Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

2 tháng có vườn rau xanh mướt cho người mới làm vườn

Sau khi lấy chồng, chị Thơm (Mỹ Đình, Hà Nội) quyết định tự trồng rau cho bữa ăn của gia đình trên phần sân thượng tầng 5. Trước đây, khi còn là sinh viên đi ở trọ, chị cũng trồng rau muống ở miếng đất cạnh nơi ở nhưng chủ yếu là cấy rau, tưới nước, không chăm sóc nhiều.
Lần đầu trồng rau trong thùng xốp nhưng chị đã có được vườn rau cải, mồng tơi xanh tốt sau 2 tháng. Chị tham gia vào các diễn đàn trồng rau, học tập mọi người để có khởi đầu hiệu quả nhất.
t3-8205-1441696997.jpg
Những hộp rau đầy ắp của nhà chị Thơm.
Chị Thơm khuyên, những người mới bắt đầu trồng rau như chị nên lựa các loại đơn giản, ít sâu bệnh, không sợ chuột ăn như rau cải, mồng tơi... Chị chia sẻ các kinh nghiệm của mình:
1. Chuẩn bị thùng xốp, đất trồng
- Thùng xốp: Để tận dụng diện tích sân, chị làm dàn hai tầng để đặt các thùng xốp. Do sân thượng có mái che nên chị đặt dàn cây sát bên ngoài để nhận được nhiều nắng nhất có thể. Thùng xốp mua với giá khoảng 10.000 đồng một thùng.
- Đất trồng: Gồm đất phù sa (50.000 đồng một bao 40 kg), xỉ than đập nhỏ, phân trùn quế (6.000 đồng một kg). Trải một lớp xỉ than đập nhỏ dưới đáy hộp để cây dễ thoát nước. Trộn đất phù sa với xỉ than để đất được tơi thoáng, thêm một ít phân trùn quế.
t1-9076-1441696997.jpg
Hệ thống dàn đặt thùng xốp quy củ giúp sân thượng gọn gàng, sạch sẽ.
2. Gieo hạt, giâm cành
- Với việc gieo hạt (cải, rau muống): Để hạt nảy mầm nhanh, bạn ngâm hạt trước 3 tiếng, ủ trong vải khoảng 1 ngày để hạt nảy mầm. Gieo hạt xuống đất, rắc một lớp đất mỏng lên. Với rau cải, khoảng 6 ngày sẽ trổ những lá non đầu tiên. Khi cây được 4-5 lá, rắc một lớp mỏng phân trùn quế lên.
- Với cây giâm cành (rau muống, mồng tơi): Bạn chọn các cành khỏe, còn lá, cắm thưa cách nhau, một hộp xốp nên có 6-8 cành.
3. Tỉa bớt cây
Các cây mầm mọc chen chúc trên một diện tích hẹp nên sẽ khó phát triển. Bạn tỉa dần bớt các cây mầm để ăn, giữ lại các cây khỏe với khoảng cách hợp lý giữa các cây. Một hộp xốp nên có 4-6 cây là vừa.
t2-4019-1441696997.jpg
Nhà chị đang trồng thêm dưa chuột, rau xà lách.
4. Chăm sóc
Hàng ngày, chị tưới cây 2 lần vào sáng sớm và buổi tối, nhặt bỏ các lá héo. Do đất sạch và trồng lần đầu nên vườn nhà chị rất ít sâu bệnh.
Sau khoảng 1,5-2 tháng, bạn sẽ có thể tỉa các lá cải để nấu canh, xào.
Trồng thành công được vụ rau đầu tiên, chị Thơm đang thử nghiệm trồng dưa chuột (đã có hoa) và xà lách. Vườn rau xanh tốt nhưng gia đình chị gặp vấn đề với chuột và chim tấn công những loại rau quả ngọt như su su. Bởi vậy, chị cũng dự định làm lưới chống chim.


Kinh nghiệm 'đau thương' của người trồng 50 loại hoa hồng

Bị chết khá nhiều cây giá bạc triệu nhưng chị Phương vẫn kiên trì trồng những loại hoa nhập do mê mệt mùi hương và dáng hoa.
1-1-6108-1441703564.jpg
Ban đầu, chị Phương (Hà Nội) chỉ định trồng một vài cây hồng cảnh ở ban công phòng ngủ hướng Tây. Nhưng rồi, chị dần phải lòng hương thơm và dáng đẹp, phong phú của những bông hồng xuất xứ ở Anh, Thái Lan và cả các loại hoa Việt Nam như bạch xếp cổ, hồng đào cổ, hồng cổ Sa Pa...
1-2-8168-1441703564.jpg
Bắt đầu trồng từ tháng 2 năm nay, chị Phương liên tục mua thêm cây mới chất đầy ban công. Nhưng rồi, vườn bắt đầu xuất hiện mầm bệnh, cây chết khá nhiều, có cây giống và cả các cây đã được 1-2 năm tuổi. Nắng hướng Tây quá gắt cũng khiến cây khó phát triển.
2-3456-1441703565.jpg
Sau khi sửa sang sân thượng làm nơi trồng cây, chị đưa hết tất cả các cây hồng lên đây. Điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn nên cây ra rất nhiều chồi non. Hoa hồng cần ít nhất 4-6 tiếng nắng chiếu nhưng phải có cường độ vừa phải, nắng hướng đông càng thuận lợi.
3-2904-1441703565.jpg
Năm nay, thời tiết khắc nghiệt, nóng kéo dài nên việc chăm cây cũng khó khăn hơn. Ngày nắng gắt quá, chị Phương dùng lưới đen che phủ toàn vườn.
2-1-7739-1441703565.jpg
Loại đặc biệt nhất trong vườn là giống Tree Rose. Cây đắt nhất là Rouger Lamberlin mua với giá 6 triệu, cây mini và hai cây ghép của Thái có giá rẻ hơn. Các cây hồng khác từ 250.000 tới 500.000 đồng (cây giống và cây 1 năm), 950.000-2 triệu đồng (cây 2 năm). Chủ nhà chọn mua chủ yếu cây 2 năm vì tán nhiều, nhanh cho hoa, khỏe mạnh, ít sâu bệnh.
2-2-4447-1441703565.jpg
Từ kinh nghiệm của mình, chị Phương cho biết đất trồng hồng phải tơi xốp nên khâu trộn đất rất quan trọng gồm: đất phù sa, trấu tươi, trấu hun, phân trùn quê, phân gà, hạt perlite (giữ chất dinh dưỡng cho cây) và lót xỉ than đập vụn trước khi đổ đất vào. Nếu sử dụng lại đất cũ thì phải phơi thật khô, ủ với thuốc chống nấm 2-3 ngày rồi mới mang ra trồng.
5-1992-1441703565.jpg
Sau khi trồng xong, không tưới nước lã mà tưới nước kích rễ hòa cùng thuốc chống nấm hoặc tưới giải độc đất. Cây mới trồng để vào chỗ râm mát trong 3 ngày. Sau đó, chị Phương còn dành thời gian phun các loại phân hữu cơ vô hại cho cây tùy theo từng giai đoạn. 
6-5729-1441703566.jpg
Để cây ra cành to khỏe và nở hoa đẹp, cắt cành hoa tàn khoảng 20 cm, cắt các cành tăm. Lá khô cũng phải tỉa bỏ, không để rơi xuống gốc gây bệnh.
7-6243-1441703566.jpg
Chị Phương nhớ hết tên tiếng Anh của hàng chục loại hoa, hỗn hợp thuốc chữa từng loại bệnh như nấm thân đen, nhện đỏ, bọ trĩ. Ngoài ra, chị cũng sử dụng loại dung dịch tự chế chống bệnh cho cây được nhiều chị em ưa thích. 1 kg tỏi, 1 kg gừng, 1 kg ớt ngâm với 3 lít rượu trong 20 ngày. Khi sử dụng pha 5 lít nước với 200-300 ml dung dịch rồi phun cho cây.
8-Gold-Celebration-9937-1441703566.jpg
Vào mùa hè nếu nắng nóng, cây cần tưới 2 lần một ngày còn ngày mát, chỉ cần tưới ngày 1 lần. Nước mưa là chất dinh dưỡng rất tốt cho hoa hồng, chỉ cần sau 1-2 ngày, cây sẽ xanh tốt lên.
9-Jubilee-3105-1441703566.jpg
Thị trường hoa hồng ở Việt Nam ngày càng sôi động, nhiều nhà cung cấp nên việc mua cây giống dễ hơn. Chị Phương cũng như những người yêu hoa thoải mái lựa chọn theo sở thích (dạng leo hay dạng bụi, dáng hoa to nhỏ, nở hay cụp, mùi hương nhẹ nhàng hay đậm...).
10Julio-4668-1441703567.jpg
Rất nhiều người trồng ở Việt Nam chọn  giống hoa của David Austin với đặc tính hoa to, nở thành chùm, thơm... Nhiều giống hồng của Nhật, Đức, Trung Quốc và các giống hồng cổ Việt Nam cũng được yêu thích.


Vườn rau trái Việt ở trời Tây

Gặp khó khăn về thời tiết nhưng chị Giang, chị Thảo vẫn trồng được những dàn bầu bí, mướp hay rau muống xanh mơn mởn.
Khi còn ở Hà Nội, chị Giang chỉ trồng vài bình hoa nhỏ nhưng hiện giờ vợ chồng chị có cả một khu vườn xanh tươi ở Đức, trồng nhiều hoa và cả các loại cây rau nguồn gốc Việt Nam. Dù nhà không ăn nhiều nhưng chị vẫn thích vì có dịp chế biến các món quê hương cho chồng con.
 
Chị nhờ người quen, bạn bè đem hạt giống sang để gieo trồng. Vì thời tiết ở Đức tới tháng 4-5 có khi vẫn lạnh nên cách đây vài năm, chồng chị đã làm cho vợ một nhà kính khoảng 12 m2 để trồng rau.
 
Khi mới sang hè, trời còn se lạnh, chị ươm cây, gieo hạt trước khi mang ra vườn trồng. Để tận dụng diện tích, nhà chị làm khung hai tầng để đặt chậu cây.
 
Bên trong nhà kính, chị trồng rau muống, mồng tơi, mướp. Nếu ở Berlin có cả chợ Việt Nam thì ở thành phố nơi chị Giang sống không có nhiều cửa hàng bán đồ Việt. Bởi vậy, chị rất vui khi chuẩn bị được mâm cơm có mướp xào, canh mồng tơi ăn với cơm.
 
Việc chăm cây của chị Giang khá nhàn, chỉ cần tưới nước nhiều vì nhà kính nóng hơn bên ngoài.
 
Khó khăn lớn nhất của việc trồng cây ở Đức là thời tiết, năm nào nắng muộn hay lạnh sớm là khó trồng. Các loại rau Việt chủ yếu chỉ trồng được vào mùa hè, chỉ cần nhiệt độ xuống 0 độ C, cây đã như bị luộc chín. Cây cải lúc mới trồng thường nhỏ, nhanh ra hoa. Chị Giang lấy hạt của cây vụ trước để gieo vào vụ sau, cây phát triển tốt do đã hợp thời tiết.
 
Các loại cải xanh, cải chíp, cải cúc hay rau thơm như tía tô, canh giới có thể trồng ngoài vườn vào mùa hè nắng ấm.
 
Nếu như chị Giang xa quê 27 năm, chị Nguyễn Phương Thảo cũng đã định cư ở Hungary được 30 năm. Ngoài việc trồng rất nhiều hoa ở cả vườn nhà và nơi làm việc, chị cũng trồng nhiều loại cây quen thuộc với người Việt cho vơi nỗi nhớ nhà.
 
Chị Thảo kể, người nước ngoài rất thích thú khi nhìn thấy cây xứ nhiệt đới như hoa sen, bầu bí, dưa hấu, rau thơm... Trở lại Hungary sau chuyến về Việt Nam, chị Thảo rất vui khi nhìn cây dưa hấu nhỏ chị mới trồng đầu hè đã có quả.
 
Khí hậu bên Hungary khá thuận lợi, chỉ tới Noel mới có tuyết nên cây có thể phát triển thời gian dài hơn. Tuy nhiên, người trồng cây vẫn cần sự kiên trì mới có được khu vườn xanh tốt.
 
Bụi rau răm được trồng từ cành mua ngoài chợ mới từ đầu hè đã ra um tùm.
 
Đa số các loại cây chị Thảo đều đem hạt (bầu bí) hoặc cây (sen, khế) từ Việt Nam sang trồng. Nhờ tình yêu cây cỏ, sống lạc quan, chị Thảo luôn tìm thấy hạnh phúc trong những điều giản đơn và không có thời gian để buồn.
 




Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

“Bí kíp” trồng dưa chuột khoai tây: Lạ mắt, ngon miệng

Dù là loài quả lạ nhưng dưa chuột khoai tây lại cực kì dễ trồng và dễ chăm sóc như dưa chuột truyền thống. Đặc biệt, với hình dáng nhỏ xinh nên dưa chuột khoai tây còn được nhiều người trồng trong chậu, vừa làm cảnh, vừa dùng làm thực phẩm ngon miệng.
Dưa chuột khoai tây có tên khoa học là Cucumis sativus little potato.Theo các trang rao bán hạt giống, loại dưa chuột cực lạ này có nguồn gốc từ Ấn Độ. Mặc dù thuộc giống dưa nhưng hình dáng của quả lại như... củ khoai tây nên khi về nước ta nó được gọi là dưa chuột khoai tây.
 “Bí kíp” trồng dưa chuột khoai tây: Lạ mắt, ngon miệng - 1
Trồng dưa chuột khoai tây bằng cách gieo sâu hạt giống vào đất khoảng 2 cm và cách nhau khoảng 5-7 cm. Cần chọn hạt chắc, không bị sâu mọt.
 “Bí kíp” trồng dưa chuột khoai tây: Lạ mắt, ngon miệng - 2
Hạt dưa chuột khoai tây sẽ bắt đầu nảy mầm sau từ 4-7 ngày khi được tưới nước đầy đủ.
 “Bí kíp” trồng dưa chuột khoai tây: Lạ mắt, ngon miệng - 3
Trong giai đoạn này, bạn nên để chậu ở nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp để hạt phát triển được tốt.
 “Bí kíp” trồng dưa chuột khoai tây: Lạ mắt, ngon miệng - 4
 “Bí kíp” trồng dưa chuột khoai tây: Lạ mắt, ngon miệng - 5
 “Bí kíp” trồng dưa chuột khoai tây: Lạ mắt, ngon miệng - 6
Cây dưa chuột khoai tây sẽ mất khoảng 70 ngày để phát triển và leo kín giàn khoảng 40 - 50 cm.
 “Bí kíp” trồng dưa chuột khoai tây: Lạ mắt, ngon miệng - 7
Nếu được chăm sóc tốt với chế độ nước, ánh sáng và chất dinh dưỡng hợp lý, mỗi cây dưa chuột khoai tây sẽ cho khoảng 3kg quả.
 “Bí kíp” trồng dưa chuột khoai tây: Lạ mắt, ngon miệng - 8
Quả dưa chuột khoai tây có hình dáng tròn lẳn, xù xì thô ráp ở bên ngoài....
 “Bí kíp” trồng dưa chuột khoai tây: Lạ mắt, ngon miệng - 9
.....nhưng bổ ra bên trong lại mềm mại chẳng khác nào quả dưa chuột. Nhờ vị dịu mát và mùi thơm như chanh, dưa chuột khoai tây hay được dùng làm salad, sinh tố, trang trí món ăn.