Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Thái Bình: Vườn hoa trăm chậu không cần bí quyết chăm trồng

Dù sở hữu một số lượng khủng lên đến gần 70 chậu cây hoa các loại nhưng chị Thu Hường cho hay mình cũng chẳng vất vả quá nhiều.

Vườn sân thượng hoa "khổng lồ"
Nói khu vườn sân thượng nhà chị Thu Hường (Thái Bình) là vườn hoa "khổng lồ" chắc chẳng hề sai chút nào. Chỉ trong một khoảng không gian vỏn vẹn tầm 25m2 nhưng chị Hường lại sỡ hữu số lượng cây hoa "khủng" đến mức đủ để khiến cho bất cứ chị em nào yêu hoa nào cũng phải thầm ghen tỵ.
Thái Bình: Vườn hoa trăm chậu không cần bí quyết chăm trồng - 1Khu vườn gần 70 chậu hoa nhà chị Thu Hường ở Thái Bình
Vì nhà chật, nên để thỏa mãn đam mê với hoa lá, chị Hường phải tận dụng sân thượng nhỏ bé, tận dụng luôn chỗ phơi quần áo để “phơi” hoa. Hàng chục chậu hoa tươi đủ màu khoe sắc rực rỡ khiến cả ngôi nhà nhỏ của chị Hường lúc nào cũng sực nức hương thơm.
Chị Hường cho biết, lúc đầu cũng chỉ trồng cho vui khi rảnh rỗi nên chỉ chọn các loại rau đơn giản như mướp, rau mầm, lô hội…để thử sức. Chỉ khoảng nửa năm gần đây, chị mới bắt đầu trồng thử các loài hoa khác nhau để thõa mãn niềm đam mê hoa lá của mình.
Ban công có diện tích khá hẹp nên chủ yếu chị chỉ trồng những giống cây thân thảo ngắn ngày như ngọc thảo, dạ yến thảo, pansy, hoa cúc đủ màu, đồng tiền, lan càng cua, đỗ quyên, hoa trinh nữ, hoa mai hoàng yến…. 
Dù mới “khởi nghiệp” cách đây sáu tháng nhưng vườn nhà chị Hường lại sở hữu số lượng “khủng” không thua kém ai. Gần 70 chậu hoa bày kín lối đi chỉ chừa lại lối đi đủ để chủ nhân vào chăm sóc và ngắm hoa mỗi ngày.
Thái Bình: Vườn hoa trăm chậu không cần bí quyết chăm trồng - 2Số lượng nhiều và phong phú các loại hoa khiến khu vườn sân thượng không khác gì vườn ươm hoa
Thái Bình: Vườn hoa trăm chậu không cần bí quyết chăm trồng - 3
Thái Bình: Vườn hoa trăm chậu không cần bí quyết chăm trồng - 4Dạ yến thảo khoe sắc
Thái Bình: Vườn hoa trăm chậu không cần bí quyết chăm trồng - 5
Nhiều chậu hoa cúc đủ màu
"Vì chót "say" hoa nên nhìn thấy người ta bán hoa gì chị cũng muốn mua cho bằng được" - bởi thế, từ một vài chậu cây những ngày đầu tiên, đến bây giờ không một góc nhỏ nào trong sân thượng không được phủ kín bởi các chậu hoa đủ màu đủ sắc. Bất cứ vị khách nào đến chơi nhà cũng ngỡ ngàng như mình đang ở một vườn ươm hoa.
Thái Bình: Vườn hoa trăm chậu không cần bí quyết chăm trồng - 6
Thái Bình: Vườn hoa trăm chậu không cần bí quyết chăm trồng - 7

Chăm hoa không cần bí quyết
Dù sở hữu một vườn hoa lung linh khiến bất cứ ai cũng phải ngưỡng mộ nhưng chị Hường luôn khiêm tốn rằng mình không có kinh nghiệm gì mà chỉ vì quá mê cây cối hoa lá nên cũng phải “học đòi” mọi người làm bằng được một vườn hoa cho riêng mình.
Chị Hường chia sẻ, ban ngày phải đi làm nên phải tranh thủ thời gian buổi sáng sớm và trước lúc đi ngủ để tưới cây. Từng chậu, từng chậu đều được chị chăm sóc tưới tắm vô cùng cẩn thận. Và dù bận rộn công việc đến mấy thì chị cũng không bao giờ quên nhiệm vụ với những đứa con tinh thần.
Chị không có bí quyết gì đặc biệt cả, cây nào chị cũng chỉ tưới nước, bón phân thôi. Tuy nhiên, tưới nước, bón phân thế nào cũng phải học hỏi cả. Cây nào nên tưới nhiều, cây nào phải tưới ít, tưới vào lúc nào. Bón phân loại nào thì phù hợp với từng chậu cây, chú ý thoát nước. 
Chỉ cần nắm những điều cơ bản nhất như thế thì phần lớn cây sẽ tươi tốt. Ban đầu chưa biết gì nên cũng thất bại vài lần nhưng sau đó là cũng mày mò hỏi han mọi người sau dần dần không còn tình trạng đấy nữa".
Thái Bình: Vườn hoa trăm chậu không cần bí quyết chăm trồng - 8
Tuy khiêm tốn là thế, nhưng từ cách bài trí, sắp xếp vô cùng trật tự ngăn nắp đến việc chăm sóc cho chậu nào chậu nấy bung hoa thơm ngát là đã chứng minh công sức chăm bón tận tụy của người trồng.
Vườn hoa nhỏ cũng là nơi mà chị Hường cảm thấy yêu thích và thư thái nhất. Lúc nào có thời gian rảnh lại ra tưới, ngắm nghía rồi chụp ảnh khoe với mọi người. Chị Hường chia sẻ rằng, chơi hoa không phải quá khó, chỉ cần bỏ công sức ra một tí, cộng với niềm đam mê và sự yêu thích với cây cối thì chắc chắn sẽ thành công.
Cùng ngắm nhìn thêm những chậu hoa rực sắc thắm trên vườn sân thượng của chị Hường:
Thái Bình: Vườn hoa trăm chậu không cần bí quyết chăm trồng - 9
Thái Bình: Vườn hoa trăm chậu không cần bí quyết chăm trồng - 10
Thái Bình: Vườn hoa trăm chậu không cần bí quyết chăm trồng - 11
Thái Bình: Vườn hoa trăm chậu không cần bí quyết chăm trồng - 12
Thái Bình: Vườn hoa trăm chậu không cần bí quyết chăm trồng - 13
Thái Bình: Vườn hoa trăm chậu không cần bí quyết chăm trồng - 14
Theo Trang Trang - Khám phá

Đà Nẵng: Bất ngờ làng hoa Tết trên dự án bỏ hoang giữa lòng thành phố

Tết đến xuân về, hàng trăm hộ nông dân tại TP. Đà Nẵng đang khấp khởi đón “quả ngọt” nhờ được tạo điều kiện trồng rau, hoa, cây cảnh trên đất dự án treo bỏ trống.





du an treo
Người dân trồng hoa Tết trên đất dự án treo, đường 30.4, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu. Ảnh: VGP
Vài năm trở lại đây, TP. Đà Nẵng đã có chủ trương tạo điều kiện cho Hội Nông dân các cấp được mượn, thuê đất của các dự án chưa triển khai để giao cho người dân sản xuất.
Cách làm này vừa đem lại công ăn việc làm cho người dân, tạo thu nhập đáng kể vừa hạn chế ô nhiễm môi trường, tránh lãng phí tài nguyên đất.
Đến cuối đường 30/4, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng, có thể thấy ngay một “làng hoa” nhỏ nằm ngay giữa trung tâm Thành phố.
Tại đây, người nông dân đang tất bật cắt tỉa, chăm chút cho những bông hoa chuẩn bị được bán ra thị trường trong dịp Tết. 
“Làng hoa” này được xây dựng trên những lô đất trống tại các dự án bị bỏ hoang, các hộ đã mượn lại để trồng rau, hoa cảnh, mang lại nguồn thu nhập không hề nhỏ.

Cách làm này vừa đem lại công ăn việc làm cho người dân, tạo thu nhập đáng kể vừa hạn chế ô nhiễm môi trường, tránh lãng phí tài nguyên đất.
Ông Nguyễn Quang Trí (tổ 10, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu) cho biết, sau khi Thành phố thu hồi hơn 1.000 m2 đất sản xuất, gia đình ông đã chuyển sang trồng hoa, cây cảnh.
Gia đình ông đã mượn tạm các lô đất trống mặt tiền đường 30/4 để trồng rau, hoa quanh năm, cải thiện đáng kể cho thu nhập của gia đình.
Dịp Tết này, gia đình ông trồng khoảng 600 chậu hoa cúc, ly, thược dược... Qua Tết, gia đình ông lại tận dụng trồng rau, các loại hoa cảnh bán trong năm. Các năm trước, gia đình ông có thêm thu nhập từ 50-70 triệu đồng bằng nghề trồng hoa.
Theo Hội Nông dân phường Hòa Cường Bắc, trên địa bàn phường có 72 hộ nông dân trồng hoa với diện tích 11 ha. Từ nguyện vọng của người dân mong muốn tận dụng đất dự án để sản xuất, Hội Nông dân của phường đã đề nghị Thành phố mượn đất của các dự án và cam kết sẽ trả lại đất khi chủ đầu tư dự án yêu cầu.
Cũng như ông Trí, Ông Nguyễn Thành Long (phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ) đã được hỗ trợ trồng rau xanh trên mảnh đất hơn 3.000 m2 không thuộc quyền sử dụng của mình.
Theo ông Long, hơn 10 năm trước, khi thực hiện chủ trương quy hoạch, chỉnh trang đô thị của thành phố Đà Nẵng, gần 80% hộ dân ở đây là nông dân không có đất sản xuất, việc làm không ổn định, kéo theo đời sống khó khăn.
Vào năm 2013, Thành phố đã có văn bản đồng ý cho Hội Nông dân mượn, thuê đất dự án trên địa bàn phường.
“Việc các cấp Hội Nông dân đứng ra mượn đất các dự án treo cho hội viên thiếu đất sản xuất để trồng hoa cây cảnh, tăng thu nhập rất được nông dân ủng hộ. Hiện nay, cuộc sống gia đình tôi đã thoát nghèo bền vững và ổn định hơn”, ông Long chia sẻ.
Ông Nguyễn Kim Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP. Đà Nẵng cho biết, chủ trương này xuất phát từ thực tế hàng trăm hộ nông dân trên địa bàn Thành phố không có đất để sản xuất. Trong khi đó, hàng chục dự án treo để đất bỏ hoang, cỏ mọc um tùm.
Trước tình trạng này, Hội Nông dân các phường, xã đã mạnh dạn đề nghị với quận và thành phố mượn những lô đất này, giao cho đoàn thể địa phương quản lý, sử dụng để trồng trọt.
Từ đó, Thành phố đã đồng ý để các hộ nông dân mượn, thuê đất trống sản xuất từ 1-2 năm. Khi chủ đất muốn thu hồi thì phải thông báo trước cho nông dân từ 3-6 tháng.

Việc các cấp Hội Nông dân đứng ra mượn đất các dự án treo cho hội viên thiếu đất sản xuất để trồng hoa cây cảnh, tăng thu nhập rất được nông dân ủng hộ. 
“Mỗi ha đất trồng hoa, cây cảnh đem lại thu nhập gấp 10 lần trồng lúa. Nhiều hộ tổ chức các hoạt động dạy nghề tại cộng đồng, thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết tổ chức sản xuất, liên kết để tiêu thụ sản phẩm, chế biến sản phẩm tạo nên một thương hiệu riêng mang lại lợi ích rất cao, từng bước nâng cao thu nhập”, ông Nguyễn Kim Dũng cho biết.
Về lâu dài, ông Dũng cho hay, Hội Nông dân cũng đã đề nghị Thành phố mở rộng diện tích trồng hoa cao cấp, để nông dân có điều kiện tiếp cận công nghệ sản xuất các loại hoa có giá trị kinh tế cao hơn.
Từ đó hình thành vùng du lịch hoa theo Đề án “Đà Nẵng nấm và hoa” do Hội Nông dân Thành phố đề nghị.
Theo Minh Trang - Chinhphu.vn

CÂY CẢI XOONG


Tiếng Anh: Water Cress
Tên khoa học: Nasturtium officinale
Thuộc họ: Brassicaceae
1.    Đặc tính sinh học
Thân cải xoong mềm, xốp, mỗi đốt dài 5 – 6 cm, mỗi mắt có 1 cành, lá cải xoong hình tròn nhỏ màu xanh xẫm, ở mỗi nách lá có thể có một cành.
Cải xoong thuộc loại rễ chum, có rễ phụ ở đốt thân, có thể hút chất dinh dưỡng và nếu đem cấy có thể thành cây độc lập.
Cải xoong sống ở dưới nước – nhưng phải là nước chảy mới tốt.
Cải xoong sinh sản vô tính là chủ yếu.
Cải xoong yêu cầu đất bùn hẩu, nhiều bùn, đất thịt, pH 6 – 7, ngập nước 4 – 5 cm và có dòng chảy nhẹ. Nhiệt độ để cây sinh trưởng là 15 – 200C.
2.    Kỹ thuật trồng
a.    Làm đất: Tháng 9 – 10 cày bừa cho đất nhuyễn, bón phân mục 25 – 30 tấn/ha (9 – 11 tạ/sào).
b.    Thời vụ: cấy từ tháng 10 – 12 với khoảng cách 5 x 5cm. Sau khi cấy 30 ngày có thể thu hoạch lứa đầu, và tiếp đó cứ 25 ngày thu hoạch một lần.Trồng tháng 10 có thể thu hoạch hết tháng 3, năm lạnh có thể thu hoạch sang tháng 4.
c.    Chăm sóc: khi cây đã bén rễ dùng 5 – 6 tấn phân nước tưới cho 1 ha, 15 – 20 ngày sau bón lần thứ 2 với số lượngphân nước như lần trước nhưng thêm 200kg sunfat đạm /ha. Sau khi thu hoạch (cắt sát gốc) lại bón như lần 1 và bón lần thứ 2 trước khi thu 7 hôm.
Ruộng cấy cải xoong luôn giữ mực nước 3 – 5 cm.

Kiếm tiền triệu mỗi ngày từ kinh doanh hạt giống hoa

Bỏ ra hơn một triệu đồng đầu tư hạt giống hoa bán cho bạn bè, người thân... sau hơn một năm, Đào Thị Yến (sinh năm 1988, Hà Nội) đã có một shop nhỏ với hàng trăm đơn hàng mỗi tháng.

Tốt nghiệp Đại học Thăng Long chuyên ngành Việt Nam học, một thời gian ra trường xoay sở mãi Yến mới xin được việc tại một doanh nghiệp tư nhân. Làm nhân viên hành chính không đúng chuyên ngành học, lương tháng không đủ trang trải, Yến quyết định nghỉ việc chuyển sang buôn bán.
Từ việc yêu thích hoa cây cảnh, Yến mạnh dạn nhập về ít hạt giống rao bán thử qua mạng. Khách hàng đầu tiên đều là bạn bè người thân, chủ yếu mua để ủng hộ.
shp-hoa-copy-3991-1415705442.jpg
Trung bình mỗi ngày cửa hàng cho doanh thu từ 1-3 triệu đồng, thậm chí có ngày lên tới 5 triệu đồng
“Hồi ấy mình chưa biết nhiều về các loài hoa, nhờ một chị người quen làm tại công ty sản xuất hạt giống, em lấy về 100 gói với khoảng 20 loại thị trường đang ưa chuộng" Yến kể lại.
Tuy nhiên, do thị trường đã có không ít các đại lý, cửa hàng chuyên về giống cây, với đủ loại giống nội ngoại, nên thời gian đầu Yến gặp không ít khó khăn. “Khi đó mọi người trong gia đình đều cho rằng mình không thực tế. Bán gì không bán lại đi bán hạt giống. Bản thân vì thế cũng thấy hoang mang”, Yến kể lại.
Để thu hút thêm lượng người theo dõi cập nhật shop online, Yến bắt đầu quan tâm đến kỹ thuật chăm sóc cây. Không chỉ học trên internet, bạn trẻ này còn chịu khó tìm đến các nhà vườn tại ngoại thành Hà Nội và vườm ươm ở Hưng Yên, Yên Bái, Tuyên Quang để xem bà con nông dân canh tác chăm sóc, nhờ họ chia sẻ kinh nghiệm sau đó về cập nhật trên trang cá nhân và fanpage của shop.
“Lần đầu tiên đến thăm một vườn ươm cây tại Nam Thăng Long thấy nhiều giống cây hoa chưa bao giờ nhìn thấy, chưa bao giờ biết tên. Lúc đó mình nhận ra đây là một lĩnh vực kinh doanh tốt nếu như nắm bắt được nhu cầu của những người có đam mê với cây hoa”.
Theo Yến, làm nông nghiệp cần kinh nghiệm và biết quan sát. Những nông dân thực thụ có kinh nghiệm từ thực tế chứ không lý thuyết máy móc như trên một số diễn đàn. Họ luôn sẵn sàn chia sẻ kinh nghiệm trồng trọt mà không bao giờ lo ngại mất bí quyết. "Vì vậy những kiến thức trồng trọt mình có được sau một năm kinh doanh đều từ họ”, chủ shop hoa cho hay.
Yen-shop-hoa-copy-7281-1415705442.jpg
Ước mơ lớn nhất của Yến là có một vườn ươm cho riêng mình với nhiều giống cây hoa mới.
Sau một thời gian kiên trì shop online của Yến đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng. Từ việc chỉ nhập hàng về khi có khách đặt, Yến đã thuê một cửa hàng diện tích vừa đủ để bán cả cây giống và cây ra hoa với cả trăm loại xuất xứ trong nước và nhập khẩu như ly Pháp, tuylip Hà Lan, cúc Đài Loan cao, baby Ý, cây không khí… Khách hàng của Yến cũng đa dạng về độ tuổi từ học sinh đến những người hưu trí, nhưng có điểm chung là đều yêu hoa và trồng trọt.
Điều mà cô chủ 8X này tâm đắc nhất trong quá trình kinh doanh chính là đội ngũ cộng tác viên hùng hậu tại các tỉnh, thành phía Bắc. Yến cho biết đây chính là những “nhà phân phối” đưa các giống cây của shop đến với những người yêu hoa tại các địa phương không có điều kiện lên Hà Nội để tìm hiểu. “Từ việc chia sẻ kinh nghiệm, canh tác chăm bón, mình và mọi người đã có chung mối liên hệ nên dần dần mạng lưới được mở rộng hơn”, Yến cho hay.
Với giá thành từ vài chục nghìn đến hơn một trăm nghìn đồng cho mỗi loại hạt giống, cây ươm, trung bình mỗi ngày Yến thu được từ 1-3 triệu đồng. Thậm chí có ngày đắt hàng, doanh thu lên mức 5 triệu đồng.  
“Trừ mọi chi phí thì mỗi ngày có lãi khoảng vài trăm nghìn cũng đủ để sinh hoạt và dành dụm đầu tư trở lại cho cửa hàng”, Yến nói.
Cô chủ sinh năm 1988 nay không còn nghĩ tới tìm việc, thay vào đó sẽ tập trung để kinh doanh lĩnh vực hạt giống cây trồng. Thời gian tới Yến dự định sẽ mở rộng cửa hàng kinh doanh để bán thêm vật tư nông nghiệp. Nhưng ấp ủ lớn nhất của Yến là có một vườn ươm của riêng mình. Cô cho rằng để thực hiện, bản thân phải đầu tư hệ thống nhà kính mất đến vài trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng. Dẫu  vậy, Yến tin rằng nếu đã có đam mê, không có gì cô không thể thực hiện được.
Thành Tâm

Cà tím F1 Tomawak No

Cà tím là loại cây thuộc họ cà, thường được trồng ở vùng có khí hậu ôn đới và nhiệt đới.
Cà tím F1 tomawak No.1 là loại cây cà có sức chóng chọi, kháng bệnh rất tốt, sinh trưởng và phát triển nhanh, cho năng suất cao chất lượng tốt. Quả cà có màu tím đậm rất đẹp, thân bóng mướt, thường dài từ 25-25cm. Bên trông dày thịt, màu trắng, và có ít hạt.
cà tím

Thành phần các chất dinh dưỡng có tong cà tím

  • Chứa rất nhiêu loại vitamin A,B,C, PP
  • Nước
  • Gluxit
  •  Protein
  • Chất nhày
  • Các nguyên tố vi lượng như P, K, Ca, S, Mg, Mn
cà tím
Ngoài ra còn rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác rất tốt cho cơ thể

Có rất nhiều công dụng từ cà tím như

  • Giúp giảm lượng cholesterol ,các chất béo trong máu rất tốt cho tim mạch
  • Giảm béo hiệu quả
  • Giúp não hoạt đọng tốt hơn, tăng cường trí nhớ
  • Làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa
  • Nâng cao hệ miễn dịch
  • Phòng ngừa ung thư, ức chế sự tăng sinh của khối u trong hệ tiêu hóa
  • Bài thải sắt thừa cho cơ thể
  • Kích thích tiết dịch tụy, mật làm hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi
Là một loại thực phẩm không thể thiếu trong nền ẩm thực các nước, tuy cách chế biến khác nhau nhưng luôn làm nên nhiều món ăn ngon hấp dẫn, đủ các kiểu luộc, xào, hầm mà không gây ngán.
  •  Cà tím xào thịt thơm ngon
hạt giống cà tím
  • Cà tím nướng
hạt giống cà tím
  • Cà tím kho
cà tím kho
Nhìn thật là hấp dẫn . Bạn có muốn khu vườn nhà mình cũng có những quả cà tím thơm ngon không? Không quá khó để gieo trồng đâu nhé

Cách trồng cà tím

  • Chuẩn bị giống là việc hết sức quan trọng, cay tốt quả ngon phụ thuộc hết nữa vào giong hạt đem trồng. Mua hạt giống cà tím tomawak No.1( VA.117) ở cửa hàng có uy tín để tránh phải mua nhầm giống dởm chất lượng kém, hạt phải chắc mẩy, có màu sắc đẹp, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn thừi gian sử dụng, và không hóa chất bảo quản độc hại.
  • Ngâm hạt giống vào nước ấm từ 3-4h , rồi đem hạt đi ủ
  • Có thể gieo hạt trực tiếp lên đất hoặc ươm mầm sẵn đợi cây nảy mầm mới tách vỏ ra cấy
  • Trông thời gian gieo mầm phải dùng bạt che kín lên, tưới đất trồng đủ độ ẩm
  • Trong thời kì cây sinh trưởng phát triển ,thường vun tới cho đất tơi xốp, tỉa lá hư vàng
  • Dùng phân bón tự nhiên sẽ tốt hơn, dùng chế phẩm sinh học tưới ngăn sâu bệnh cho cây sẽ không bị độc hại
  • Đợi ngày cây ra hoa kết trái và thu hoạch, chỉ  nên cắt trái nhẹ nhàng.

Hạt giống đu đủ ruột đỏ

Đu đủ còn có tên khoa học là Carica papaya, có nguồn gốc từ Châu Mỹ cây trồng  khá thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới nên được trồng phổ biến ở nhiều nước trong đó có Việt Nam. Cây có thân to và  cao, lá xẻ hình chân vịt cuống dài bên trong rỗng. Đu đủ thường được trồng lấy quả ăn cả xanh và chín ,vừa ngon vừa bổ nên rất được yêu thích. Và người ta thường quan niệm rằng đu đủ mang ý nghĩa đầy đủ, trọn vẹn nên mỗi dịp tết đến loại quả này không thể thiếu trong mâm ngủ quả truyền thống của các gia đình.
Đu đủ ruột đỏ là giống cây quả có xuất xứ từ Đài Loan, trái hình bầu dục, có khối lượng 1-2kg, thịt dày màu đỏ cam, ăn rất ngọt và thơm. Cây cao khoảng 1m đến 2m , khả năng kháng bệnh tốt, dễ thích nghi với môi trường, sai quả nhiều cho năng suất cao.
đu đủ đài loan
Đu đủ ruột đỏ là loại trái cây giàu chất dinh dưỡng khá tốt . Hàm lượng beta caroten trong quả có nhiều hơn những trái cây khác, có thể cung cấp đầy đủ các loại vitamin A, B, C, E protid, chất xơ, nước, axit lên men và nhiều nguyên tố vi lượng thiết yếu Fe, Ca, Mg, Zn, K rất cần cho cơ thể, ngoài ra còn có thêm enzym papain một chất protease có tác dụng làm mềm các protein.

Công dụng của đu đủ

  • Làm đẹp da, ngăn quá trình oxy hóa hiệu quả
  • Thanh nhiệt , giải mát
  • Bảo vệ tốt cho hệ tim mạch, làm giảm mỡ máu hạn chế nguy cơ hồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não
  •  Đu đủ có nhiều chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa, trị chứng táo bón
  • Ngăn ngừa ung thư đường ruột hiệu quả
  • Thích hợp với chế độ giảm cân
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Trị rụng tóc
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng, sưng mủ
  • Mặt nạ dưỡng da , tẩy tế bào chết
Khá là hữu ích phải không ạ. Vì vậy hãy nhanh chóng bổ sung đu đủ vào thực đơn cho gia đình mình, đu đủ chín có thể dùng ăn tráng miệng, làm sinh tố uống rất ngọt và mát. Đu đủ xanh có thẻ làm nộm, hầm với xương, giò rất tốt cho phụ nữ mới sinh em bé, và muốn dùng lâu hơn đặc biệt trong mùa đông có thể ngâm chua ngọt , làm dưa món ăn trong lễ tết.
đu đủ đài loan

Cách trồng đu đủ ruột đỏ

  • Thời gian trồng: có thể trồng được quanh năm
  • Chuẩn bị hạt giống để gieo, cấy. Hạt giống phải đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ, được đóng gói bảo quản đúng quy trình.
  • Cày xới đất lên tơi xốp, tạo độ thông thoáng giàu oxy. Đất trồng phải được làm kỹ,trộn thêm ít phân chuồng đã ủ hoai , rắc thêm tro trấu, sử dụng đất cát pha, đất thịt nhẹ làm thành các bầu ươm
  • Lên luống, làm rãnh để tạo hệ thống tưới thoát nước cho cây
  • Độ PH  thích hợp 5,5-6,6, nhiệt độ 30-35 độ C
  • Gieo 160-200 hạt /1000m2. Mỗi cây cách nhau 5-10cm, tưới ẩm đất. Khi cây nảy mầm bắt đầu ra lá bứng cây ra cấy, chọn những cây khỏe, xanh tốt, nên ươm qua bầu để tỉ lệ sống cao hơn.
  • Hàng cách hàng  2-2,5m, cây cách cây 2m.
  • Thường xuyên vun tới gốc cây, cắt tỉa cá cành lá vàng, tưới nước đều đặn 2 lần một ngày. mới đầu thì bón lót, sau 2 tuần thì chuyển qua bón thúc.
Không nên dùng các phân hóa học, đặc biệt là phân đạm cây dễ bị lốp, quả đắng chát. Nếu dùng dư lượng thuốc ở quả ăn vào sẽ bị ngộ độ, nguy cơ mắc ung thư cao
  • Không nên trồng đu đủ liên tục trên một diện tích sẽ dễ gây bệnh xoăn và virut
  • Cắm cọc đỡ cây, vì cây chịu gió kém lại có bộ rễ nông nên rất dễ đổ
  • Làm cỏ quanh gốc tránh bị hút chất dinh dưỡng
  •  Phòng và trị bệnh cho cây
Bệnh phấn trắng: Phòng trị bằng cách phun Anvil 0,2%, Rovzal 0,2%
Bệnh cháy lá:  Lá biến màu, khô rụng. Phun Kitazin 0,2% có thể hỗn hợp với vôi.
Bệnh do virus rất khó chữa trị. Làm cho lá quăn, hoa rụng, lá vàng úa, cây còi cọc, có thể héo vàng dẫn đến chết. Tốt nhất là nhổ  đem đốt hoặc chôn sâu. Gốc cây bệnh rắc vôi bột, bỏ một thời gian không trồng.
Bệnh thối rễ:  Xảy ra ở nơi ẩm ướt, nơi đất có mực nước ngầm cao thường bị ngập úng. Những nơi này trồng đu đủ phải lên líp cao và chú ý đắp gốc.
Rệp sáp: Làm hại lá và quả non, những cây bị bệnh này dùng Bi 58 tỷ lệ 0,1-0,2% phun cho cây bệnh.
  • Có thể thu hoạch sau 8 tháng gieo trồng, quả có thể từ 1-2kg
  •  Đu đủ có thể sinh trưởng qua nhiều năm nên những lứa sau cần chăm bón phân để bổ sung cho chất dinh dưỡng kịp thời
đu đủ đài loan

Hạt giống mướp đắng

Mướp đắng là loại cây khá  phổ biến của nước ta, ở miền Nam vẫn thường gọi là khổ qua. Cây thuộc dạng thân leo, thuộc họ bầu bí , xuất xứ từ vùng có khí hậu nhiệt đới và có tên khoa học là Momordica.
Mướp đắng
Mỗi loài có mỗi điểm riêng biệt khác nhau, mướp đáng cũng có nét riêng nổi bật của mình. Đặc trưng của mướp đắng chính là có vị đắng , quả thon dài da sần sùi, thịt dày. Ngoài qur ra, thì thân, hạt, lá của cây đều có thể sử dụng được. Mướp đắng cao sản (VA.254) là giống mướp đắng được trồng nhiều nhất hiện nay, nhờ nhiều tính ưu Việt nên được khá nhiều bà con nông dân chọn trồng, cây có khả năng kháng bệnh rất tốt, sinh trưởng và phát triển nhanh, cho nhiều quả, năng suất khá cao.
Thành phần các chất dinh dưỡng có trong mướp đắng
  • Protein
  • Cellusose, calcium, caroten
  • Lượng lớn vitavimin C , B
  • Glucid
  • Các loại axit như adenin, betain
  • glycosid đắng gọi là momordicin
Công dụng của mướp đắng
  • phòng chống ung thư hiệu quả
  • Làm giảm đường huyết, tốt cho người bị tiểu đường
  • Thanh mát, giải nhiệt
  • Trị chứng khó tiêu, táo bón giúp nhuận tràng
  • Lấy khổ qua bỏ ruột , thái nhỏ sắc nước uống sẽ hạ sốt, trị viêm họng
  • Chữa bệnh viêm khớp
  • Hạt khổ qua tráng dương, bổ khí,
  • Hoa, lá , rễ sắc uống dùng để trị lỵ nhất là lỵ amip
  • Lá tươi dã nát đắp lên da bị sưng mủ
Qua đó, ta có thể thấy được mươp đắng là một thực phẩm khá bổ dưỡng,”thuốc đắng dã tật”, tuy là hơi đắng nhưng rất tốt, trong chế biến nấu ăn có thể dùng một số mẹo nhỏ để giảm độ đắng giúp dễ ăn hơn. Mướp đắng thường được xào với trúng, thị bò, nấu canh nhồi thịt bằm, hoặc làm nước ép uống . Lúc chế biến muốn giảm đắng thì bỏ ruột thái mỏng, ngâm trong nước muối khoảng 20 phút, vớt ra để ráo nấu ăn rất chon mà ít đắng, và không cần nấu chín quá, chỉ cho mướp chín sơ là được.
hạt giống quả mướp đắng
Cách gieo trồng và chăm sóc mướp đắng
Mùa vụ:
  • Mướp đắng rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới nước ta nên có thể trồng quanh năm và thích hợp nhất là vào mùa mưa
Đất trồng:
  • Cây thích hợp với các loại đất như đất thịt pha cát, đất mùn, tơi xốp.
  • Có độ PH từ 5,6 – 6
  • Trước khi gieo trồng thì phải chọn địa điểm trồng phù hợp, tránh xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nghĩa địa.  Làm đất cho kỹ càng, cày bừa, nhặt sạch cỏ , rải thêm vôi nếu độ PH thấp, lại khử được đất.
  • Lên luống cao khoảng 25-30 cm, rộng 1-1,2m để dễ dàng bón phân tưới nước , dễ thoát nước chống úng.
  • Làm đất trước 2 tuần mới gieo hạt

Gieo trồng:
  • Trước khi gieo hạt phải được ngâm qua nước ấm , ủ hạt qua qua đêm để hạt nứt ra nhanh chóng nảy mầm hơn
  • Khoảng cách giữu các cây 20-25cm, mỗi hóc gieo 2,3 hạt. Tưới nước cho ẩm đất, dùng bạt che kín lại đợi đến ngày hạt nảy mầm, tránh các loài vật khác tha hay ăn mất hạt.
  • 1 hecta có thể gieo 5kg hạt giống
Chăm sóc:
  • Sau vài ngày hạt sẽ lên mầm, khi bắt đầu ra lá thì hãy bón lót cho cây, dùng phân chuồng đã ủ hoai, phân xanh, thêm tro trấu vào giúp canh nhanh chóng sinh trưởng và phát triển.
  • Làm dàn ho cây leo, có thể dùng tre nứa để làm
  • Hai tuần sau đó bắt đầu chuyển qua bón thúc cho cây , đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng để cây ra hoa kết trái, có thể bón thêm phân vi sinh  cho cây vừa an toàn không gây độc hại.
  • Nên áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) như các biện pháp luân, xen    canh với các cây ngoài họ bầu bí; nên dùng thuốc sinh học, để giảm áp lực sâu bệnh hại trên đồng ruộng.
  • Dùng nước thảo dược, chế phẩm sinh học tưới phòng trừ sâu bệnh cho cây. Khi phát hiện cây bị  sâu bệnh nhanh chóng tiêu diệt, đối với sâu ăn lá dùng Biocin 16WP ,  Aztron 7000 DBMU. Rệp dùng Imidaclorid, bệnh phấn trắng dùng  Tebuconazone+Trifloxystrobin. Nên phun đúng liều lượng, đúng cách
Thu hoạch:
  • Sau 40-50 ngày có thể thu hoạch quả, chia ra nhiều lần nên cần khéo léo tránh ảnh hưởng đến các quả chưa thu hoạch được. Trước 10-15 ngày thu hoạch không được phun các loại thuốc hóa học
hạt giống mướp đắng

Hạt giống đậu cove vàng

Đậu cove vàng vẫn còn có tên gọi khác là đậu que hay là đậu ve, có tên khoa học là Phaseolus vulgaris. Cây được trồng khắp nhiều nơi, lấy đậu làm thức ăn phổ biến và rất được mọi người ưa chuộng. Ngoài ra lá đậu còn được dùng làm rau, rễ cây có thể đem cho gia súc ăn
Cây thân  leo cao trên 50cm. Đậu cove vàng cao sản (VA.007) khác đậu cove thông thường ở điểm là qua thu được có màu vàng đậm chứ không phải màu xanh như hay  thấy, quả dẹt dài 12-15cm, thịt dày, hạt nhỏ màu trắng. Thường được người  dân lựa chon trồng vì giống tỉ lệ nảy mầm cao, sinh trưởng và phát triển khỏe, ra quả nhiều cho năng suất thu cao, chịu hạn khá tốt Hương vị thơm ngon ăn ngọt, béo bùi.
đậu cove vàng

Đậu cove vàng có tác dụng khá tốt cho sức khỏe con người.

  • Trong đậu cove có chứa một hàm lượng lớn protein giúp cơ thể điều chỉnh lượng trong máu hiệu quả, tốt cho những người mắc phải bệnh tiểu đường, hay về đường huyết.
  • Glucoquinin và nhiều axit silicic
  • Chứa nhiều axitfolic nên có khả năng bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa nguy cơ bị cao huyết áp
  • Chất xơ và các vitamin khác nhau đã tăng khả năng đề kháng chống lại các bệnh thông thường cho cơ thể loại bỏ các gốc có hại cho gen
  • Ngoài ra chất xơ còn  giúp làm tan sỏi thận hiệu quả
  • Ngăn quá trình oxy hóa, làm da dẻ trơ nên tươi sáng, mịn màng
  • Làm nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hóa ,trị các chứng táo bón khó tiêu
  • Giảm cholestrol , bổ máù hợp với ché độ ăn kiêng
  • Giúp quá trình trao đổi chất trở nên hiệu quả hơn
Nên bổ sung đậu cove vàng thường xuyên hơn vào các bữa ăn của gia đình. Có thể lấy đậu rữa sạch, tách viền 2 bên ra đem luộc chắm xì dầu rất đơn giản nhưng ăn rất ngon, hoặc xào cùng thịt bò , làm đậu muối, nấu xôi , trộn ăn với dầu mè, sắc lấy nước uống.
đậu cove vàng cao sản
Lưu ý các quả chín có chứa chất abumin độc nên cần phải nấu chín
Điều kiện cần để trồng đậu cove vàng cao sản được thuận lợi, và cây phát triển tốt nhất
  • Cây trồng thích hợp với nhiệt độ 18-25 độ C
  • Độ PH của đất từ 5,5 đến 6,5
  • Thích hợp với đất phù sa, đất thịt
Mùa vụ gieo trồng
  • Vụ chính là vụ đông xuân: từ tháng 5 đến tháng 11
  • Vụ thu đông tháng 8 đến tháng 9
  • Vụ xuân hè tháng 1 đến tháng 2

Cách gieo trồng đậu cove vàng cao sản

  • Làm đất: Phải làm đất để giúp cây dễ dàng hút chất dinh dưỡng , thoát nước không bị úng,và sạch mầm bệnh. Cày bừa đất lên, nhặt cỏ. lên luống trồng đậu, lên luống 1-1,2m, đào  rãnh rộng khoảng 25-30cm
  • Gieo hạt:Ngâm hạt trước trong nước ấm 30-40 độ C khoảng 3-4 giờ rồi ủ qua đêm đẻ hạt nứt ra rồi đem gieo, hàng cách hàng 60cm, cây cách cây 25-30cm, tưới ẩm đất rồi dùng bạt che kín lại đợi đén ngày nảy mầm, tránh bị các sinh vật khác ăn hạt và làm tốc độ nảy mầm cao hơn.
  • Gieo 4,5 kg/1000m2
  • Lúc cây bắt đầu ra lá, bón lót cho cây trồng, dùng phân chuồng đã ủ hoai, phân xanh bón cho cây rất tốt lại không gây hại cho môi trường, nếu thiếu phân chuồng thì có thể bón phân hữu cơ sinh học
  • Sau 2 tuần thì chuyển qua bón thúc, chia ra nhiều đợt, một tuần một lần
  • Dùng nước thảo dược,chế phẩm sinh học  để tưới ngăn trị sâu bệnh cho cây.
  • Nuôi dưỡng các loài thiên địch như ong mắt đỏ, nhện, bọ rùa bắt sâu
  • Tưới nước đều đặn 2 lần một ngày, thường xuyên cắt tỉa cành lá hư vàng, vun xới gốc cho cây.
Thu hoạch
Thu hoạch sau khoảng 50-55 ngày gieo
Thu hoạch khi quả bắt đầu nổi hạt, thu hoạch nhiều đợt cách 3,4 ngày một đợt nên cần khéo léo

đậu cove vàng

Hạt giống dưa hấu tí hon

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc dưa hấu tí hon
Cây “ Dưa hấu tí hon” có tên khoa học là Melothria scabra, các tên gọi khác như dưa hấu chuột, dưa hấu Mexico, Cucamelon, Pepquino. Cây thuộc họ dây leo có trái ăn được. Trước đây, Pepquino là loại cây dại ở Nam Mỹ, sau đó những người nông dân Hà Lan đem giống dưa này về trồng trong nhà kính. Từ đó, dưa hấu tí hon trở thành đặc sản và được bán khắp châu Âu. Dưa hấu Pepquinno được dùng để ăn trong các bữa ăn nhẹ hoặc làm món khai vị. Người Anh thì quan niệm quả pepquino này đem lại may mắn cho họ vì nó hiếm và độc đáo.Cây này có nhiều tính năng như quả dùng để ăn, cây để làm cảnh. Trồng dưa hấu tí hon sẽ cho rất nhiều trái, vừa đẹp vừa thích mắt vì nócó hoa vàng li ti.
Hiện dưa Pepquinno là món ăn được ưa chuộng nhất ở hầu hết các nhà hàng tại thủ đô London, Anh. Các nhà phân phối hoa quả ở Anh bán ra một hộp dưa hấu nặng 250 gram, gồm khoảng 50 quả với giá 16 USD. Với giá bán tại Mỹ là 64 USD/kg (= 1,388,800 VNĐ)
Sieuthihatgiong.vn Hướng dẫn Cách trồng như sau:
- Chuẩn bị: + Chậu trồng: Trồng trong chậu hoặc thùng xốp. Mỗi thùng có kích thước 50x70 bạn có thể trồng được 4 cây với khoảng cách là 40cm là được, sau này đủ dinh dưỡng cho cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
+ Đất trồng: Cây thích hợp mọi loại đất nhưng nếu trồng trên loại đất có nhiều mùn là phù hợp nhất vì cây phát triển tốt nhất và cho quả nhiều nhất. Nếu có trấu tươi bạn nên thêm vào để tăng độ tơi xốp của đất.
+ Phân bón: Phân hữu cơ là lựa chọn tốt nhất cho loại cây này.+ Hạt và cây giống: Cây được trồng từ hạt. Hạt được ươm khoảng 4 đến 9 ngày thì bắt đầu nẩy mầm, khi cây được 4 lá thì chúng ta bắt đầu đưa vào trồng.
- Cách trồng: + Giữ ấm hạt trong các giá thể (có thể là tro trấu, mạt dừa v.v...) khoảng 4 đến 9 ngày và tưới một ít nước (khoảng 24oC) hàng ngày. Sau 4-9 ngày, khi hạt bắt đầu nẩy mầm thì tiếp tục tưới nước ở nhiệt độ 18oC – 21oC, đến khi ra bốn lá thì có thể đưa vào trồng trong đất.- Dưa hấu chuột không khó trồng và chăm sóc. Trồng dưa hấu tí hon không khác so với cách trồng dưa leo, thậm chí, dưa hấu chuột chịu hạn và chịu lạnh tốt hơn rất nhiều. Bạn không cần phải lo lắng về sâu bệnh, khi mùa đông khắc nghiệt, cũng như phải am hiểu các kĩ thuật cắt tỉa phức tạp..+ Làm giàn: Vì dưa hấu tí hon là cây leo nên cần làm giàn như trồng dưa leo nhưng phải chắc chắn và có tính lâu bền vì cây thuộc giống nho, tuổi thọ của cây rất dài, khoảng 20 năm. Còn đối với chậu treo hay thùng xốp thì các bạn có thể tận dụng trồng cạnh các hàng rào, cây sẽ bám vào và leo rất nhanh. Nên làm giàn trước khi xuống cây giống.
Hạt giống Cây dưa hấu tí hon mới trồng được 15 ngày tuổi
- Chăm sóc: + Cây sẽ mất 15 ngày để phát triển bộ rễ, trong thời gian này chú ý nhiều đến độ ẩm của đất, cây chịu được hạn nhưng không chịu được ngập úng, chú ý không để chậu trồng bị ngập hay thùng xốp bị đọng nước, cây không chết nhưng chậm phát triển, tốt nhất nên giữ ẩm vừa phải để cây phát triển tốt nhất. + Bạn chỉ tưới nước vừa đủ để giữ ẩm đất, cây có thể chịu được nắng và có thể bạn không tưới 2 đến 3 ngày mà cây không chết.+ Cây bắt đầu có hoa từ ngày thứ 45 đến 60. Theo tài liệu thì cây thu hoạch trái quanh năm, 3 đến 4 ngày thu hoạch 1 đợt. Theo nguồn tổng hợp từ hội làm vườn các nước, mỗi cây trồng trong chậu cảnh treo sẽ cho 4kg trái/ năm. Nếu chăm sóc tốt cây sẽ cho quả nhiều hơn. Hiện tại cây phát triển tốt trong môi trường khí hậu Việt Nam, nắng và mưa nhiều.
Chúng ta cần làm giàn cho dưa hấu tí hon bò lên để quan hợp khả năng ra hoa đậu quả sẽ cao hơn
Cây ít bệnh, không bị sâu hại nhưng cây non cần chú ý bọ cánh cứng và ốc sên gây hại (cắn đứt ngọn non), cây cũng cần phòng các loại dế cắn đứt rễ. Nếu trồng bằng chậu treo thì giảm rất nhiều thiệt hại do dế và ốc sên.
Những trái dưa hấu tí hon cho thu hoạch có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Hạt giống dưa leo xanh

Dưa leo hay còn được gọi là dưa chuột, thuộc họ bầu bí được trồng và dùng ăn rất nhiều , dưa leo còn được xếp vào loại thực phẩm xanh ngon và vô cùng bổ ích. Khó có thể thiếu được trong thực đơn của các gia đình và sổ tay làm đẹp của chị em phụ nữ rất công dụng.
Dưa leo xanh F1 (VA.765) là giống dưa có xuất xứ từ Thái Lan, thân leo nhiều tua cuốn, hoa vàng nhạt, dưa có màu xanh đốm, quả thon dài khoảng 18 -22 cm. Là giống cây có  tỉ lệ nảy mầm cao >80% , có sức kháng bệnh cực tốt, sai quả nhiều cho năng suất thu cao.
hạt giống dưa leo xanh
Có rất nhiều chất dinh dưỡng chứa trong dưa như nước, chất xơ, các vitamin A, B, C, PP khoáng chất cần thiết, enzym erepsin,  axit ascorbic oxydaza, succinic và malic dehydrogen, nhiều nguyên tố vi lượng Fe, Ca, K, Mn.
Dưa leo ăn rất mát, vị ngọt thường được ăn trong mùa mè giải nhiệt. Mùa đông thì có thể làm dưa muối ăn cơm cũng khá ngon. Dùng ăn sống là chính, làm các món nộm, trộn salad, ăn cùng những đồ chiên xào, xay nước ép uống cực tốt.
hạt giống dưa leo xanh

Công dụng của dưa leo xanh

  • Thanh nhiệt, làm mát cơ thể
  • Lọc máu, lợi tiểu
  • Tri viêm họng
  • Chữa chứng thấp khớp mãn tính
  • Phù hợp với người muốn giảm cân
  • Làm tan axit uric
  • Trị nấm ngứa
  • Lá dã nhuyễn lấy nước uống trị ngộ độc
  • Trị trầy xước do mèo cào
Một công dụng khác đước sử dụng khá nhiều cho chị em phụ nữ đó là làm đẹp
  • Mặt nạ dưa leo có khả năng trị mụn, làm da dẻ săn chắc, se khít lỗ chân lông. Tái tạo làn da mềm mịn tươi sáng, trị quầng thâm mắt, làm tóc hư tổn do nhuồm, uốn duỗi trở nên chắc khỏe mềm mượt.
Trên thị trường hiện nay, dưa leo được liệt kê vào nhóm thực phẩm bị phun thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản nhiều nhất. Những chất vô cùng độc hại nếu ăn vào sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư rất cao. Vì vậy mô hình trồng dưa xanh, sạch, an toàn đang được áp dụng đưa vào trồng trọt nhằm đáp ứng nhu cầu cần rau sạch của người dân.

Cách trồng dưa leo xanh

  • Thời vụ : Là loài cây dễ trồng, dễ thích nghi nên có thể trồng quanh năm. Vụ xuân là vụ chính, tránh gieo thời điểm quá lạnh cây sẽ khó phát triển.
  • Hạt giống: Phải chọn hạt giống đảm bảo chất lượng, hạt giống mới , chắc mẩy, được bảo quản đóng gói nơi khô ráo, không bị ẩm mốc thì mới đảm bảo được sức nảy mầm và khả năng sinh trưởng phát triển ổn định.
  •  Làm đất: cày xới đất lên cho tơi xốp,  nhặt cỏ làm sạch đất. Lên luống đào rãnh  để trồng và chăm sóc cây được tốt hơn. Rải thêm ít tro trấu tăng độ mùn cho đất
Đất trồng phải có dộ PH 6-6,5, nếu <5,5 thi rắc thêm vôi để tăng độ PH. Cây trồng thích hợp với đất thịt pha cát, đất nhiều mùn, giàu chất hữu cơ
  • Gieo hạt:
Trước khi gieo thì ngâm hạt vào nước ấm 3-4h rồi ủ qua đêm để hạt nứt ra, gieo 60-70g/1000m2, có thể làm bầu ươm trước để cấy cây. Tưới nước ẩm đất, dùng bạt che kín lại đợi đến khi cây nảy mầm tránh các sinh vật khác ăn hạt và vừa kích thích cây nảy mầm nhanh hơn.
  • Chăm sóc:
Tưới nước 2 lần một ngày vào mùa khô, sau khi cây bắt đầu ra lá thì bón lót cho cây, dùng phân chuồng đã qua ủ hoai, thêm ít kali và đạm.
Vì là cây thân leo nên phải làm dàn leo cho dưa,  dùng tre nứa cắm vào mỗi gốc cây dưa, xếp làn tạo dàn . Hàng cách hàng 1m2, cây cách cây trên hàng 40-45cm
Sau khoảng 10-15 ngày thì bắt đầu bón thúc cho cây nhanh phát triển, chia ra nhiều đợt để bón, bón với số lượng phù hợp không nên vượt lượng cho phép. Có thể dùng ure, KCL,DAP
 Dùng nước thảo dược , chế phẩm sinh học phòng trị bệnh cho cây, vừa an toàn lại không độc hại như các loại thuốc hóa học. Nếu sử dụng các thuốc hóa học thì cần phun đúng ngày, đúng liều lượng. Cây dễ bị tấn công bởi các loại sâu rầy, bọ trĩ( dùng ancol), bọ rùa, rầy nhớt, rầy trắng( pesta 5SL), sâu ăn tạp ( dipel, decis, vectimec..), bị bệnh chết héo, sương mia( marthian 90SP, thane M- 80WP)
  • Thu hoạch
Ngừng sử dụng các loại thuốc trước 10 ngày
Có thể thu 4-6 tấn / 1000m2
Thu hoạch sau 30-35 ngày gieo, trái có da căng mướt, có thể thu hoạch quả non làm dưa muối. Nên thu hoạch vào buổi sáng sớm.
hạt giống dưa leo xanh
Để có dưa ngon và chất lượng, ngoài việc chăm sóc cẩn thận an toàn, thì hạt giống khá quan trọng trong việc nảy mầm và sinh trưởng phát triển của cây. Nên chọn mua hạt giống ở nơi có uy tín .