Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

Cây trâm kỳ dị gây sốt cộng đồng


Về xã Đông Trúc (Thạch Thất, Hà Nội), hỏi vườn cảnh nhà ông Nguyễn Văn Ngọ - chủ nhân cây trâm vối giá 10 tỷ đồng đang gây xôn xao cộng đồng, rất nhiều người dân biết và đã chỉ dẫn tận tình.
Ngay đầu lối vào nhà vườn của ông Ngọ là cây trâm vối với hình thù kỳ dị. “Trâm vối vốn không hiếm, nhưng thường mỗi cây chỉ 1-2 thân lên thẳng. Cây này có tới 19 thân, mỗi thân dài 3,5-4 m, uốn lượn về nhiều hướng”, ông Ngọ tự hào giới thiệu.
Điểm giao của các nhánh có hình thù rất lạ. Tính theo chiều thẳng đứng, cây cao khoảng 3 m, tán một chiều dài 6 m, một chiều dài 13 m. Nhìn cây, có người bảo xòe như quạt giấy, có người tự đặt là “thập cửu long”. Còn ông Ngọ mua cây về dịp 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội nên gọi là “quần long hội tụ”, nôm na là cây trâm thân rồng.
“Thực ra, cây trâm này có 21 thân, nhưng đã được cắt bớt 2 thân nên chỉ còn 19. Cả 19 thân đều phát theo tự nhiên, không uốn nắn”, anh Nguyễn Trường Thành, con trai ông Ngọ chia sẻ.
Cũng theo anh Thành, cây trâm được mua về từ Vũng Tàu với giá gần một tỷ đồng. 6 năm qua, dù được trồng ở vị trí đắc địa trong vườn, nhưng cây gần như không có nhiều thay đổi về hình dáng, kích thước. Cả anh Thành và ông Ngọ không biết cây trâm bao nhiều tuổi. Anh Thành cho rằng ít nhất 100 tuổi. Còn ông Ngọ chia sẻ: “Theo giới chơi cây cảnh, phải vài chục năm loài cây này mới đẻ thêm thân mới. Do đó, mọi người nhận định cây tồn tại trên 500 tuổi”.
Trâm vối là cây thường xanh nhiệt đới, thuộc chi trâm (Syzygium), họ đào kim nương (Myrtaceae), là cây bản địa của Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Sri Lanka, Indonesia và Việt Nam.
Cây có tốc độ tăng trưởng nhanh, có thể cao đến 30 m, đường kính thân 50 cm
Gỗ trâm cứng, không mục, đây là lý do người ta dùng gỗ cây làm đường ray tàu hỏa
Cây trâm vối bắt đầu trổ hoa vào tháng 3-4. Hoa trâm nhỏ, có mùi thơm. Quả trâm phát triển vào tháng 5-6, gặp vùng lạnh có thể muộn hơn. Quả hình bầu dục, màu xanh lúc quả non, trổ sang màu hồng và cuối cùng màu tím đen bóng khi chín. Trâm vối cho lá quanh năm. Mùa xuân, cây nảy lộc đâm chồi. Lá trâm vối có thể đem hãm nước uống giống như nước vối, vị hơi chua.
Khi hỏi về giá trị cây trâm thân rồng, ông Ngọ từ chối trả lời vì sợ quảng cáo. Còn anh Thành cho biết một đoàn khách nước ngoài tới thăm vườn trả cây giá cao. Cụ thể thế nào thì hôm đó anh không ở nhà nên không dám chắc. Nhưng theo anh Thành, nghề chơi cây khó định giá, chỉ có người thích và người không thích thôi.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

“Bí kíp” trồng và chăm sóc cây mai vàng Yên Tử sau Tết

Không giữ cây trên chậu, ông Trần Mạnh Chuyên (xã Bình Khê, Đông Triều, Quảng Ninh) lại lựa chọn đất vườn để ươm trồng những cây mai vàng Yên Tử.

Theo ông Chuyên, trồng trên đất, cây sẽ sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh hơn, không những giảm chi phí mà còn thuận lợi cho việc chăm sóc cây.
Để thuận tiện cho việc đánh đảo cây, chuyển cây vào chậu cảnh, ông Chuyên dùng lưới bọc gốc. Theo 10 năm kinh nghiệm gắn bó với cây mai vàng Yên Tử, ông Chuyên nhận thấy trồng cây có bầu lưới sẽ hạn chế sự phát triển của rễ cọc, phát triển nhiều rễ tơ – đây là yếu tố thuận lợi cho việc chăm sóc, tạo dáng cho gốc cây về sau. Không những vậy, rễ được bọc bầu lưới còn tránh cho cây không bị sốc khi trồng ở giá thể mới.
Theo ông Chuyên, ngay khi đưa cây xuống hố trồng, bà con nên sử dụng phân chuồng ủ hoai mục trộn với đất để bón xung quanh bầu. Kỹ thuật này sẽ giúp các rễ tơ xung quanh tán cây lấy được các chất dinh dưỡng thuận lợi, đất xung quanh bầu cây luôn tơi xốp.
 “bi kip” trong va cham soc cay mai vang yen tu sau tet hinh anh 1
Ảnh minh họa

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

'Cụ' chè 200 tuổi: Tiền tỷ không bán, để uống chơi

Ba đời nay, gia đình ông Nguyễn Hữu Thư ở Giếng Cốc, xã Hạ Bằng (Thạch Thất, Hà Nội) đều dùng lá chè hái từ cây có tuổi đời trên 200 trăm để hãm nước uống hàng ngày. Hai năm nay, một nhánh cây chè đã chết làm cả nhà mất ăn mất ngủ, lo lắng không biết cụ chè trong góc vườn còn gắn bó với gia đình được bao lâu nữa.

Báu vật truyền đời
Ông Nguyễn Hữu Thư cho hay, ông không thể quên được hương vị thơm ngon của chén chè mình được thưởng thức hồi 6-7 tuổi, thứ nước được hãm từ lá chè cổ hái trong vườn nhà.
Khi lên 8-9 tuổi, ông được ông nội kể lại câu chuyện về cây chè cổ mà gia đình vẫn thường gọi là cụ chè. Không biết cụ chè có từ bao giờ, chỉ biết, khi ông nội ông sinh ra, cây chè đã được trồng ở đó, trong góc vườn. Trải qua 3 đời, cả gia đình ông chưa phải mua một lạng chè mạn nào vì đã có "cụ".
Dẫn chúng tôi ra vườn thăm cụ chè - báu vật gia đình truyền lại, ông Thư cho biết, trước đâym cả vùng này đều là đồi chè. Dân sống nhờ vào nghề hái lá chè đem bán. Gia đình ông cũng không là ngoại lệ. Nhưng về sau, thấy nghề này đem lại thu nhập thấp, người dân trong làng và gia đình ông phá bỏ dần chè đi. Không hiểu sao, cụ chè vẫn được giữ lại cho đến nay. Tính ra, cụ chè đã sống và gắn bó với gia đình ông được trên 200 tuổi.
cụ chè, đặc sản, truyền đời, báu vật, chè xanh, chè cổ cụ, chè 200 năm tuổi, báu vật truyền đời, chè ngon nổi tiếngCụ chè 200 tuổi của nhà ông Thư
cụ chè, đặc sản, truyền đời, báu vật, chè xanh, chè cổ cụ, chè 200 năm tuổi, báu vật truyền đời, chè ngon nổi tiếng
Hàng ngày ông phải bắc thang trèo lên mới hái được chè
Nói xong, ông lấy tay ôm qua đường kinh gốc và khoe: “Đường kính gốc to tới 40cm, cây cao gần bằng căn nhà hai tầng (9m), dáng thẳng đứng cùng cành lá xum xuê đang đua nhau đón lấy ánh nắng mặt trời. Cả làng này không kiếm đâu ra cây thứ hai”.
“Lá của cụ chè đem hãm nước uống thì ngon nức tiếng, không cây chè cổ nào có thể sánh bằng. Đặc biệt là vào mùa hè, khi chè đón được nhiều ánh nắng mặt trời nhất cũng là lúc cụ chè cho những chiếc lá ngon nhất trong năm”, ông Thư nói.
Trải qua bao năm tháng, nhiều lần gia đình ông định phá vườn cây để xây công trình phụ, nhưng chưa bao giờ nhắc đến chuyện chặt bỏ cụ chè. Bởi, với gia đình ông, cụ chè đã là thành viên không thể thiếu của gia đình.
“Cụ chè giờ cao quá rồi, mỗi khi hái lá tôi đều phải bắc thang trèo lên chứ không thể đứng dưới đất hái được nữa”, ông Thư nói.
cụ chè, đặc sản, truyền đời, báu vật, chè xanh, chè cổ cụ, chè 200 năm tuổi, báu vật truyền đời, chè ngon nổi tiếng
Lá cây chè cổ thụ càng già hãm nước uống càng ngon
Trả tiền tỷ cũng không bán
Ông Thư tâm sự, 70 năm nay, ngày nào ông cũng uống nước chè tươi được hãm từ lá cây chè cổ trong vườn nhà nên giờ thành ra nghiện.
Vì thế, khi đi đâu xa, nhất quyết ông phải hái một ít chè đem theo để hãm nước uống dần, không thì chỉ uống nước lọc. Với ông, những loại chè khác đều có vị nhạt nhẽo, không loại nào sánh được cả về hương, vị, sắc như cụ chè cổ trong vườn nhà. Đó là thứ nước trà có màu trong xanh, uống hơi chát, nhưng khi uống xong chép miệng sẽ thấy có vị ngọt trong cổ họng. Vị ngọt này sẽ kéo dài ít nhất trong 5-10 phút. Tuy nhiên, để có được ấm nước chè ngon, khi hái chè ông cũng phải chọn những lá chè ngon đúng độ.
Ví dụ, với cụ chè cổ này, lá càng già hãm nước càng ngon. Khi hái lá chỉ cần thử bẻ ngang chiếc lá, thấy tiếng gãy đánh “tách” một cái là lá chè ngon. Còn những lá bánh tẻ, những lá non và búp chè thì ông không uống bởi chúng sẽ có vị chát nhiều hơn.
Đặc biệt, khi hãm chè cũng cần phải chú ý, phải rửa sạch lá qua 3 nước, sau đó vò nhẹ rồi cho vào ấm theo tỷ lệ lá chè chiếm 1/3 thể tích ấm nước. Tiếp đó, nước đun sôi 100 độ C rót vào ấm, lắc qua lắc lại rồi đem đổ bỏ toàn bộ nước đó đi, rót nước nóng tiếp vào và để ủ trong 3 tiếng là có thể đem ra thưởng thức.
cụ chè, đặc sản, truyền đời, báu vật, chè xanh, chè cổ cụ, chè 200 năm tuổi, báu vật truyền đời, chè ngon nổi tiếng
Cả đời ông Thư quen uống nước chè xanh hái từ cây chè cổ thụ, đi đâu xa mà thiếu thì ông thà uống nước lọc còn hơn.
“Mỗi ngày tôi đều phải hãm ba ấm, cứ chuẩn bị hết ấm này tôi lại hãm ấm kia để lúc nào cũng có chè uống. Theo thời gian, uống mãi quen rồi, sáng ra phải uống được ngụn chè tươi, sau mỗi bữa ăn cũng phải uống ít nhất một ngụm. Không uống là cảm thấy trong người bứt rứt, khó chịu lắm”, ông Thư tâm sự.
Không biết có phải do được uống nước chè cổ thụ không, nhưng mỗi lần uống xong, ông thấy tinh thần vô cùng thoải mái, sảng khoái. Ngày nắng nóng, đi ngoài đường về mà có cốc chè tươi pha thêm chút đường thì thật tuyệt vời.
Các tài liệu khoa học cho thấy chè xanh có những tinh chất chống bệnh tật, đặc biệt là ung thư, nên có lẽ vì thế mà bao năm nay, nhờ uống nước chè, các thành viên trong gia đình ông đều khỏe mạnh.
Nhiều vị khách quý đến chơi nhà ngỏ ý hỏi mua nhưng ông đều lắc đầu, chỉ hái lá biếu. Cụ chè giờ đã già yếu hơn trước nên cho lá không nhiều, chỉ đủ để gia đình ông dùng hàng ngày.
“Có người hỏi mua rồi bảo đem máy móc đến đánh gốc cây đi nhưng tôi nhất quyết không bán, kể cả họ có trả tiền tỷ. Với chúng tôi, cụ chè là báu vật, là thành viên không thể thiếu của gia đình”, ông Thư chia sẻ.
Nhưng giờ ông Thư đang mất ăn mất ngủ bởi không biết cụ chè có thể gắn bó với gia đình được bao lâu nữa. “Cụ chè có hai nhánh, một nhánh đã bị chết nên gần đây, sáng sớm nào tôi cũng phải ra thăm cụ, chỉ lo nhánh còn lại 'đi' nốt. Con tôi nói lấy quả của cụ chè để ươm trồng một cây khác, nhưng tôi nghĩ có trồng thì ít nhất cũng phải 50-60 năm nữa mới có chè ngon để uống”, ông bảo.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thú chơi hoa lê độc đáo của người Hà Nội

Sau Tết nguyên đán, khi hoa đào đã phai, người Hà Nội bắt đầu chuyển sang thú chơi hoa lê cho đến gần tháng 4 dương lịch.
    Theo một số tiểu thương bán hoa lê tại chợ hoa Quảng Bá (Tây Hồ, Hà Nội), hoa được chuyển về từ Lạng Sơn sau Tết nguyên đán vài ngày. Giá hoa dao động từ 100.000 đồng đến 3 triệu đồng tùy theo hoa và thế của cành.
     
     
     Hoa lê có màu trắng trang nhã, tinh khiết nên được rất nhiều người yêu thích
     Những cành lê còn nguyên những quả non
    Ông Nguyễn Văn Sáu (Đông Anh, Hà Nội), một tiểu thương bán hoa lê được 3 năm cho biết: “Thú chơi hoa lê mới có cách đây 4 năm. Nếu hoa đào là đặc trưng, là truyền thống của Tết, thì vẻ đẹp trang nhã, sang trọng của hoa lê được nhiều người thích thú cắm trong nhà cho đến tháng 4. Hoa được lấy về từ những miền lạnh phía Bắc như Sơn La, Lạng Sơn.
     Dọc đường Âu Cơ (Tây Hồ) như có một rừng hoa lê

     
     
     Người Hà Nội thích thú với thú chơi hoa lê sau Tết nguyên đán
     Hình ảnh những cành lê trắng muốt được chở sau xe máy rất dễ bắt gặp trên các con phố ở Hà Nội những ngày này
    Người Hà Nội thích thú chơi hoa lê vì hoa lê có màu trắng, khi cắm tạo được vẻ sang trọng trong nhà. Ngoài ra với vẻ tinh khiết, hoa lê còn là biểu tượng cho sự hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, tổ tiên nên nhiều người dùng những cành nhỏ cắm một bình đặt lên bàn thờ.
     

     
     Không chỉ dùng để trang trí nhà cửa, hoa lê còn được dùng để thờ
    “Hai năm nay, sau khi hết hoa đào tôi mua một cành lê cắm trong nhà. Nó rất đẹp, đặc biệt màu trắng gợi không khí rất nhẹ nhàng”, chị Nguyễn Thị Ly (Giảng Võ, Hà Nội) cho biết.
    Chị Ly rất thích màu trắng tinh khiết của hoa lê. Tuy nhiên, năm nay giá hoa lê cao hơn năm ngoái. "Với cành này nếu năm ngoái tôi mua chỉ 200.000 nghìn đồng, năm nay lên 350.000 đồng", chị Ly cho biết. 
    Ông Sáu cũng cho hay, không chỉ người Hà Nội, nhiều người ở nơi khác đi qua thấy hoa trắng đẹp cũng mua về cắm.
     
     
    Năm nay, hoa lê đắt hơn năm ngoái từ 100.000 đồng trở lên vì hoa ngày càng trở nên khan hiếm. Đường xa, nhiều nhà xe chỉ có tiền công, ít lãi vì thế rất ít người nhận chở hàng. Và vận chuyển cần đảm bảo nhẹ nhàng, ít rung lắc để tránh gây trầy xước, rơi nụ nên người bán cũng hạn chế đặt hàng.


    ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                                   

         DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
               VĂN PHÒNG 0906143408   

    Những giàn bầu bí độc, đẹp khiến người ta tưởng 'ở trên trời'

    Những giàn bầu bí này vô cùng đặc biệt. Trên cùng một giàn có nhiều loại quả với đủ hình dáng, màu sắc mọc xen kẽ, trĩu trịt tạo thành mái vòm thu hút.
    Với nhiều loại quả khác biệt, vòm cây ở Đài Loan trở thành tác phẩm ấn tượng khiến nhiều người ngỡ ngàng.
    Bầu bí, hồ lô trĩu trịt trong công viên Wolseong (Gyeongju, Hàn Quốc).
    Vòm quả tạo thành một lối đi mát mẻ trong công viên Rachapruek (Chiangmai, Thái Lan).

    Trang trại Wanshan là nơi trồng bí ngô lớn nhất ở Đài Loan. Khách thăm quan tới đây có thể thưởng thức các món ăn chế biến từ bí ngô.
    Một giàn bí ngô khác cũng ở Đài Loan. Nhiều quả có hình dáng giống đèn lồng khiến một số người nghĩ là quả giả.
    Trong khu công viên sinh thái ở Gyeongju (Hàn Quốc).
    Mái vòm cây xanh ở Suffolk (Anh) thu hút hơn nhờ sự xuất hiện của các loại quả chín vàng.


    ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                                   
               DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE 
                  VĂN PHÒNG 0906143408 

    Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

    Ông bố trẻ trồng trăm thùng rau sạch

    Mới trồng rau khoảng 3 tháng nhưng anh Ngọc đã khiến nhiều người ngưỡng mộ với số lượng và chất lượng vườn sân thượng của gia đình mình.

    Đầu tư 10 triệu đồng làm vườn rau sân thượng
    Hàng ngày, trên báo đài, TV phanh phui ra hàng loạt các trường hợp rau phun hóa chất, rau 'tắm' dầu nhớt. Người tiêu dùng vì thế cũng hoang mang. Vì thế, họ tìm đến những sản phẩm được quảng cáo là rau sạch thì sau vài ngày lại có bằng chứng về nguồn gốc rau không rõ ràng. Trước tình hình thực phẩm lẫn lộn, nhiều gia đình quyết định tự trồng rau sạch tại nhà. Anh Văn Ngọc (Hải Phòng) cũng vì lí do đó mà xắn quần, xắn áo quy hoạch khu sân thượng của gia đình để đổ đất, gieo hạt.
     ong bo tre trong tram thung rau sach cho vo, cho con - 1
    Khu sân thượng nhà anh Ngọc nằm trên tầng 4, rộng khoảng 35m2. Để tận dụng tối đa diện tích trồng cây, anh phải đầu tư giá hai tầng. Tiền chậu nhựa, đất trồng, phân hữu cơ vi sinh, hạt giống,...ban đầu cũng tốn hết khoảng 10 triệu đồng. Sau đó, anh còn nhiều lần mua thêm chậu nhựa để đáp ứng nhu cầu ăn rau sạch ngày càng nhiều của gia đình. 
     ong bo tre trong tram thung rau sach cho vo, cho con - 2
     ong bo tre trong tram thung rau sach cho vo, cho con - 3
    Chia sẻ về những trải nghiệm đầu tiên, anh tâm sự: "Ban đầu, mình tham gia vào các diễn đàn để tìm hiểu thông tin cũng như kinh nghiệm trồng trọt của các anh chị em đi trước. Nhưng khi vào thực tế thì mới nhiều vấn đề phát sinh. Tuy tất cả không được như kỳ vọng ban đầu nhưng tới thời điểm này mình thấy mô hình tương đối thành công. Bây giờ nhà mình đã có thể có đầy đủ rau sạch cho các bữa ăn hằng ngày."
    Ba tháng "đổ mồ hôi sôi nước mắt" học trồng rau sạch
    Thời gian đầu bắt tay vào làm, chính vợ anh cũng không tin tưởng lắm. Chị khuyên anh nên bắt đầu be bé thôi để vừa làm, vừa học khi anh chưa có chút kinh nghiệm nào. Thế nhưng dần dà, chị đã có cái nhìn khác. Anh quyết tâm lên mạng tìm hiểu, tham gia các nhóm trồng rau sạch trên mạng xã hội để hỏi kinh nghiệm mọi người. Sau khi có được những thông tin cần thiết, anh lại ra cửa hàng bán giống rau nhờ tư vấn thêm một lần nữa rồi mới đúc ra những ý kiến phù hợp nhất với điều kiện của gia đình.
    Hàng ngày, anh thức dậy từ 6 giờ sáng để lên sân thượng thăm vườn và tranh thủ tập thể dục. Anh sẽ quan sát vườn xem có sâu bọ không rồi tưới nước cho những chậu đã khô nước. Buổi chiều là ca chăm chính khi anh dành 30 phút sau khi đi làm về để tưới cây. Cuối tuần có nhiều thời gian thì mới dành nửa ngày chủ nhật để chăm chút kỹ lưỡng bằng việc nhỏ cỏ, bón phân, trồng thêm cây giống hoặc gieo hạt giống, làm giàn....
     ong bo tre trong tram thung rau sach cho vo, cho con - 4
    Chăm sóc kĩ càng là vậy nhưng thực tế không như lý thuyết. Những ngày đầu, sau khi gieo vào đất, số lượng hạt giống nảy mầm không cao. Hơn nữa, cây rau mọc lên lại còi cọc, sâu bệnh nhiều do đúng lúc thời tiết lạnh giá, mưa nhiều. Nhìn vậy, anh Ngọc cũng thấy buồn, thấy nản. Thế nhưng, nghĩ đến vợ, đến con, anh lại lùng sục khắp nơi hỏi kinh nghiệm. Những người bạn trên mạng chưa một lần gặp mặt nhưng đều tận tình tư vấn cho anh từng bước xử lý các vấn đề đó. Dần dần, anh Ngọc đã tạo được cho mình một "vương quốc rau sạch" khiến nhiều người ngưỡng mộ. 
     ong bo tre trong tram thung rau sach cho vo, cho con - 5
    Hiện nay, vườn nhà anh có đa dạng các loại rau như cải bẹ vàng, cải cúc, cà chua, xà lách, rau diếp thơm, cải lưỡi bò,...Đối với anh, trong các loại cây rau đã trồng thì chăm cải bẹ vàng là khó nhất. Tuy cây phát triển nhanh nhưng lại nhiều sâu bệnh. Trong suốt nhiều ngày, anh phải thức khuya, dậy sớm để bắt từng chú sâu ẩn trong kẽ lá. Đến lúc nạn sâu bớt dần thì lại đến bọ rệp tấn công như vũ bão. Ban đầu, anh diệt từng cây một nhưng không hết. Chúng phát triền nhanh ngoài mức kiểm soát. Qua tư vấn của mọi người, anh phải dùng dung dịch tỏi ớt, gừng ngâm với rượu phun vài lần mới hết. 
     ong bo tre trong tram thung rau sach cho vo, cho con - 6
    Để tiêu diệt sâu và rệp trên cải bẹ vàng, anh phải đặc chế dung dịch gừng, ớt, tỏi.
     ong bo tre trong tram thung rau sach cho vo, cho con - 7
    Anh tâm sự: "Đến giờ thì mình đã không còn nhìn thấy lũ bọ rệp đáng ghét đó nữa. Mừng rơi nước mắt!".
     ong bo tre trong tram thung rau sach cho vo, cho con - 8
    Rau diếp thơm mơn mởn
     ong bo tre trong tram thung rau sach cho vo, cho con - 9
    Chậu bí ngòi đã bắt đầu ra hoa, kết quả
     ong bo tre trong tram thung rau sach cho vo, cho con - 10
    Dọc mùng trồng chậu cũng vào độ lớn sau 3 tháng gieo trồng

    ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                                   

         DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
               VĂN PHÒNG 0906143408