Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

Trồng và chăm bón cây địa liền làm thuốc quý

Địa liền (sơn nại, tam nại) được sử dụng vào nhiều mục đích chữa bệnh như ăn uống không tiêu, ngực bụng lạnh đau, nhức đầu, cảm sốt, đau răng, ho gà, tiêu chảy, đau dạ dày…
Cây địa liền con Ảnh minh họa.
Cây địa liền con Ảnh minh họa.
1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây địa liền. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
Đất trồng

Cây địa liền có thể là cây dễ trồng dễ sống và phát triển tốt trên nhiều nền đáy khác nhau. Tuy nhiên, cây sẽ cho năng suất cao nhất nếu được trồng ở đất tơi xốp nhiều mùn, giàu dinh dưỡng.

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 - 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Cây địa liền. Ảnh minh họa.
Cây địa liền. Ảnh minh họa.

2. Chọn giống và trồng cây

Địa liền trồng bằng củ (thân ngầm ở dưới đất). Củ sau khi dỡ được bảo quản nơi râm mát, thường đặt dưới sàn nhà hay xếp trên giá thành từng tầng. Chọn những củ còn tươi không bị thối, tách thành từng nhánh như nhánh gừng hoặc cắt khúc trên đó có mang các mắt (chồi nhủ) để đem trồng.

Cuốc toàn diện (nếu trồng trên đất vườn nhà hoặc vườn đồi, sau đó lên luống rộng khoảng 1 - 1,2m, cao 25cm, bón lót bằng phân chuồng hoai trước khi trồng 15 ngày.

Khi địa liền đã nảy mầm, xếp vào rổ hay sọt đem đi trồng. Dùng tay đặt từng nhánh trên rạch đã chuẩn bị sẵn, mỗi nhánh đặt cách nhau 20 - 25cm. Sau đó phủ một lớp đất mịn dày 1 - 1,5cm lên phía trên, dùng tay lèn chặt đất xung quanh. Có thể phủ một lớp rơm rạ hoặc trấu mỏng lên mặt luống để giữ ẩm. Trồng xong tưới nước giữ ẩm.

Cây địa liền trồng trong chậu. Ảnh minh họa.
Cây địa liền trồng trong chậu. Ảnh minh họa.

3. Chăm sóc

Vào những ngày trời khô nóng cần tưới nước đủ ẩm. Vào mùa khô chú ý tới công tác thoát nước để tránh cây bị úng, thối.

Thường xuyên làm cỏ, xới xáo quanh gốc cho đất tơi xốp.

Khi cây mọc được 2 lá thì dùng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân gà, phân trùn quế… để bón cho cây. Giai đoạn hình thành củ cần bón thúc có thêm Kali.

Củ địa liền. Ảnh minh họa.
Củ địa liền. Ảnh minh họa.

4. Thu hoạch

Thu hoạch địa liền khi lá bắt đầu ngả sang vàng. Địa liền cho chất lượng tốt nhất nếu trồng 2 năm.

Trồng hoa ngọc lan vừa thơm mát vườn nhà vừa làm thuốc

Cây Ngọc Lan hay còn được gọi là Sứ ngọc lan,có tên khoa học :Michelia Alba thuộc họ Magnoliacee. Cây có nguồn gốc chính từ Ấn Độ, cây có hoa trắng rất thơm, lá đẹp và tạo bóng mát nên được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới ẩm.Ở nước ta, cây Ngọc lan được trồng hầu hết ở các thành phố lớn và đặc biệt được trồng nhiều ở trường học, công viên, chùa chiền.....
Kỹ thuật trồng hoa ngọc lan vừa thơm mát vườn nhà vừa làm thuốc - ảnh 1

Hoa ngọc lan có mùi thơm hấp dẫn và có công dụng chữa bệnh. Ảnh: Internet 

Gỗ màu nâu cứng đẹp có thể đánh bóng rất láng, dùng làm bàn ghế, đồ tiện khắc, gỗ dán đẹp. Hoa có thể chưng cất dầu thơm, chế nước hoa. Bên cạnh đó, hoa ngọc lan còn có tác dụng chữa bệnh.
Đặc điểm 
Ngọc lan ta là loại cây thường xanh, lá xanh quanh năm. Cây ưa sáng, chịu rét, ưa đất cát hơi chua, đất thoát nước tốt, nhiều mùn. Cây gỗ lớn cao từ 10 đến 15 m, nhánh non có lông. Lá đơn nguyên mọc cách to dài 20 cm, rộng 8 cm, xanh tươi, lá bẹ có lông trắng. Hoa trắng rất thơm dài 3 cm ở chót một nhánh, có 10 – 12 cánh hoa. Tâm bì chín chứa 1 đến 8 hạt màu xám. Tán cây hình trứng, lá hình trứng dài, mặt nhẵn. Hoa mọc ở đỉnh, đường kính hoa 10-15cm, đài hoa 9 cánh, hình chuông. Quả hình ống, màu nâu, chín nở ra hạt màu đỏ.
Mùa hoa: tháng 3 hoa nở, mùa hoa có thể kéo dài đến tháng 8, tháng 6 – 7 quả chín. Những vùng nhiệt độ cao tháng 12 đến tháng 1 năm sau có thể ra hoa.
Kỹ thuật trồng
Chọn nguồn giống cần lấy từ cây bố mẹ khỏe mạnh, không cong queo sâu bệnh, hình dáng đẹp, tán đều, tuổi cây từ 10 – 20 năm để lấy giống. Quả to dài từ màu xanh chuyển sang màu nâu là lúc quả chín, lúc đó có thể hái quả, tách hạt để gieo ươm. Còn đối với, kỹ thuật chiết cũng tương tự như chiết các loài cây ăn quả khác.
Cây Ngọc Lan thường được trồng vào đầu mùa mưa sẽ phát triển nhanh, không bị chết. Ngọc lan là loài cây cảnh xem hoa vào mùa xuân, khi trồng cần chú ý không nên trồng quá sớm hoặc quá muộn, trước khi cây nảy chồi 10 ngày hoặc khi hoa tàn phải trồng ngay.
Nếu trồng ngoài đất vườn: Thì chọn nơi đất cao, tầng đất canh tác dày, đất không chua mặn, vồng cây phải cao hơn hơn mặt vườn để tránh cho cây bị chết úng.
Khi trồng cần chú ý không làm tổn thương bộ rễ, trước khi trồng cần đào hố bỏ phân chuồng. Sau khi trồng cần nén chặt đất, tưới nước.
Trồng bằng túi bầu: Thì phải xé bầu trước khi trồng. Tiến hành đào hố có kích thước lớn hơn bầu đất, cho vào 1 lớp phân chồng hoai và phân NPK. Đặt cây vào hố, miệng bầu phải ngang với mặt hố, cho đất vào nén chặt xung quanh và lấp bằng mặt đất. Sau đó nén chặt đất và tưới đẫm nước cho cây. Khi trồng cần chú ý tránh gây tổn thương bộ rễ.
Trồng xong nên cắm một chiếc cọc định vị cho cây khỏi đổ, vì lúc này bộ rễ cây còn rất yếu. Nếu bị đổ, cây gãy rễ là chết. Trồng cây lớn cao trên 1,2m thì cần phải có khung sắt hoặc cây gỗ bảo vệ và có cây chống đỡ cho cây.
Nếu trồng cây ngọc lan trong chậu: Thì cho đầy đủ đất tốt, phân chuồng hoai, phân bón và phải chú ý lỗ thoát nước phải thông để tránh chậu bị úng nước, cây sẽ chết.
Khả năng thành sẹo của ngọc lan rất kém, không nên tỉa cành, chỉ cần chặt bỏ cành khô, bị sâu bệnh. Ngoài ra sau khi hoa tàn nếu không cần thu hái hạt thì cắt cả cành hoa lẫn cành quả, để tránh tiêu hao dinh dưỡng, ảnh hưởng đến mùa hoa năm sau. Nếu trồng trong chậu thì khoảng vài tháng nên cắt tỉa 1 lần để tạo cân bằng giữa cây và chậu.
Cây cần được chăm sóc từ 3 – 4 năm đầu: phát sạch cỏ xung quanh gốc cây từ 1 – 2 lần/năm và bón cho mỗi gốc từ 100 – 150gr NPK và 5 – 10 kg phân chuồng.
Ứng dụng
Cây hoa ngọc lan có tính chịu khí độc, có thể chống chịu và hấp thu khí độc có lưu huỳnh nên rất được ưa chuộng trồng làm cây công trình cho các nhà máy, xí nghiệp bị ô nhiễm khí SO2 và Cl.
Cây Ngọc lan cho bóng mát, có lá xanh, hoa đẹp có mùi thơm dễ chịu nên dùng làm cây công trình, trồng che bóng mát, cây trang trí đường phố, vườn hoa, công viên, sân trường. Cây thích hợp trồng nơi đầu gió, ven hồ mùi hương sẽ lan tỏa khắp vườn.
Nếu trồng làm cảnh ở nhà riêng thì có thể cân nhắc vì theo quan niệm xưa nó là cây trồng trong chùa, nên ngại trồng trong vườn nhà.
Ngoài ra cây ngọc lan còn được dùng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, dược, chưng cất dầu thơm, chế nước hoa. Theo y học cổ truyền, hoa ngọc lan có tính ôn, vị hơi cay, có công năng tiêu đờm, ích phế hòa khí. Có thể dùng pha trà để uống, ngoài ra ngọc lan còn là loài hoa chữa được rất nhiều bệnh với nhiều công dụng khác nhau. Bộ phận dùng làm thuốc là nụ hoa ngọc lan khi còn chưa nở, thu hái, phơi trong bóng râm đến khô, bảo quản dùng dần.
Ninh Lan

                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgRd64vselF9NrKCDiaen7qypKDfAPaNuIiix7tgwKj_-cWt5HFX8ZGclsl-zwsdSnPOGoFCChngCBDSlsTbIZ_YgNvPzvAVDduPzchL5MSuYTiMJZ7KrHZPVBcbFFVTTjNIFIv0KlN8i4/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Trồng dâu tây trong chậu

Chậu càng nhỏ thì sẽ càng phải tưới nước thường xuyên.

Trồng dâu tây tại nhà ở Việt Nam hiện nay không còn là điều "xa vời" nữa mà ngược lại còn rất phổ biến trong các hộ gia đình. Việc duy trì sự sống cho dâu tây tại nhà là điều không khó, vấn đề nằm ở việc làm sao để chúng có thể cho ra quả ngon và sai trĩu. Dưới đây là cách trồng dâu tây khá đơn giản mà bạn có thể tham khảo.
Tu A den Z cach trong dau tay trong chau tai nha cho qua sai triu
Chọn loại dâu
Có 3 loại dâu tây là:
June-bearing: ra quả chủ yếu vào tháng Sáu. Loại dâu này yêu cầu vùng đất cho rễ phát triển rộng, không thích hợp cho việc trồng trong chậu tại nhà.
Everbearing: Loại dâu này có đặc tính rất đặc biệt là ra quả liên tục kể cả đang trong thời gian sinh trưởng. Thời gian thu hoạch của loại dâu này là mùa xuân và từ mùa hè cho đến đầu mùa thu.
Day Neutral: Loại dâu này được lai tạo từ giống everbearing. Khác với giống everbearing là có 2 mùa thu hoạch, day neutral cho quả liên tục từ mùa hè cho đến mùa thu.
Vậy nên, giống cây thích hợp trồng trong chậu ở nhà chính là Everbearing và Day Neutral.
Chọn chậu
Với những gia đình có nhiều không gian thì chậu cây truyền thống hoặc thậm chí chậu xốp đều ổn. Còn những hộ có không gian hẹp hoặc muốn có trong nhà có nhiều loại cây hơn thì chậu treo và chậu có nhiều lỗ nhỏ xung quanh là lựa chọn tối ưu.
Tu A den Z cach trong dau tay trong chau tai nha cho qua sai triu
Chậu cây dâu tây cần đặc biệt chú ý về mặt thoát nước. Chậu cây phải có lỗ thoát nước ở đáy. Ngoài ra, chậu càng nhỏ thì càng cần tưới nước thường xuyên hơn chậu lớn vì cây dâu tây cần độ ẩm cao.
Bạn nên dùng chậu có màu sáng vì nó sẽ giúp rễ cây được mát hơn so với chậu tối màu.
Chuẩn bị đất
Đất phải là đất thịt xốp, có hàm lượng chất hữu cơ cao và được trộn sẵn với phân bón. Nếu bạn dùng chậu đất nung thì nó sẽ hút hết độ ẩm của đất, nên bạn cần làm ẩm đất trước khi cho vào chậu.
Cách làm rất đơn giản là đặt chậu vào trong nước trong 1 tiếng đồng hồ. Chậu cây sẽ được cấp ẩm hoàn toàn và không hút nước của đất nữa.
Các bước trồng dâu tây
Bước 1: Ngâm chậu đất vào trong nước 1 tiếng cho ngấm nước.
Bước 2: Cho đất vào chậu.
Với chậu có lỗ, cho đất vào đến lỗ thấp nhất thì dừng lại và đặt cây dâu con vào trong lỗ rồi lấp đất vào tiếp.
Tu A den Z cach trong dau tay trong chau tai nha cho qua sai triu
Cứ tiếp tục với các lỗ còn lại và đảm bảo là đất không phủ lên thân cây con.
Bước 3: Lấy 1 ống nhựa PVC khoan các lỗ dọc thân ống. Cắm ống vào giữa chậu, mục đích là khi tưới nước vào ống thì toàn bộ đất trong chậu được ẩm đều.
Chăm sóc
Bạn cần đảm bảo cây dâu của mình được tận hưởng ánh nắng từ 6-8 tiếng 1 ngày và được tưới nước thường xuyên.
Hãy nhớ, dâu là quả mọng và cần rất nhiều nước. Nếu bạn để đất khô, dâu sẽ không thể cho quả được. Bón phân thường xuyên hoặc có thể bón các loại phân xanh như tảo biển, lá cây mỗi tuần 1 lần.
Hái dâu ngay khi chúng chín và bỏ những quả hỏng, lá héo ngay khi nhìn thấy.

                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgRd64vselF9NrKCDiaen7qypKDfAPaNuIiix7tgwKj_-cWt5HFX8ZGclsl-zwsdSnPOGoFCChngCBDSlsTbIZ_YgNvPzvAVDduPzchL5MSuYTiMJZ7KrHZPVBcbFFVTTjNIFIv0KlN8i4/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Trồng và chăm sóc cây sắn dây

Theo Đông y, sắn dây (cát căn) có vị ngọt, tính mát, có công dụng trị cảm cúm, cảm sốt, đau đầu, đau mình mẩy, sốt cao, môi khô, miệng khát, đại tiện bí kết, trị tăng huyết áp, đau đầu, trị bệnh tiểu đường...
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng sắn dây. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Nếu trồng sắn dây trong thùng xốp, xô chậu hoặc bao thì cần chọn loại có độ sâu 1m trở lên.

Đất trồng

Sắn dây có thể trồng trên nhiều nền đất khác nhau. Tuy nhiên, cây sẽ cho năng suất cao nhất nếu được trồng trên đất mùn, tới xốp và giàu chất dinh dưỡng.

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 - 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Vườn sắn dây. Ảnh minh họa.
Vườn sắn dây. Ảnh minh họa.

2. Chọn giống và trồng sắn dây

Sắn dây thường được nhân giống bằng hom hoặc củ giống.

Sắn dây được trồng bằng thân cây nên chọn những dây bánh tẻ, độ dài dây sắn để trồng từ 0,5 - 1m (cứ cách 15 - 20cm có một mắt mầm là tốt nhất). Khi cắt dây bánh tẻ xong, lấy vôi đã tôi chấm vào 2 đầu vừa để giữ cho cây được tươi lâu và tránh nấm bệnh.

Sau đó, lấy dao cắt các cành mọc trên dây không làm dây xây xát, sẽ bị mất nước khô dây. Dây giống nên cuộn thành vòng tròn, đường kính 20 - 25cm.

Trồng bằng cách giâm hom:

Chọn cành bánh tẻ, cắt 1 đoạn sao cho có từ 2 - 3 mắt mầm, đem giâm vào trong bầu đất sau khoảng 1 - 1,5 tháng thì có thể tiến hành đem trồng (khi đem trồng nên kiểm tra xem cây đã phát triển rễ hoàn chỉnh thì mới đem trồng).

Trồng bằng củ giống:

Sau khi thu hoạch trong vòng 1 tuần, chọn củ tốt không sâu bệnh để trồng. Cắt củ thành từng miếng dài rộng 5 - 7cm chấm mặt cắt vào tro bếp, để nơi khô ráo cho khô vết cắt rồi đem trồng thẳng xuống hốc hoặc trồng vào bầu.

Ngoài ra, có thể ủ cho củ nảy mầm để trồng bằng cách cắt củ lấy nửa trên, chấm mặt cắt vào tro bếp để khô vết cắt. Đặt củ lên rơm rạ, bao tải hoặc trấu thành từng lớp, phía trên mỗi lớp củ rải tro bếp trộn phân lân. Trên cùng phủ rơm kín, che mát và thường xuyên tưới vừa đủ ẩm. Sau 2 - 3 tuần thì củ nhú mầm có thể đem trồng.

Sau khi đã chuẩn bị giống và đất trồng xong, đào hốc trồng kích thước 0,8 x 0,8m, sâu 0,3 - 0,5m, hốc cách hốc 2m. Đổ lớp mùn rơm rạ, lá cây hoai mục xuống đáy hốc. Rắc một lớp đất bột dày 5 - 10cm lên trên lớp mùn. Đặt cây giống và phủ đất mùn, rơm rạ hoặc lá cây hoai mục lên trên cùng (tránh lấp vào mầm cây). Tưới nước giữ ẩm cho cây.

Sắn dây ra hoa. Ảnh minh họa.
Sắn dây ra hoa. Ảnh minh họa.

3. Chăm sóc

Khi mầm cây phát triển được 10 - 20cm thì làm giàn cho sắn dây leo hoặc tận dụng những thân cây gỗ to cho sắn leo. Khi thân sắn cao khoảng 1m thì cuộn dây lại lần nữa, sau đó phủ đất và mùn lên trên nhằm mục đích tạo ra tầng củ thứ 2.

Thường xuyên làm sạch cỏ, vun xới để đảm bảo cho đất luôn tơi xốp.

Bón phân:

Đợt 1: Sau khi trồng khoảng 1 tháng thì dung urê pha loãng tưới bổ sung theo tỷ lệ 2 muỗng café urê/bình 8 lít.

Đợt 2: Sau khi trồng khoảng 3 tháng thì bón 200g NPK 16-16-8 và 5 - 10kg phân chuồng cho mỗi gốc.

Cần cắm chà cho dây leo (cắm theo hình chữ A như cách trồng rau ăn quả). Lưu ý: Tuyệt đối không cho dây chạm đất vì phần nào chạm đất thì có khả năng mọc rễ mới làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tinh bột trong củ sau này. Chỉ tưới nước khi khô hạn kéo dài còn thời tiết bình thường thì không cần phải tưới nước.

Sắn dây mới thu hoạch củ. Ảnh minh họa.
Sắn dây mới thu hoạch củ. Ảnh minh họa.

4. Thu hoạch

Sau khi trồng khoảng 8 - 9 tháng thì cây sắn dây có thể tiến hành thu hoạch. Khi thấy lá trên cây bắt đầu chuyển sang màu vàng và rụng dần (hiện tượng trút lá vàng) thì có thể thu hoạch được.


                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgRd64vselF9NrKCDiaen7qypKDfAPaNuIiix7tgwKj_-cWt5HFX8ZGclsl-zwsdSnPOGoFCChngCBDSlsTbIZ_YgNvPzvAVDduPzchL5MSuYTiMJZ7KrHZPVBcbFFVTTjNIFIv0KlN8i4/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Trồng cải mầm đá

Cải mầm đá có lẽ là cái tên khá xa lạ với nhiều người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng loại rau này lại có nhiều tác dụng như bồi bổ xương khớp, giúp giải rượu, giúp an thần…
Cải mầm đá rất tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.
Cải mầm đá rất tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cải mầm đá. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.'

Đất trồng

Cải mầm đá ưa phát triển trên nền đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp và nhiều mùn. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 - 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Cải mầm đá. Ảnh minh họa.
Cải mầm đá. Ảnh minh họa.

2. Chọn giống và gieo trồng

Hạt giống cải mầm đá bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán hạt giống uy tín.

Hạt giống Cải mầm đá tương đối dễ nảy mầm nên có thể gieo trực tiếp vào thùng mà không cần ủ nước ấm trước. Tuy nhiên để đảm bảo hạt giống rau ăn lá có tỷ lệ nẩy mầm cao nhất ta nên ủ trước khi gieo.

Ngâm hạt giống rau cải trong nước ấm theo tỷ lệ 2 phần nước sôi + 3 phần nước lạnh từ 3 - 6 tiếng rồi vớt ra ủ lại bằng khăn giấy có thấm nước được trải trên vật dụng bằng phẳng từ 6 - 12h.

Khi thấy hạt mọng nước và bắt đầu nứt vỏ hạt, lấy hạt ra khỏi khăn giấy, để hạt giống ráo nước sau đó rải đều hạt trên mặt thùng xốp.

Rải đều hạt rau cải mầm đá trong khay ươm (hoặc chậu) dùng lưới đen hay tấm giấy che lại giữ ẩm, để khay hạt trong tối mát, tưới nước đủ ẩm từ 2 - 3 lần/ngày.

Khi hạt ra được 2 cặp lá rồi mới đem cây ra ngoài có ánh nắng. Khi cây cải cao khoảng 7cm thì tiến hành tỉa cấy với khoảng cách cây cách cây 20cm.

Cây cải mầm đá mới thu hoạch. Ảnh minh họa.
Cây cải mầm đá mới thu hoạch. Ảnh minh họa.

3. Chăm sóc

Ngày tưới nước 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát cho rau cải mầm đá.

Sau khi trồng húng chanh được khoảng 15 ngày thì tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân dê, phân bò, phân trùn quế… Sau đó cứ khoảng 15 - 20 ngày lại bón đợt tiếp theo.

Ngoài ra, bạn nên kết hợp với làm cỏ và vun xới cho rau.

Cải mầm đá xào. Ảnh minh họa.
Cải mầm đá xào. Ảnh minh họa.

4. Thu hoạch

Sau khi trồng khoảng 80 - 90 ngày cải mầm đá sẽ cho thu hoạch. Cải mầm đá có thể chiến biến xào, nấu canh, luộc tùy thích.


                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgRd64vselF9NrKCDiaen7qypKDfAPaNuIiix7tgwKj_-cWt5HFX8ZGclsl-zwsdSnPOGoFCChngCBDSlsTbIZ_YgNvPzvAVDduPzchL5MSuYTiMJZ7KrHZPVBcbFFVTTjNIFIv0KlN8i4/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Kỹ thuật trồng lan cắt cành bằng cách chiết, giâm, ghép trên thân cây

Các nhóm lan cắt cành được trồng phổ biến hiện nay như lan Dendrobium, lan Mokara, lan Vanda, lan Oncidium - vũ nữ...Kỹ thuật trồng hoa lan cắt cành dù có thể áp dụng nhiều phương pháp nhưng lại tương đối cầu kỳ và đòi hỏi cách chăm sóc khoa học mới đem lại những chậu lan đẹp như ý muốn.

Kỹ thuật trồng hoa lan cắt cành tương đối phức tạp. Ảnh minh họa

Kỹ thuật trồng lan cắt cành bằng cách ghép trên thân cây

Với phương pháp này bạn nên sử dụng thân cây còn sống, cây lan được trồng ghép phải nhận được ánh sáng ban mai. Sau đó sử dụng thân cây đã chết như cây vú sữa, bóc vỏ, cắt thành các khúc ngắn để treo hay thành những đoạn dài để đứng, có giàn che cây lan. Buộc một miếng xơ dừa vào thân cây rồi buộc chồng lên đó gốc lan muốn trồng để giữ độ ẩm cây. Vào mùa mưa hay những nơi thời tiết quá ẩm không cần dùng xơ dừa. Khi buộc phải để gốc lan nằm lộ ra ngoài không khí để rễ cây phát triển.

Kỹ thuật trồng lan cắt cành bằng xơ dừa

Phương pháp trồng lan cắt cành bằng xơ dừa cũng không có gì khó. Tuy nhiên để lan có thể sống và cho hoa đẹp cần chọn xơ dừa của những quả già, khô xé ra to bằng bàn tay. Xếp các mảnh xơ dừa này thành băng dài trên giàn gỗ hoặc tre, mặt lưng quay xuống, mặt ruột lõm quay lên, giữ chặt chúng bằng 2 thanh nẹp tre ở 2 bên. Hoặc xếp các miếng xơ dừa theo chiều đứng thành từng bánh khoảng 3 – 5 cm. Sau đó dùng các cọc tre có mũi nhọn cắm thẳng vào giữa miếng xơ dừa để làm cọc đứng. Buộc cây lan vào cọc, gốc lan sát với xơ dừa. Với phương pháp trồng này không nên tưới nước nhiều sẽ khiến ngập úng. Để tránh úng nước có thể đục một lỗ nhỏ ở giữa miếng xơ dừa trước khi trồng.

Kỹ thuật trồng lan cắt cành trên luống

Trước khi tiến hành trồng cần làm luống cao 15 - 20 cm, rộng 1m, chiều dài tuỳ theo kích thước vườn. Có thể sử dụng giá thể gồm đất với phân chuồng, tro trấu. Nhưng hiện nay giá thể trồng luống được sử dụng là vỏ đậu phộng cho kết quả rất tốt, vì giá thể này có đặc điểm nhẹ, xốp nên thoát nước tốt, đồng thời quá trình phân hủy võ đậu phộng góp phần cung cấp dinh dưỡng cho cây.
Buộc đứng các cây lan vào các nẹp tre, cành cách cành 20 cm. Các cành lan dài khoảng 40 - 50 cm, càng nhiều tầng rễ càng tốt, thường có 2 - 3 tầng rễ. Dùng vỏ đậu phộng trải trên mặt luống cho chạm đến gốc lan, trên cùng dùng xơ dừa đã ngâm trải lên nhưng không nén lại mà tạo thành độ xốp.
Kỹ thuật trồng hoa lan cắt cành bằng cách chiết, giâm, ghép trên thân cây cực đơn giản - ảnh 2

Kỹ thuật trồng hoa lan cắt cành có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Ảnh minh họa 

Kỹ thuật trồng lan bằng cách chiết cành
Sau khi lấy bụi lan ra khỏi chậu, rửa sạch gốc rễ để loại bỏ đất trồng cũ, cắt bỏ rễ già đã bị khô chết, giữ lại rễ còn tốt và cắt ngắn chỉ để dài 5-6cm. Dùng dao sắc hơ qua ngọn lửa hoặc lau bằng cồn 90o, cắt tách mỗi bụi ra thành nhiều đơn vị, mỗi đơn vị có hai đến ba thân và hai đến ba mắt mầm ngủ, dùng vôi bôi vào chỗ vết cắt để vết cắt không bị hư thối.
Chậu trồng nên dùng loại bằng đất nung có nhiều lỗ để thoát nước và cho rễ lan đeo bám, kích thước chậu tuỳ thuộc vào độ lớn của nhánh lan định trồng. Đất trồng nên dùng than gỗ ngâm nước một ngày, vớt ra cho ráo rồi đập thành cục nhỏ kích thước 3-5cm. Xếp cục lớn dưới đáy chậu, cục nhỏ bên trên. Nhớ để mặt trên của lớp than cách mép chậu 2-3cm.
Để canh lan đứng cố định cần dùng cây kẽm làm cây ty, uốn gắn cây ty vào mép chậu, đặt cây lan lên mặt lớp than rồi cột thân cây lan vào cây ty để cây lan không bị đổ ngã khi chúng chưa kịp ra rễ bám chắc vào lớp than và thành chậu. Khi trồng nhớ đặt cây lan ở gần mép chậu và xoay hướng mọc của cây lan con vào giữa để sau này cây lan con mọc dần về phía giữa chậu, chậu lan sẽ cân đối. Để giữ ẩm nên phủ một lớp mỏng xơ dừa hay dớn sợi lên phía trên lớp than.
Sau khi trồng xong cần mang chậu lan vào chỗ mát, ẩm cao, tưới nước, phân hoặc phun phân bón lá và thuốc kích thích ra rễ Rootone. Khi thấy cây lan ra rễ non thì đưa dần chậu lan ra chỗ có ánh sáng rồi đưa lên giàn.


                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgRd64vselF9NrKCDiaen7qypKDfAPaNuIiix7tgwKj_-cWt5HFX8ZGclsl-zwsdSnPOGoFCChngCBDSlsTbIZ_YgNvPzvAVDduPzchL5MSuYTiMJZ7KrHZPVBcbFFVTTjNIFIv0KlN8i4/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Kỹ thuật trồng cây so đũa

Ngoài việc được dùng để chiến biến nhiều món ăn ngon thì bông so đũa còn có tác dụng chữa cảm cúm, hạ đờm suyễn, ho ngứa cổ, dễ tiêu hóa, trị viêm ruột…
Cây so đũa giống. Ảnh minh.
Cây so đũa giống. Ảnh minh họa.

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng chậu lớn, bao tải, bao xi măng, thùng xốp hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây so đũa. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Nếu có điều kiện, nên trồng ở nền đất rộng vì cây so đũa phát triển mạnh và thuộc loại cây lâu năm nên cần lượng đất lớn để nuôi dưỡng. Nếu trồng trong chậu thì tốc độ cũng như kích thướt cây sẽ bị chậm lại so với những cây trồng bên ngoài.

Đất trồng

Cây so đũa ưa phát triển trên nền đất nhẹ, tơi xốp, phì nhiêu cũng như đất nặng, đất nghèo, ít phèn… Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 - 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Cây so đũa con. Ảnh minh họa.
Cây so đũa con. Ảnh minh họa.

2. Chọn giống và trồng cây

Cây so đũa thường được trồng bằng hạt. Hạt giống bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán hạt giống. Hiện nay trên thị trường có 3 loại so đũa là so đũa trắng, hồng và đỏ.

Trước khi gieo hạt, ngâm trong nước ấm khoảng 40 độ C trong khoảng 3 tiếng. Sau đó vớt ra, rửa sạch rồi để ráo. Tiếp đến lấy miếng vải cotton thấm nước tốt, nhúng nước, vắt kiệt rồi bọc hạt vào.

Cho miếng vải đã bọc hạt vào túi nilon bịt kín, đem cất chỗ thoáng mát hoặc ngăn mát tủ lạnh (khoảng 20 độ C). Sau khoảng 2 - 5 ngày hạt sẽ nứt nanh, mọc mầm.

Đào các hố nhỏ khoảng 5 - 20cm nếu trồng ngoài đất; cách nhau 40 - 50cm để gieo hạt trực tiếp hoặc tốt nhất là gieo hạt vào bầu, khay ươm tiện chăm sóc. Tưới nước bằng vòi phun nhẹ cho cây.

Khi cây con ra 2 - 5 lá thật, tiến hành đánh cây từ bầu, khay ươm ra đất đã chuẩn bị sẵn (nếu ươm từ bầu, khay ươm) để trồng.

Bông so đũa trắng.
Bông so đũa trắng.

3. Chăm sóc

Thời gian đầu mới trồng ngày tưới nước 1 - 2 lần cho cây vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Sau đó 1 tuần chỉ cần tưới nước 1 - 2 lần.

Khi cây phát triển lớn thì phải cắt bỏ bớt những nhánh bên dưới để tập trung nuôi dưỡng những cành nhánh bên trong. Vào mùa mưa bão thì nên mé một số nhánh lớn hoặc hãm độ cao của cây tránh bị đổ ngã.

Hàng tháng, bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng việc bón phân hữu cơ, phân dê, phân bò, phân trùn quế… Thường xuyên làm cỏ, vun xới cho cây.

Bông so đũa mới thu hoạch.
Bông so đũa mới thu hoạch.

4. Thu hoạch

Nếu chăm sóc tốt, cây so đũa sẽ cho thu hoạch hoa sau khoảng 2,5 tháng sau khi trồng và ra hoa liên tục trong năm. Sau khi thu hoạch lứa đầu tiên thì khoảng 7 - 10 ngày ta sẽ thu hoạch được lứa hoa tiếp theo.


                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgRd64vselF9NrKCDiaen7qypKDfAPaNuIiix7tgwKj_-cWt5HFX8ZGclsl-zwsdSnPOGoFCChngCBDSlsTbIZ_YgNvPzvAVDduPzchL5MSuYTiMJZ7KrHZPVBcbFFVTTjNIFIv0KlN8i4/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2017

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây kinh giới tại nhà

Theo Đông y, kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió, dị ứng, sưng vú, mụn nhọt, chóng mặt, hoa mắt, nghẹt mũi, mắt đỏ, rôm sẩy, mẩn ngứa…
Cây kinh giới con. Ảnh minh họa.
Cây kinh giới con. Ảnh minh họa.


1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây kinh giới. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Đất trồng

Cây kinh giới ưa phát triển ở đất thị nhẹ và có độ pH từ 6,5 - 7. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Loại rau này rất dễ trồng. Ảnh minh họa.
Loại rau này rất dễ trồng. Ảnh minh họa.

2. Chọn giống và trồng cây

Rau kinh giới thường được trồng bằng hạt. Hạt giống bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán đồ nông sản hoặc siêu thị gần nhà.

Hạt Kinh giới có tỷ lệ này mầm cao do đó không cần ngâm ủ. Rải hạt rau lên mặt đất và phủ lại bằng lớp tro hoặc trấu mỏng. Sau đó tưới lại bằng vòi phun nhẹ.

Sau khi gieo hạt được khoảng 25-30 ngày thì tỉa cây con ra trồng với khoảng cách cây cách cây 30cm, hàng cách hàng 35cm. Nên trồng cây lúc trời khô ráo và chọn buổi chiều để trồng. Sau khi trồng cây xong, tưới nước thường xuyên để cây mau chóng bén rễ.

Chậu kinh giới xanh tốt. Ảnh minh họa.
Chậu kinh giới xanh tốt. Ảnh minh họa.

3. Chăm sóc

Vào mùa khô, tưới nước ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát. Khi tới mùa mưa, làm công tác thoát nước thật tốt để tránh tình trạng cây bị úng, thối.

Sau khi trồng cây kinh giới được khoảng 15 ngày thì tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân dê, phân bò, phân trùn quế… Cứ khoảng 20 ngày bón 1 đợt cho cây. Mỗi đợt bón phân kết hợp làm cỏ cho cây.

Cây kinh giới có nhiều tác dụng chữa bệnh. Ảnh minh họa.
Cây kinh giới có nhiều tác dụng chữa bệnh. Ảnh minh họa.

4. Thu hoạch

Sau khi trồng khoảng 35 - 40 ngày là có thể thu hoạch cây kinh giới. Bạn có thể hái ngọn dùng dần. Muốn cây sống bền, khi cây ra hoa nên lấy kéo cắt hết hoa đi để cây phát triển cành lá. Sau mỗi lần thu hoạch bạn cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây.


                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgRd64vselF9NrKCDiaen7qypKDfAPaNuIiix7tgwKj_-cWt5HFX8ZGclsl-zwsdSnPOGoFCChngCBDSlsTbIZ_YgNvPzvAVDduPzchL5MSuYTiMJZ7KrHZPVBcbFFVTTjNIFIv0KlN8i4/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408