Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

"Đột nhập" vườn rau sân thượng quanh năm xanh mướt của bà chủ 8X

Bắt đầu trồng các loại cây ăn quả, rau sạch trên sân thượng cách đây 4 năm, chị Nguyễn Thanh Tâm (Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) được xem là một trong những người đi đầu phong trào trồng rau, quả sân thượng ở Thủ đô.
Là chủ của một cửa hàng quần áo thời trang có tiếng do chính tay mình thiết kế, chị Nguyễn Thanh Tâm (Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) ngoài công việc thiết kế thời trang còn tự tay thiết kế, trồng và chăm sóc một khu vườn trên cao. Với chị, việc chăm sóc, thiết kế vườn rau này vừa là sở thích vừa là nguồn cung cấp rau xanh, quả sạch cho gia đình.
 "Đột nhập" vườn rau sân thượng quanh năm xanh mướt của bà chủ 8X - 1
Một góc vườn rau của chị Tâm.
Lựa chọn rau sạch, rau an toàn cho mỗi bữa ăn khiến các bà nội trợ luôn lo lắng. Trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý triệt để rau quả không rõ nguồn gốc, nhiều người dân Thủ đô bắt đầu tìm đến giải pháp tự trồng rau xanh tại nhà. Và chị Nguyễn Thanh Tâm là một trong số những người tiên phong đó.
 "Đột nhập" vườn rau sân thượng quanh năm xanh mướt của bà chủ 8X - 2
Những luống rau muống, mùng tơi tốt um là nguồn thực phẩm dồi dào cho gia đình chị trong mùa này.
Với đặc điểm không quá khó trồng, không tốn nhiều chi phí, không nhất thiết phải có vườn, tự trồng rau xanh đang trở thành phong trào trong nhiều gia đình. “Rau tự nhà trồng vừa tiết kiệm tiền mua, vừa đảm bảo rau sạch. Giữa nhập nhằng sạch bẩn, phải tự mình bảo vệ sức khỏe cho mình", chị Tâm chia sẻ.
 "Đột nhập" vườn rau sân thượng quanh năm xanh mướt của bà chủ 8X - 3
Ngoài trồng các loại rau thông thường, khu vườn của chị còn trồng chùm ngây - loại rau được xem như "thần dược" và là cơn sốt của các bà nội trợ vì lượng chất dinh dưỡng mà nó mang lại.
 "Đột nhập" vườn rau sân thượng quanh năm xanh mướt của bà chủ 8X - 4
Những giàn su su và chùm lá lốt quanh năm xanh tốt.
Vui vẻ "khoe" với phóng viên Dân Việt, chị Tâm nói: "Mình là fan hâm mộ của những cây, quả tự trồng quanh nhà. Trước kia, khi phong trào trồng rau trên sân thượng chưa nở rộ, mình cũng mất khá nhiều thời gian để tìm hiểu về mô hình trồng rau này".
 "Đột nhập" vườn rau sân thượng quanh năm xanh mướt của bà chủ 8X - 5
Đứng trước thông tin nhiều vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau vượt ngưỡng quá cao, từ cách đây 4 năm, chị Tâm cùng chồng đã bắt đầu chú trọng hơn tới vấn đề chọn thực phẩm an toàn. Tuy nhiên, do tìm địa chỉ cung cấp nông sản sạch có nguồn gốc rõ ràng ở Thủ đô cũng không dễ nên anh chị bàn nhau cùng chọn giải pháp “tự sản tự tiêu”.
 "Đột nhập" vườn rau sân thượng quanh năm xanh mướt của bà chủ 8X - 6
 "Đột nhập" vườn rau sân thượng quanh năm xanh mướt của bà chủ 8X - 7
Rau ngót nhật, rau diếp là hai loại rau ưa thích của gia đình chị.
Mới đầu, hai anh chị dùng thùng xốp để trồng cây nhưng sau một thời gian do cách làm này phát sinh nhiều nhược điểm như dễ vỡ, hư hỏng trong quá trình vận chuyển, nên anh chị đã bàn tính kế hoạch thiết kế làm giàn trồng cây, hàn khung sắt để làm thành một khu vườn như ý.
 "Đột nhập" vườn rau sân thượng quanh năm xanh mướt của bà chủ 8X - 8
 "Đột nhập" vườn rau sân thượng quanh năm xanh mướt của bà chủ 8X - 9
Khoảng diện tích trồng rau và vườn quả của chị Tâm rộng khoảng 50m², tập trung chủ yếu ở ban công tầng 5 và khu vực sân thượng tầng 6. Trong đó, ở tầng 5 chị trồng các loại rau xanh, củ ngắn ngày, còn tầng 6 là nơi tập trung trồng các loại  quả. Hầu hết các loại rau đều được trồng trong thùng nhựa thông minh nên dễ di chuyển nếu cần. Không những vậy, việc vận chuyển và thu hái rau, quả cũng dễ dàng.
 "Đột nhập" vườn rau sân thượng quanh năm xanh mướt của bà chủ 8X - 10
 "Đột nhập" vườn rau sân thượng quanh năm xanh mướt của bà chủ 8X - 11
Gia đình chị trồng rau theo mùa, mùa nào thức nấy, từ rau ăn hàng ngày cho đến rau gia vị. Việc sở hữu vườn rau trên ban công, sân thượng giúp chị và gia đình hạn chế được việc mua rau ở ngoài chợ.
 "Đột nhập" vườn rau sân thượng quanh năm xanh mướt của bà chủ 8X - 12
 "Đột nhập" vườn rau sân thượng quanh năm xanh mướt của bà chủ 8X - 13
 "Đột nhập" vườn rau sân thượng quanh năm xanh mướt của bà chủ 8X - 14
Mối ngày chỉ cần 30 phút tưới nước, bắt sâu thế là đã có những bữa cơm với rau sạch cho cả gia đình.

Từ công nhân trở thành triệu phú kiểng lá

 Hơn 15 năm gắn bó với nghề trồng lan, nhận thấy rằng mỗi bó hay lẵng hoa đều cần phải dùng đến các loại lá để trang trí, ông Nguyễn Văn Bảy quyết định mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà kính trồng các loại cây lấy lá cắm hoa (còn gọi là kiểng lá).

Ghé thăm vườn kiểng lá của ông Nguyễn Văn Bảy (53 tuổi, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng), chúng tôi không khỏi choáng ngợp trước quy mô khu nhà kính 4.000m2 với hệ thống tưới phun sương tự động.
Ông Bảy tâm sự, hơn 15 năm trước ông làm công nhân cho một công ty chuyên về hoa lan trên địa bàn. Quanh năm “bán mặt cho đất” trồng lan, công việc nặng công thêm nhiều áp lực công việc, khiến ông quyết định tìm hướng đi mới.
Ông Bảy suy nghĩ không thể làm công nhân mãi như thế này được, trong khi mình cũng có nhiều kinh nghiệm trong nông nghiệp. Ông muốn làm chủ những thành quả do mình làm ra.
Từ kinh nghiệm 15 năm gắn bó với nghề trồng hoa lan, ông Bảy nhận ra rằng, bất kể một bó hay lẵng hoa dù lớn hay nhỏ đều cần phải dùng đến các loại lá để trang trí. Đặc biệt, trong nghệ thuật trang trí hoa tươi, thì các loại lá chính là phụ liệu để làm nền tô điểm cho sắc hoa trở thành đẹp và nổi bật hơn.
Cũng vì thế mà nhu cầu tiêu thụ các loại lá kiểng trên thị trường đang ngày một lớn dần theo thời gian. Trong khi đó, nguồn cung ứng các loại lá này hiện còn khan hiếm.
Nắm bắt được nhu cầu này cộng với sự quyết tâm, đầu năm 2014, ông Bảy đã mạnh dạn chuyển 4.000 mđất trồng cà phê của gia đình sang xây dựng mô hình trồng kiểng lá. Mô hình này, được thiết kế bằng nhà kính công nghệ cao. Ngoài ra, còn đầu tư xây dựng bể chứa nước và hệ thống tưới nước phun sương tự động để phục vụ sản xuất.

h1-1440835585541
Vườn kiểng lá công nghệ cao của gia đình ông Bảy
Thế nhưng chi phí để đầu tư bước đầu khá cao, với mức lương của một công nhân tích góp bao năm thì không đủ. Với sự quyết tâm và ý chí làm giàu từ đất, ông Bảy đã vay mượn từ người thân, họ hàng, vay lãi ngân hàng cộng thêm số vốn của gia đình để đầu tư nhà kính trồng kiểng lá.
Nói về việc đầu tư xây dựng mô hình, ông Bảy cho biết: “Sau một thời gian quan sát, tìm hiểu tôi thấy môi trường trong nhà kính là lý tưởng để phòng ngừa các loại sâu bệnh gây hại cây trồng, nhất là kiểng lá.
Đặc biệt, cái hay của nhà kính là khả năng điều tiết nhiệt độ và độ ẩm cả trong mùa nắng lẫn mùa mưa nhằm tạo môi trường cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt nhất”.

h2-1440835585507
Công nhân xếp sản phẩm để giao cho các đầu mối
Nhà kính trồng kiểng lá được ông Bảy thiết kế theo dạng mái đổ và kết hợp với bể chứa nước hơn 500 mnên các loại kiểng lá trong vườn luôn được đảm bảo nguồn nước tưới sạch nhất. Riêng hệ thống tưới phun sương tự động sẽ cung cấp lượng nước đồng đều để giúp cây dưỡng và nuôi lá xanh tốt.
Hiện, các loại kiểng lá mà đặc biệt là cây dương xỉ được ông Bảy trồng trong nhà kính với chế độ chăm sóc theo quy trình kỹ thuật cao, nên màu lá tươi, lá mềm mại, dễ uốn và có độ bền lâu.
Trong tổng diện tích 4.000 m2, ông Bảy dành hơn 1/2 diện tích để trồng cây dương xỉ. Dương xỉ ông đang trồng có nhiều loại giống là dương xỉ Pháp, dương xỉ mềm và dương xỉ rồng… Các giống dương xỉ được ông nhập về từ Nhật Bản và Hà Lan.

h3-1440835585569
Dương xỉ là loại cây chủ đạo trong vườn kiểng lá của ông Bảy
Sở dĩ, dương xỉ là loại được ông chú trọng đầu tư, vì lá cây này được thị trường tiêu thụ nhiều và có giá bán cao. Hiện, trung bình 1 bó lá dương xỉ (100 lá/ bó) được ông bán với giá từ 100 - 250 ngàn đồng, mỗi tuần ông cắt 4 lần và khoảng hơn 100 bó/ lần cắt.
Hầu hết tất cả giống kiểng lá mà ông Bảy đang trồng như dương xỉ, trúc đốm, thiên môn hay chanh Hà Lan… thì từ lúc xống giống đến lúc thu hoạch phải mất từ 8 - 12 tháng. Thời gian cắt lá theo các đợt cách nhau từ 10 - 15 ngày. Trung bình, tất cả các giống kiểng lá này đều có tuổi thọ từ 7 - 10 năm.
Tuy mới đầu tư mô hình này được hơn 1 năm, nhưng đến nay, nhiều giống kiểng lá của ông Bảy đã cho thu hoạch với đầu ra ổn định và lợi nhuận tương đối cao. Theo nhẩm tính sơ sơ của ông Bảy, trừ hết chi phí một năm gia đình thu lãi về cũng được khoảng 1 tỷ đồng.

h4-1440835585610
Kiểng lá trúc đốm là loại đang được ưa chuộng trên thị trường
Được biết, kiểng lá chủ yếu được trồng nhiều tại các tỉnh Miền Tây như Đồng Tháp, Bến Tre và TP Cần Thơ. Còn ở Lâm Đồng, mô hình trồng kiểng lá còn ít và chưa đa dạng. Đến thời điểm này, gia đình ông Bảy đã ký hợp đồng thu mua các loại lá kiểng với hơn 10 đầu mối tại Đà Lạt, Huế, TPHCM và Hà Nội.
Để cung ứng nguồn lá đủ cho các mối, ngoài sản phẩm của gia đình, ông Bảy còn phải thu mua thêm ở các vườn tại huyện Lâm Hà, Đơn Dương và Bảo Lâm (Lâm Đồng). Đến các dịp lễ, tết thì nguồn lá kiểng mà gia đình ông cung ứng cho các mối cũng chỉ đạt từ 75 - 80% nhu cầu.
Ngoài việc trồng các loại kiểng lá, ông Bảy còn đầu tư trồng các giống hoa treo để cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Hiện, các giống hoa treo mà ông đang chú trọng đầu tư là dạ yên thảo, lan vũ nữ và cẩm chướng.
Với mô hình sản xuất này, không những giúp ông Bảy trở thành triệu phú, mà còn giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động tại địa phương với mức lương từ 4 - 5 triệu đồng/ người/ tháng.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Hội trưởng Hội Nông dân phường 1 (TP Bảo Lộc, Lâm Đồng), đánh giá cao về mô hình trồng kiểng lá của ông Bảy: “Hiện nay, tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đang ngày càng chuyển dần sang hướng đầu tư theo chiều sâu và có sự áp dụng hiệp quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Những mô hình sản xuất được đầu tư bài bản theo công nghệ cao như của ông Bảy đang được địa phương khuyến khích và có hướng hỗ trợ để phát triển”.
“Đặc biệt, đây cũng là mô hình đang được Hội Nông dân phường quan tâm và lấy làm mẫu để phổ biến cho các hội viên học hỏi và đầu tư phát triển trong tương lai”, ông Tuấn cho biết thêm.


Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Giàn thanh long trĩu quả trồng ven tường nhà


0-7576-1440667984.jpg
Trong một dịp ra Phan Thiết cách đây 15 năm, chồng chị Minh có dịp ngắm những vườn thanh long trĩu quả ở đây. Khi thấy anh có vẻ thích thú, một người bạn đã tặng cho anh một nhánh đem về trồng.

1-1-5641-1440667984.jpg
Từ một nhánh nhỏ, hiện nay, gia đình chị Minh đã có một giàn cây xum xuê cành lá, hoa quả. Lúc đầu, anh chị định trồng ở sân để ngắm cho đẹp. Nhưng mỗi năm, cây lại càng thêm xanh tốt. Sau 2 - 3 năm, cây đã ra trái đầu tiên.

1-3-8208-1440667985.jpg
Khác với nông dân trồng ngoài ruộng, gia đình chị không làm trụ cho cây mà để cây mọc bám theo bờ tường. Cây mọc ngay cạnh mương thoát nước nên không phải tưới nhiều, không phải bón phân. Nhà chị cũng không thắp đèn ép cây ra quả trái mùa mà để cho phát triển tự nhiên. Nhiều lúc, chị để nguyên quả chín trên cành cho màu đỏ xen giữa lá xanh, ngắm cho đẹp.

3-1860-1440667985.jpg
Mê vị ngọt của trái thanh long, chị Minh cũng yêu thích loại hoa giống hoa quỳnh này. Chỉ tiếc rằng hoa nở về đêm nên không nhiều người được ngắm.

4-9321-1440667985.jpg
Những năm đầu, cây ít quả nhưng càng về sau, càng nhiều hơn. Mỗi vụ, cây ra 4 - 5 đợt trái liên tiếp, mỗi đợt ra tầm 15 - 20 bông hoa và đậu trái hết. Thanh long nhà chị Minh không to nhưng vỏ mỏng, rất chắc tay, ăn ngọt.

4a-2964-1440667985.jpg
Giàn thanh long phát triển tự nhiên, cho hoa đẹp, trái cây sạch an toàn.

5-8918-1440667986.jpg
Cứ tới mùa thu hoạch, chị Minh lại đem thanh long cúng Phật và tổ tiên. Nếu lúc nào được nhiều quả, chị chia cho người thân, bạn bè.