để khoan lỗ tròn nhỏ gắn ốc vít. Bạn dùng khoan, khoan lỗ tròn nhỏ rồi gắn cố định tấm gỗ lên trên giữa hai tấm gỗ dài. Tương tự, bạn dùng bút chì làm dấu, khoan và gắn ốc vít ráp 2 tấm gỗ ngắn còn lại với 2 tấm gỗ dài thành khung kệ có 2 ngăn. 
Tái chế vỏ chai

Bạn dùng cọ quét màu nâu lên mặt khung gỗ, để khô. Tiếp đến, dùng bình sơn phun phun sơn trắng cho 6 vỏ chai đã cắt làm chậu trồng cây. Cuối cùng, lấy cây trong chậu và trồng trong chiếc chậu nhựa đã sơn trắng. Bạn đặt chậu nhựa lên trên các lỗ tròn giữa tấm gỗ là xong.
Việc tự trồng các loại cây gia vị trong nhà là thú vui của nhiều chị em nội trợ. Bằng cách này bạn vừa tái chế vỏ chai không dùng tới vừa sáng tạo thành khu vườn gia vị thật tiện lợi!
Tái chế vỏ chai

Mang lại sắc xanh tươi mát và không khí trong lành cho gian bếp của bạn với khu vườn gia vị thật đáng yêu. Chút sáng tạo biến những chiếc chai tưởng chừng như bỏ đi thành chậu trồng cây cực xinh cực yêu phải không nào! 
Tái chế vỏ chai

Chúc các bạn thành công với cách tái chế vỏ chai hữu ích này nhé!
(Nguồn: bobvila)

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Lan Hồ điệp rụng hoa,thối nụ-cách khắc phục

Lan Hồ điệp thường được chọn để làm quà tặng trong những lễ, Tết bởi loài hoa này mang nét đẹp sang trọng, khi ta sở hữu một chậu lan Hồ điệp thì nó thường được chưng bày trong nhà để tiện cho việc thưởng ngắm.Tuy nhiên nếu ta không có một ít kiến thức về môi trường sinh sống của lan Hồ điệp thì vô tình ta đã làm giảm tuổi thọ cây lan quí của mình, mà điều ta thường gặp nhất là hiện tượng rụng hoa, thối nụ
lan Hồ điệp
lan Hồ điệp

1.Những nguyên nhân  làm lan hồ điệp rụng hoa, thối nụ

- Nhiệt độ trong nhà quá nóng. Lan hồ điệp ưa thích được giữ trong nhiệt độ 55-65°F (13.3-18.3°C).
– Nếu nhiệt độ thay đổi quá đột ngột cũng sẽ làm cho hoa chóng tàn.
– Để lan gần máy lạnh hay quạt thổi thằng vào.
– Tưới nước quá nhiều và quá thường xuyên. Nên nhớ lan hồ điệp thích ẩm chứ không thích quá ướt. Nhiều tiệm bán hoa, để lan trong chậu sứ không có lỗ thoát nước. Nếu rễ lan lúc nào cũng ướt sũng, rễ sẽ bị thối và không có thể hút nước nuôi cây được. Hoa sẽ rụng, lá sẽ mềm nhũn và nhăn nheo. Trái lại nếu thiếu nước hoa lá sẽ hơi héo nhưng khi được tưới nước hoa, lá sẽ tươi trở lại.
– Trong nhà độ ẩm thường quá thấp làm cho hoa sớm rụng, lá sẽ nhăn nheo.
– Không nên phun nước vào hoa làm cho hoa chóng tàn và dễ bị nhiễm trùng.

2. Khắc phục hiện tượng lan hồ điệp rụng hoa, thối nụ

Lan Hồ điệp thường hay rụng hoa nếu để ở những nơi có điều kiện không phù hợp
Lan Hồ điệp thường hay rụng hoa nếu để ở những nơi có điều kiện không phù hợp
- Trước hết ta  lấy cây ra khỏi chậu, quan sát những gì trước mắt.Chắc  chắn là ta sẽ thấy đám rễ của cây lan hồ điệp đã nhũn hết;
– Dùng xà phòng rửa chén rửa cây cho sạch ( pha khoảng 2ml xà phòng/1 lít nước). Lấy dao hay kéo hơ lên trên bếp để khử trùng hay lưỡi dao cạo mới cắt bỏ hết rễ thối, lá vàng và cành hoa. Đừng có tiếc giữ cành hoa lại vì cây không còn rễ tốt để nuôi cây và cành hoa;
– Dùng bột quế, bột diêm sinh bất cứ thuốc diệt trùng, diệt nấm nào có, rắc lên trên các vết cắt và trên rễ. Sau đó cho vào bao nylon, bịt kín lại rồi treo vào chỗ ấm áp và rợp mát. Ba bốn tuần sau, cây bắt đầu mọc rễ. Khi rễ dài chừng 3-4 cm đem ra trồng với vỏ thông, than củi hay vỏ dừa loại trung bình. Đem ngâm vỏ cây tối thiểu 24 giờ trước khi trồng;
– Lấy một chiếc chậu mới bằng nhựa hay đất, miệng rộng khoảng 15 cm dưới đáy lót hột móp (peanut foam) chừng 2-3 cm. Để cây vào giữa chậu, bỏ vỏ cây hay vỏ dừa vào chung quanh, rồi dùng ngón tay ấn chặt quanh miệng chậu cho cây khỏi lung lay. Ngưng tưới nước 2-3 tuần lễ và chỉ phun sương;
– Sau đó tưới nước và bón phân như sau: mỗi tuần lễ tưới 1 lần. Mang cây ra chỗ rửa chén hay phòng tắm tưới đi tưới lại cho thật sũng nước và bón phân 15-15-15 pha ½ thìa cà phê với 4 lít nước rồi mang cây để gần cửa sổ. Phía dưới chậu nên có một khay nước đựng nước, trên gác 2-3 chiếc đũa rổi để chậu lan lên trên cho có độ ẩm. Khi cây mọc mạnh, lá cứng cát sẽ ra hoa trở lại.

3. Điều cần lưu ý trong chăm sóc lan Hồ điệp

- Không nên trồng lan Hồ điệp với rêu vì rêu chóng mục, giữ chất muối ở trong nước và phân bón cho nên mỗi năm phải thay một lần. Các vườn lan trồng lan với rêu vì , độ ẩm cao, nhiệt độ, ánh sáng cũng như phân bón đã được nghiên cứu kỹ càng, hơn nữa nước tưới của họ rất tốt cho nên họ chỉ cần tưới khoảng 2 tuần lễ một lần. Chúng ta không đủ phương tiện làm theo được.
– Khi tưới, đợi vỏ cây trên mặt chậu thật khô rồi mới tưới và nên tưới cho thật đẫm để nước có thể ngấm vào trong lõi vỏ cây. Tưới mỗi lần một chút,vỏ cây chóng khô và có thêm nhiều cặn muối không tốt cho cây.
– Không nên bỏ nước đá vào trong chậu vì nước đá làm rễ bị lạnh không hút được nước. Hơn nữa cây lan Hồ điệp không ưa bị lạnh như vậy. Nếu nhiệt độ trong nhà hơi lạnh hoa sẽ lâu tàn hơn, nhưng nếu nhiệt độ thay đổi quá mau chỉ làm cho hoa chóng tàn và thúi nụ.
– Chỉ bón phân khi cây mọc mạnh và ra rễ. Rễ cây bị thối làm sao hút dược nước và phân bón. Mỗi lần chỉ bón ½ hay ¼ thìa cà phê mà là thìa gạt chứ không phải là thìa đầy. Bón phân quá mạnh sẽ làm cháy đầu rễ.
– Không nên để lan Hồ điệp ở gần bếp vì lan rất nhạy cảm với mùi gas và mùi dầu mỡ có thể làm hoa chóng tàn và thối nụ. Hơn nữa mỗi khi đốt bếp nhiệt độ sẽ tăng lên, khi tắt bếp nhiệt độ giảm xuống. Lan Hồ điệp không thích nhiệt độ thay đổi đột ngột .
Nguồn : Hoa lan Viet Nam

Cây cảnh bị héo ta phải làm thế nào?

Cây cảnh bị héo do rất nhiều nguyên nhân như thiếu nước, thiếu phân, thiếu ánh sáng, nhiệt độ không thích hợp, độ chua kiềm đất không thích hợp, nhiễm bệnh, bị sâu ăn, gặp khí độc hại. Trong đó, phần lớn do thiếu nước gây ra, không khí khô hạn cũng làm cho cây cảnh khô héo.

Phương pháp tránh trước tiên là phải tưới nước  ngày 2-3 lần ( nhất là mùa nắng). Nếu do lượng nước tưới quá ít, chỉ tưới được bề mặt đất làm cho bộ rễ không hấp thu đủ nước, cứ như vây cây cảnh vì không đủ nước mà khô héo, phương pháp cứu vãn vẫn là phải tiến hành tưới nước.
Cây cảnh nên được tưới nước thường xuyên
Cây cảnh nên được tưới nước thường xuyên
Tuy nhiên cần chú ý không nên tưới nhiều cùng một lần, vì khi cây cảnh bị héo, bộ rễ đã bị héo làm mất chức năng hút nước, đồng thời khô héo đã làm cho các tế bào mất nước, nước đột nhiên nhiều sẽ làm cho vách tế bào và chất nguyên sinh tách rời nhau và cây sẽ chết.
Cây cảnh bị héo do sâu bệnh, trường hợp này ta phải có chế độ bón phân, phòng bệnh  định kỳ ngay từ đầu, khi cây bị nhiễm sâu bệnh  điều cần thiết là phải xác định được loại sâu bệnh đó để chọn đúng thuốc chữa trị.
GS. Trần Văn Mão

Để khế ngọt ra trái quanh năm

Khế ngọt ăn tươi như các loại trái cây khác, làm mứt, nước quả, …trái khế ngọt có tính nhuận trường, khích thích ăn ngon miệng và giải nhiệt. Khế giàu vitamin C (25 – 40 mg/100 g thịt quả), carotene (150 (g) và cho khoảng 25 – 35 calo/100 g phần ăn được. Để cây khế ra trái quanh năm, chúng ta có thể tham khảo cách làm sau :

Trái khế ngọt
Trái khế ngọt
Khế ngọt từ 3 năm trở đi đã cho quả khá nhiều, đây là thời gian bắt đầu sử dụng các biện pháp tác động.

- Chon thời gian tác động:

Sau khi thu hái hết lứa trái khế ngọt cuối cùng ta dọn vệ sinh quanh gốc, xới xáo nhổ cỏ đốn tỉa bỏ hết các cành con, cành còi cọc, cành mọc sát đất. Bón phân hồi sức cho cây bằng 10 – 15kg phân chuồng hoai mục, 1kg phân NPK. Tưới nước giữ ẩm thường xuyên
- Điều kiện thứ hai quyết định đến ra quả quanh năm của khế là cắt bỏ phần ngọn non của các cành khế đang phát triển chừng 20cm. Cắt bỏ tất cả các cành trên cây càng tốt. Làm như vậy khế ngọt bị đau tức sẽ ra nhiều lộc ở các kẽ lá và các chùm hoa nhỏ li ti cũng sẽ mọc ra để cho quả. Khi hoa đã ra ta tiếp tục thúc phân và tưới nước cho cây để nuôi quả.
Chú ý: Đối với cây to cao, nhiều cành lá ta chỉ chọn bẻ những cành to thấp, những cành nhỏ hơn bỏ lại rồi lại bẻ cho đợt tiếp theo.
Nguồn : Báo NNVN

Một vài thông tin về cây gấc

Cây gấc là một loại cây bán hoang dại, thân leo và chu kỳ gieo trồng đến thu hoạch là 9 tháng-1 năm. Hiện nay quả cây gấc đã được sử dụng trong công nghiệp dược phẩm, chiết xuất dầu gấc với thành phần Vitamin A và E…

Một gốc cây gấc cho thu hoạch bình quân 15-20 quả, trong điều kiện trồng vo. Nếu trồng có chăm sóc, định hướng, 1 gốc cho thu hàng tạ quả, sau thu quả, cắt dây để lại gốc, đến vụ gấc lại bắn mầm lên cây mới, cây vụ sau khoẻ và cho năng suất cao hơn vụ trước
Cây gấc là loại cây trồng có sức chống chịu tuyệt vời, chưa thấy sâu bệnh hại, chim chuột ít phá, thân lá gấc có mùi hôi lên ít bị vật nuôi phá hoại.
Cây gấc không kén đất và chỉ cần một khoảng đất nhỏ đã có thể trồng được một gốc, một gốc có tuổi thọ 15-20 năm. Một số vùng trồng gấc xen vải, trồng tận dụng, hoặc trồng ở ruộng cao, bạc màu, làm cọc tre, chăng dây thép cho dây gấc leo, thu nhập cao gấp 2-3 lần trồng lúa
cây gấc
Cây gấc được trồng chủ yếu từ dây
Cây gấc được trồng từ dây là chủ yếu, nếu trồng từ hạt thì hạt phải được đồ chín.
Cách trồng từ dây: Chọn giống gấc tốt, loại gấc nếp quả đỏ tươi khi chín, trọng lượng quả đạt 1-1,5 kg, hàm lượng tinh dầu khá cao, được các cơ sở thu mua chế biến dầu gấc ưa thích. Lấy một đoạn dây dài khoảng 40-50 cm, có thể cuộn lại như kiểu trồng sắn dây, hoặc tận dụng có thể trồng dâm như dây khoai lang, đào hố, bón lót phân chuồng, phân rác mục… đặt dây, lấp đất để hở 2-3 đốt , tưới ẩm và đậy để bảo vệ, khi nào mầm gấc bắn lên, gấc bò thì mắc giàn cho gấc leo. Một gốc gấc chăm sóc tốt và cân đối cần diện tích leo giàn khoảng 5-6 m2, tận dụng bờ rào, mái các công trình phụ cũng có thể trồng được gấc.
Khi cây gấc leo giàn bón cho mỗi hốc 1-1,5 kg NPK, để đẩy nhanh quá trình bám giàn, không nên để cây gấc quá tốt dây, vì dây tốt quả sẽ ra ít.
Cây gấc không đậu quả là do trồng phải cây gấc đực. Nếu quan sát kỹ vào thời kỳ gấc nở hoa sẽ thấy hoa gấc cái có bầu nhuỵ và 3 nhị cái nhô cao, còn các hoa đực thì có nhiều nhị đực và túi phấn nhỏ mà không có bầu nhuỵ nên rất dễ phân biệt. Cây gấc có rất nhiều hoa nhưng rồi rụng hết thì đích thị là cây gấc đực. Bà con nên phá bỏ và trồng lại cho vụ tới.
Nên trồng cây gấc trên đất (chân tường, góc sân…) là tốt nhất, gấc có thể leo cao và phủ kín tường và mái của một căn nhà 5 tầng. Để cho chắc ăn, bà con nên tìm đến gia đình nào có cây gấc sai quả xin lấy một vài đoạn hom thân (bánh tẻ hoặc hơi già) dài 40 – 50cm, có ít nhất 2 – 3 mầm mắt còn nguyên vẹn đem trồng trực tiếp hoặc giâm cho lên mầm sang xuân trồng chắc chắn sẽ có cây gấc cái sai quả.
Trong mỗi quả gấc thường có tới 3 – 4 hạt đực (nhỏ và mỏng hơn hạt cái). Khi gieo ươm cần chú ý đánh dấu để nếu trồng nhiều thì khoảng 5 – 6 cây nên trồng thêm một cây gấc đực để có đủ phấn cho gấc sai quả.
Nguồn : Báo NNVN

Cây nho và các bệnh gây hại

Cây nho có tên khoa học là Vitis vinifera L,thuộc họ Nho (Ampelida ceae)

Cây nho có quả hình cầu hoặc hình ôvan. Quả có màu sắc khác nhau. Khi còn non có màu xanh. Khi lớn và chín quả có màu xanh, đỏ đậm, tím tùy thuộc vào đặc điểm của giống. Quả nho có chứa đường (glucô còn gọi là đường nho, saccaro), các axít hữu cơ, các loại vitamin C, B1, B2. Quả có thể sử dụng ở dạng tươi để ăn hoặc làm nguyên liệu để chế biến (rượu vang, nước quả nho, nho khô,v.v….).
Quả của cây nho
Quả của cây nho
Các giống nho hiện đang trồng ở nước ta là những giống nho nhập nội từ Thái Lan, Pháp và một số nước khác.
Trồng nho cần chú ý làm giàn cho cây nho leo. Giàn có thể cấu tạo dưới dạng hàng rào hoặc giàn phẳng đem lại hiệu quả tốt hơn là giàn hàng rào. Giàn phẳng bảo đảm độ thoáng lớn trong tán cây nho, đồng thời làm cho lá cây nho tiếp nhận được nhiều ánh nắng mặt trời trong điều kiện thời tiết có nhiều mây vào mùa hè ở nước ta.
Yếu tố gây trở ngại lớn nhất cho nghề trồng nho ở nước ta cũng như ở các nước trên thế giới là sâu bệnh hại. Nho là loài cây trồng bị nhiều loại sâu bệnh gây hại. Đặc biệt có những loại sâu bệnh nguy hiểm như mốc sương (do nấm Plasmopara viticola B. et de T.), phấn trắng (do nấm Uncinula necator Burr), thối rễ (do nấmBornetina corium Mang. et Viala), các bệnh đốm lá (do các loài nấm Cercospora và Mycosphaerella), các vết sẹo (do nấm Septoria ampolina B. et C.) và một số loài khác. Cây nho trồng ở các nước có khí hậu nhiệt đới còn bị một số loài nấm gây bệnh gỉ sắt là Kuehneola vitis Syd., Phakopsora virus Syd, Phakopsora cronartiformis Diet. Ngoài các loại bệnh ra, nho còn bị một số sâu và động vật gây hại như: Ốc sên ăn lá và chùm quả, bọ cánh cứng ăn mầm và lá – sâu non loài bọ này ăn rễ, sâu non bướm ánh bạc ăn lá, mầm, rệp sáp hút nhựa.
Vì vậy, để trồng  cây nho đạt được hiệu quả kinh tế cần quan tâm đến phòng trừ sâu bệnh cho cây nho. Sau mỗi vụ thu hoạch nho, cần tiến hành cắt cành, thu dọn cành lá, quả rụng đem chôn sâu dưới đất hoặc đem ra xa khỏi vườn nho, chú ý quét vôi gốc cây nho vào mùa đông.
Thường xuyên theo dõi phát sinh và diễn biến của sâu bệnh trong vườn nho. Định kỳ tiến hành vặt lá bị bệnh, bắt sâu. Khi sâu bệnh xuất hiện quá nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và năng suất của vườn nho cần kịp thời tiến hành các biện pháp diệt trừ. Trường hợp phải phun thuốc cần đảm bảo 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng nồng độ, đúng quy cách kỹ thuật, đúng thời gian cách ly.
Sổ tay nhà vườn

Mẹo trồng rau tại nhà đơn giản và tiết kiệm cho gia đình

Hiện nay người dân đô thị quan tâm nhiều vào việc trồng rau tại nhà với nhiều vấn đề cần giải đáp như dụng cụ chuẩn bị ra sao? vị trí để các chậu rau sao cho cây mọc tốt khỏe ? việc tưới nước bón phân cho trồng rau tại nhà cần biết những điều cơ bản gì ?
Bài viết sau sẽ giải đáp rõ hơn các thắc mắc đối với những ai muốn tập trồng rau tại nhà.
diep-ca-tia-to-rau-ram
Chỉ cần 6 tấc vuông là có thể có đủ các hương vị rau mùi cho 1 bữa ăn già đình, hình biểu diễn là mô hình trồng rau tại nhà điển hình cho 3 loại rau điển hình: diếp cá, tía tô và rau răm

 1/Những dụng cụ cần thiết cho việc trồng rau tại nhà

Nếu tại nhà có sẳn những chậu đang trồng cây kiểng thì có thể tận dụng trồng rau tại nhà gồm các loại rau thơm như rau hung quế, húng chanh ( tần dầy lá), ớt, bạc hà, rau diếp cá, rau răm…

 2/Vị trí tốt nhất cho việc trồng rau tại nhà

 Nếu ở nhà có diện tích sân thượng hay mảng vườn khoảng gần 10m2 thì có thể trồng thêm rau ăn lá như rau muống, rau cải, xà lách, rau dền, ….trồng trực tiếp xuống đất hay trồng trong các khay xốp.
Về ánh sánh cần cho trồng rau tại nhà tốt nhất là nắng chiếu buổi sáng ( nhà ở hướng Đông), trường hợp nhà ở thành phố thì cần thời gian chiếu sáng từ 5-6 tiếng là cây rau mọc tốt nhất, nếu trồng nơi ít ánh sáng thì cây rau sẽ vóng cao và ít lá.

 3/Vấn đề nước tưới cho trồng rau tại nhà

 Trồng rau tại nhà có thể dùng nước giếng để tưới cho rau  là tiết kiệm, còn dùng nước máy cần tưới vừa đủ bằng thùng tưới hay vòi phun để hạn chế nước dư tràn ra ngoài gây lãng phí.Nên tưới vào sáng sớm và tưới nhẹ lần nữa và buổi chiều mát.Nếu dùng vòi tưới có tia nước mạnh dễ làm dập lá rau.

 4/Gieo hạt là bước quan trọng nhất đối với trồng rau tại nhà

Trồng rau tại nhà quan trọng nhất là gieo hạt giống rau, các loại rau ăn lá thì gieo dễ dàng, riêng một vài giống rau thơm rất khó gieo như kinh giới, ngò gai, hành lá, …cần ủ ngâm hạt giống trong nước ấm từ 6-10 giờ giúp hạt mau nứt vỏ, tốt nhất nên mua giống cây rau mà người ta gieo và nuôi cây giống đang lớn thì thuận lợi hơn.

 5/Kinh nghiệm bón phân và chăm sóc đối với trồng rau tại nhà

Sau mỗi đợt thu hái là rau để dùng cần bón thêm phân trùn quế vào gốc cây để cây cho thêm đợt lá mới.
Trường hợp rau ăn lá có thể tưới thêm phân urê theo tỉ lệ pha là 02 muỗng ca phê phân Ure ( khoảng 8 gram) trong 02 lít nước tưới vào rau lá khi cây còn nhỏ hay có 2-3 cặp lá vừa ra.Nên tưới phân ure vào chiều mát để cây hấp thu hết lượng phân cung cấp.Thời gian cách ly khi bón phân ure như trên là 5-7 ngày do lượng phân đạm được pha loãng.
Lưu ý khi trồng rau tại nhà tuyệt đối không dùng thuốc bảo vệ thưc vật, nếu thật sự cần thiết thì tham khảo danh mục thuốc BVTV cho rau an toàn ban hành năm 2008.
Trồng rau tại nhà thật đơn giản ai ai cũng có thể thực hiện được.

Cách xử lý rau bị vàng lá khi trồng tại nhà

Trồng rau tại nhà không chỉ cần sự quan tâm chăm sóc mà còn đòi hỏi người trồng rau tại nhà trang bị vốn kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng rau xanh. Đối với người trồng rau  lần đầu tiên rất lúng túng khi thấy các khay rau bị vàng lá hay cây không phát triển.

Để nắm rỏ nguyên nhân rau bị vàng lá cần xem xét lại các yếu tố sau:

1/Đối với rau thơm :

Các loại rau thơm như Húng quế, rau răm, rau tía tô, Húng cây…đều lá loại rau dễ trồng dễ chăm sóc, nếu có rau bị vàng lá chủ yếu là do thiếu phân vì thu hoạch nhiều lần mà chưa được bón thêm phân, cây rau bị suy dinh dưỡng.
* Cách khắc phục:
Sau mỗi đợt thu hoạch nên cho thệm đất dinh dưỡng hay phân trùn quế vào mặt chậu rau một lớp dày 2-3 cm. Sau 3-5 ngày tiếp tục pha 1 muỗng cà phê phân nhiều đạm như U rê, NPK, DAP với 2 lít nước tưới cho rau lúc chiều mát.
2/Đối với rau ăn lá như rau muống, rau cải, rau dền…sẽ có hiện tượng rau bị vàng lá, cây con bị còi cọc chậm lớn.Thường thấy nhất là ở rau muống sau khi hạt nẩy mầm  có từ 3-4 cặp lá, lá rau muống dễ bị nhạt màu. Khi cây rau ăn lá bắt đầu quang hợp thì rất cần hấp thu ngay lượng đạm để nuôi sống cây rau.Do đất trồng rau ban đầu chỉ có phân hữu cơ nên cây thiếu hụt dinh dưỡng và làm lá rau bị vàng.
* Cách khắc phục:
Rau bị vàng lá là do thiếu phân- rau muống dễ bị trường hợp này
Rau bị vàng lá là do thiếu phân- rau muống dễ bị trường hợp này
Cần nhanh chóng bón thêm phân đạm như Urê, NPK với liểu lượng 2 muỗng cà phê phân pha với 2 lít nước tưới đều lên rau lúc chiều mát. Sau vài ngày sẽ thấy rau xanh lá và lớn nhanh trông thấy.

3/Trường hợp cây rau bị vàng lá sau khi có  mưa kéo dài và làm rau bị úng nước:

Cần phải xử lý nhanh bằng cách kê cao chậu, khay giúp thoát nước và phun thêm vitamin  B1 để tăng sức khỏe cho rau.
Nhặt bỏ hết lá rau bị vàng, thối để tránh làm rau bị nhiễm nấm bệnh. Dùng kéo cắt bỏ các cánh nhánh rau bị mưa làm dập.
Sau vài ngày khi thấy cây rau bắt đầu tươi tỉnh, lá rau vươn thẳng, các chồi non xuất hiện thì tiếp tục phun vitamin lần 2, kết hợp phân bón lá ra rễ mầm chồi để cây rau có sức cho thân nhánh mới.
Nếu mưa kéo dài ngày có thể làm rau bị vàng lá và chết nhanh chóng.Cần có biện pháp che chắn hay di chuyển chậu khay rau vào nơi không bị mưa.
Theo Ngọc Hân

Trồng cây Phát tài có thật sự phát tài

Nếu được hỏi trồng cây gì cho nhà cửa may mắn công việc thành công, thì chắc chắn người tư vấn về cây trồng sẽ hướng dẫn trồng cây Phát tài.Đó là quan điểm phong thủy về cây trồng cho trang trí nội ngoại thất nói chung.Vậy trồng cây Phát tài có thật sự mang lại điều may mắn và thành công cho gia chủ.
Cây Phát tài trồng chậu trang trí nội thất
Cây Phát tài trồng chậu trang trí nội thất
Cây Phát tài được sử dụng phổ biến trong trang trí cây cảnh, có thể trồng trong chậu nhỏ để chưng trong nhà, trồng chậu lớn để trước cửa, trồng thành cụm hay cây to trồng sân vườn…với mong ước cây Phát tài sẽ mang lại nhiều tài nhiều lộc.
Cây Phát tài núi trồng cụm trang trí sân vườn
Cây Phát tài núi trồng cụm trang trí sân vườn
Thật ra sự may mắn thành công cho một người phải hội đủ các điều kiện “ Thiên thời –Địa lợi- Nhân hòa” thì đương nhiên công việc được trôi chảy như mong muốn.Theo quan điểm về sự thành công của người Trung Hoa xưa thì người giỏi giang hiểu biết có tầm nhìn cần phải phân tích hiểu rỏ thời vận của bản thân trong thời cuộc nhất định, phải hiểu công việc của mình đang làm có đúng thời cơ, đúng xu hướng thời đại hay không ( Thiên thời), Vị trí địa điểm kinh doanh có thuận lợi và hợp với tuổi, với mạng của bản thân không ( Địa lợi), và quan trọng nhất bên cạnh bạn có những người cùng chí hướng cùng tâm huyết  sẵn sàng chia sẽ ghánh vát công việc của bạn không ( Nhân hòa). Nếu hội đủ các yếu tố vừa phân tích trên thì đương nhiên bạn sẽ thành công. Như vậy việc chọn trồng cây Phát tài đâu giúp bạn tự nhiên thành công.Trồng cây Phát tài chỉ cũng cố thêm niềm tin mà gia chủ gửi gắm.
cây Phát tài như ý, cây Phát tài giống Thái là những cây kiểng thích hợp để bàn
cây Phát tài như ý, cây Phát tài giống Thái là những cây kiểng thích hợp để bàn
Thật ra nếu trồng cây  vì niềm tin đem lại may mắn còn có các danh sách cây trồng khác được lựa chọn như : cây Nguyệt quế, cây Lộc vừng, cây Hồng lộc, cây Điều đỏ, cây Sứ hoa đỏ, cây Sung, cây Sanh, cây Sứ ngọc lan, cây Khế, cây Lựu đỏ…tùy thuộc vào ý thích cá nhân và vùng miền mà người ta chọn lựa cây may mắn cho riêng mình.
Ngọc Hân

6 bước ủ hạt giống rau trồng tại nhà

Ủ hạt giống rau trồng tại nhà trước khi gieo vào khay trồng ( chậu, rổ nhựa, thau  nhựa…), là điều cần thiết để đảm bảo tỉ lệ hạt giống nẩy mầm cao nhất.

6 bước ủ hạt giống rau

-Bước 1 : Pha nước ấm ngâm hạt giống theo tỉ lệ 2 nước sôi + 3 nước lạnh ( khoảng 40oC – 50oC )
-Bước 2 : Cho hạt giống cần ngâm vào nước ấm vừa pha.
-Bước 3: Vớt hạt giống ra khỏi dụng cụ ngâm hạt, với hạt giống như bí, cà chua, dưa leo nên rửa lại hạt giống vì sau khi ngâm hạt sẽ bị phủ một lớp nhớt mỏng ngoài vỏ hạt .

ủ hạt giống rau
Dùng rổ có lưới dầy vớt hạt giống đã ngâm ra khỏi nước
-Bước 4 :Ủ hạt giống bằng cách trải đều hạt giống đã ngâm  trên  khăn giấy thấm nước  được đặt trong một dụng cụ có bề mặt tương đối bằng phẳng ( hộp, khay , dĩa..), có thể dùng bông gòn hoặc vải mềm sẫm màu.

ủ hạt giống rau
Trải đều hạt giống trên bề mặt khăn giấy thấm nước
-Bước 5 : Phủ kín hạt giống cần ủ cũng bằng khăn giấy, bông gòn, hay vải mềm sẫm màu, đặt hộp ( khay, đĩa ) hạt giống cần ủ vào nơi có bóng tối.
Phủ kín hạt giống bằng khăn giấy thấm nước và đặt nơi tối
Phủ kín hạt giống bằng khăn giấy thấm nước và đặt nơi tối
-Bước 6 : Đảm bảo  hạt giống đang ủ luôn đủ ẩm , khi hạt giống nứt vỏ nẩy mầm ta để ráo,chuẩn bị đem gieo trồng
hạt giống xà lách, cải xanh nẩy mầm sau 12 giờ ủ
hạt giống xà lách, cải xanh nẩy mầm sau 12 giờ ủ

Thời gian ủ hạt giống rau trồng tại nhà

STT
Hạt giống rau
Thời gian ngâm ( giờ)
Thời gian ủ (giờ)
1
Rau ăn lá

-Các loại hạt cải, xà lách, rau dền
3 – 5
8 – 12
- Rau muống, mồng tơi
3 – 5
12 – 36
2
Rau thơm ( rau gia vị)
- Tía tô, Kinh giới
3 – 8
12 – 14
- Ngò gai, Hành, Hẹ, Cần
8 – 12
12 – 24
3
Rau ăn trái
-Bầu, Bí, Dưa leo, Cà chua, Cà tím, Mướp
5 – 8
12 – 24
-Đậu bắp
8 – 12
12 – 14
- Khổ qua, Đậu rồng
12 – 14
24 – 48
 Lưu ý :
Không nên ủ hạt quá lâu, khi thấy hạt nứt vỏ, nhú rễ là đem gieo vào đất trồng ngay
Không nên ủ hạt quá lâu, khi thấy hạt nứt vỏ, nhú rễ là đem gieo vào đất trồng ngay
–         Không nên ủ hạt giống rau quá lâu, rễ mọc dài sẽ dễ bị héo, gãy khi ta gieo hạt
–         Đất trồng phải được tưới ẩm trước khi gieo những hạt giống rau đã ủ.