Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

Kỹ thuật cách trồng cây ngũ gia bì

 Cây ngũ gia bì xanh là một trong những cây phong thủy vừa có tác dụng làm cảnh vừa có tác dụng làm thuốc nên được rất nhiều người chọn để trang trí nhà cửa, cảnh quan sân vườn.  Ngoài tác dụng làm cây cảnh, cây ngũ gia bì còn có khả năng hút bụi, các vi khuẩn, chất gây ô nhiễm ở trong nhà, cơ quan. Không chỉ có vậy cây này còn có tác dụng đuổi muỗi hiệu quả. Kỹ thuật trồng cây ngũ gia bì cũng không quá mất nhiều thời gian, chăm sóc lại cực kỳ đơn giản.

Kỹ thuật trồng cây ngũ gia bì hút không khí ô nhiễm, đuổi muỗi hiệu quả. Ảnh minh họa

Kỹ thuật trồng cây ngũ gia bì hút không khí ô nhiễm, đuổi muỗi hiệu quả.


Giống cây ngũ gia bì

Cây ngũ gia bì còn có tên khác là ngũ gia bì chân chim, sâm nam, sâm non, ngũ gia bì gai… Thường cây ngũ gia bì có 2 loại phổ biến là cây ngũ gia bì xanh và cây ngũ gia bì vàng.

Nhiệt độ thích hợp trồng cây ngũ gia bì

Cây ngũ gia bì thích hợp với khí hậu nóng ẩm, chịu được hạn và có khả năng thích ứng với môi trường sống cao. Cây có chiều cao từ 1,3 – 1.8 m, lá dài 30cm phù hợp với không gian văn phòng, gia đình.

Kỹ thuật trồng cây ngũ gia bì

Cây ngũ gia bì rất dễ trồng nếu biết trồng đúng cách. Người ta thường nhân giống bằng cách giâm cành. Trước tiên hãy dùng dao, kéo cắt một cành của cây ngũ gia bì. Sau dó bỏ hết lá và ngâm vào nước kích thích mọc rễ, sau đó mang ra ươm trồng vào bầu đất. Chỉ sau nửa tháng cây có thể ra rễ và nảy mầm mới. Nhưng chú ý là giâm cành trong bóng mát. 

 Kỹ thuật trồng cây ngũ gia bì nên chú ý tới cách tưới nước và phòng bệnh. Ảnh minh họa

 Kỹ thuật trồng cây ngũ gia bì nên chú ý tới cách tưới nước và phòng bệnh.


 Cách chăm sóc cây ngũ gia bì

Đó là cây ưa sáng nên nếu trồng trong nhà cần phải thường xuyên cho cây tắm nắng để cây quang hợp. Hoặc nếu có cửa sổ hãy đặt cây ở đó không nên để cây trong bóng tối. Trường hợp phát hiện cây rụng lá nhiều cần mang ra ngoài nhà ngày, nếu không cây vẫn tiếp tục rụng lá. Việc tưới nước cũng khá quan trọng nên không được để cho cây quá khô quá. Để giúp cây xanh và phát triển nhanh cần bón phân lân. Khi mang cây ra ngoài cần bón thêm Dinamic để cây mau hồi phục.

Phòng ngừa sâu bệnh khi trồng cây ngũ gia bì

Trồng cây ngũ gia bì rất dễ bị rầy nâu xuất hiện và phá hoại. Trường hợp này thường tập trung vào thời điểm khi cây bắt đầu ra lá non, khiến cây mất thẩm mỹ, sinh trưởng chậm lại. Do đó, thường xuyên theo dõi để tiêu diệt kịp thời, tránh trường hợp để quá lâu ngày rầy xuất hiện nhiều lây lan diện rộng. Để diệt trừ bằng cách phun thuốc trừ rầy ngay. Loại thuốc hiệu nghiệm nhất đã được kiểm chứng là Diazan, xịt với nồng độ trên bao bì với chu kỳ 3 ngày/ lần. Hoặc nếu trường hợp cây bị rầy phá nhiều tiến hành cắt bỏ các lá bị chúng cắn phá mang đi thiêu hủy và xịt lại bằng loại thuốc nêu trên.

Kỹ thuật cách trồng cây mẫu tử

 Cây mẫu tử phân bố khá rộng rãi từ châu Phi đến châu Mỹ Nhiệt đới. Là loại cây thân cỏ mọc thành bụi nhỏ, cao 30-40cm, thân chồi mập mạp, lá mọc sát đất, dạng hình giáo, cong xuống, kéo dài ở đầu, màu xanh bóng nổi rõ dải màu trắng lớn ở giữa phiến lá. 

Điều đặc biệt, cây mẫu tử có khả năng hấp thu một số chất gây ung thư như Fomaldehyde, cây làm sạch không khí, giảm nhiệt nhờ màu xanh của lá. Chính từ những đặc điểm này đã tạo cho cây mẫu tử một vẻ đẹp dịu dàng, quyến rũ thu hút nhiều người trồng.

 thuật trồng cây mẫu tử cực đơn giản nhưng lại đem đến nhiều tác dụng. Ảnh minh họa

Kỹ thuật trồng cây mẫu tử cực đơn giản nhưng lại đem đến nhiều tác dụng.


Nhiệt độ thích hợp trồng cây mẫu tử

Cây mẫu tử ưa thích môi trường ấm, ẩm và chịu ánh sáng bán phần. Do đó khi trồng cần đặc biệt chú tới khâu ánh sáng chiếu, không nên để cây bị ánh sáng trực tiếp rọi vào vì rất dễ héo úa và chết.

Kỹ thuật trồng cây mẫu tử

Trồng cây mẫu tử bằng cách nhân giống từ chồi mầm khá đơn giản. Chỉ cần cắm mầm cây xuống đất đã chuẩn bị sẵn mua ngoài cửa hàng bán hoa và cây giống sau đó tưới đủ ẩm cho cây. Với hình dáng xinh xắn của khóm cây, cây rất thích hợp được trồng thành các chậu mini dùng để trang trí trên những dãy tủ tài liệu, hoặc bày thành một hàng ở ban công, bên cạnh cửa sổ kính hoặc ở cầu thang....

Cách chăm sóc cây mẫu tử

Cây mẫu tử chịu bóng bán phần, cây mọc khoẻ mạnh, sống lâu năm, nhu cầu nước trung bình do đó tuyệt đối không được tưới quá nhiều nhưng cũng không được để cây quá khô. Dưới đây là những hình ảnh cây mẫu tử được trồng ở nhiều vị trí khác nhau tạo điểm nhấn ấn tượng cho không gian nhà bạn.

Cây mẫu tử có tác dụng làm cảnh lại có tác dụng hút khí độc cực hiệu quả.

Cây mẫu tử có tác dụng làm cảnh lại có tác dụng hút khí độc cực hiệu quả.  

Cách chăm sóc cây mẫu tử cũng không quá cầu kỳ.

Cách chăm sóc cây mẫu tử cũng không quá cầu kỳ.  

 

Ngoài hút khí độc cây mẫu tử còn có tác dụng đuổi muỗi cực tốt.
Ngoài hút khí độc cây mẫu tử còn có tác dụng đuổi muỗi cực tốt. 

Kỹ thuật cách trồng cây sả

 Đứng đầu bảng trong các loại cây có khả năng chống muỗi là cây sả, trong khi đó kỹ thuật trồng cây sả lại cực đơn giản bởi khả năng chịu nắng và chịu hạn tốt.

Theo các nghiên cứu tinh dầu sả có khả năng xua muỗi tốt hơn gấp nhiều lần so với các loại thuốc chống muỗi thông thường, không những vậy tinh dầu của loại cây này còn có mùi thơm rất dễ chịu. Ngoài ra, tinh dầu sả dùng trong công nghiệp nước hoa, chất thơm. Củ sả có tác dụng thông tiểu tiện, ra mồ hôi, chữa cảm sốt.

Kỹ thuật trồng cây sả đuổi muỗi cực hiệu quả. Ảnh minh họa

Kỹ thuật trồng cây sả đuổi muỗi cực hiệu quả.


Nhân giống cây sả

Nếu trường hợp trong nhà đã có khóm sả có thể tách chiết lấy nhánh cây con bên ngoài bụi sả có đủ gốc và rễ, hoặc mua nhánh sả còn gốc tại các chợ. Chọn hom cứng, mập, tươi, không sâu bệnh, không bị dập nát. Cắt bỏ lá già, rễ già, cắt cách gốc bẹ cuối cùng khoảng 1cm, cắt ngọn sao cho chiều dài hom sả 20-30cm bạn sẽ có được những nhánh sả giống khỏe mạnh.

Đất trồng cây sả

Cây sả có bộ rễ chùm khỏe mạnh không kén đất, có khả năng chịu hạn rất tốt. Đất tốt nhất cho cây phát triển là đất cát pha, nhiều mùn, tơi xốp, thoát nước tốt ẩm độ cao, pH: 5-7. Với diện tích đất trồng tại thành phố, có thể dùng hỗn hợp gồm tro trấu, xơ dừa và phân trùn để trồng sả. 

Nhiệt độ thích hợp trồng cây sả dao động từ 20-38oC, thích hợp nhất là từ 22-27oC. Nếu nhiệt độ trên 30oC kéo dài với ẩm độ thấp thì cây sả sẽ bị cháy lá. Do là cây ưa sáng nên cây sả cần đầy đủ ánh sáng. Số giờ nắng trung bình 6-7h/ngày. Nếu để cây sả trong bóng râm lâu ngày, cây có màu nhợt nhạt, thân mảnh, ốm và đặc biệt, trong cây sả không còn mùi đặc trưng.

Kỹ thuật trồng cây sả

Kỹ thuật trồng cây sả rất đơn giản bằng phương pháp cấy cây giống đã tìm mua hoặc tự nhân giống tại nhà. Đặt nhánh sả hơi nghiêng 15 -200 lấp đất, nén chặt gốc. Sau đó tưới nước vào gốc cho đủ ẩm. Gặp trời nắng thì tưới ngày 1 lần vào gốc giúp cây chóng bén rễ. Sau 10 -15 ngày sả đã bén rễ, đâm lá mới thì nên dùng nước tiểu và nước phân chuồng pha loãng tỷ lệ tưới. Cũng có thể dùng nước phân đạm pha loãng 3 – 5%.

Trồng cây sả không chỉ làm gia vị mà còn tạo mùi thơm xung quanh nhà.


Chăm sóc cây sả

Cách chăm sóc cây sả không quá cầu kỳ nhưng lá vẫn xanh, cây phát triển vẫn đều. Nếu muốn cây nhanh lớn hơn thì chỉ cần bón chút phân urê hay NPK 16.16.8 TE để giúp lá xanh thân cứng cáp, có thể pha loãng với nước tưới cho cây với liều lượng 1 muỗng cà phê nhỏ phân pha 2 lít nước hay bón trực tiếp xung quanh gốc, bón định kỳ 1 lần/tháng. Khi cây sả có nhiều nhánh mới (khoảng sau 3 tháng) thì cho thêm đất vào gốc và tăng liều lượng phân bón lên gấp đôi. Chúng ta có thể tỉa các nhánh sả to để ăn, chế biến hoặc lấy lá để nấu nước gội đầu, nước xông.

Phòng bệnh cho cây sả

Vào mùa mưa cây sả thường có hiện tượng thiếu sắt. Hiện tượng biểu hiện là lá thường chuyển màu vàng hay trắng ở phần thịt lá. ban đầu xuất hiện ở các lá non, sau đó đến lá già.

Thu hoạch cây sả

Trồng cây sả chỉ sau 3 đến 4 tháng đã có thể tỉa các nhánh to để ăn hoặc lấy lá để nấu nước gội đầu, nước xông. Chú ý sau khi đã cắt tỉa các nhánh sả cần vun gốc kết hợp bón thêm phân chuồng cây sẽ tiếp tục phát triển.

Kỹ thuật cách trồng cây cọ Nhật

 Cây cọ Nhật hay còn được gọi là kè Nhật là cây nội thất khá quen có đặc điểm lá lớn, tán lá rộng xòe, tròn tạo thành hình cái phễu tượng trưng cho tiền tài, giàu sang và thu hút tài lộc, màu xanh tươi mang đến nhiều may mắn.

Dáng cây vươn cao, chia làm nhiều nhánh, đầy sức sống, mang ý mọi chuyện được thăng tiến, thành công trong cuộc sống. Đồng thời mang lại sự thanh lịch và sang trọng, phù hợp cho phòng tiếp khách.

Ngoài những yếu tố trên cây cọ Nhật còn có tác dụng loại bỏ các chất như ammonia, giảm kim loại nặng trong không khí, xua côn trùng,.. giúp cho không gian sống và làm việc của bạn tươi mát đầy năng lượng. Kỹ thuật trồng cây cọ Nhật lại không quá khó. Dưới đây là các bước hướng dẫn trồng cơ bản nhất.

Áp dụng kỹ thuật trồng cây cọ Nhật sẽ mang đến cho gia đình bạn nhiều may mắn. Ảnh minh họa

kỹ thuật trồng cây cọ Nhật sẽ mang đến cho gia đình bạn nhiều may mắn.


Nhiệt độ và điều kiện thích hợp trồng cây cọ Nhật

Vì là cây ưa sáng nên khi trồng cần đặt ở những nơi có đủ ánh sáng chiếu vào. Nếu đặt được cây ở vị trí có khoảng 2 đến 3 giờ có ánh sáng tự nhiên là tốt nhất, tạo điều kiện cho cây quang hợp tốt tạo màu xanh đẹp nhất cho lá. Đặc biệt, cây không chịu được lạnh nên cần hạn chế bật điều hòa quá lạnh.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cọ Nhật

Kỹ thuật trồng cây cọ Nhật có thể bằng cách nhân giống từ hạt. Đất trồng cây này nên chọn đất mục và đất phù sa để trồng. Trộn với các chất giàu dinh dưỡng như các loại phân sinh học, phân hữu cơ và bón lót phân bắc là tốt nhất.

Cây cọ Nhật có đặc điểm là không cần quá nhiều nước. Chỉ cần thấy gốc cây khô thì có thể tưới nước 1 tuần/lần. Khi tưới nhớ lưu ý phảidùng bình phun nước cho cây là một việc làm sáng suốt, do cây vừa được tưới nước lại được làm sạch lá, góp phần cho cây quang hợp tốt.

Nếu sợ rễ cây bị khô có thể lấy một chậu nước to, đặt cả chậu cây vào trong đó đến khi thấy hết sôi bọt thì bỏ ra. Sau khi tưới nước xong nên kiểm tra xem có bị nước thừa trong chậu cây hay không. Nếu thừa nhiều nước sẽ bị úng ngập gây ra thối rễ. 

Nên chọn bình tưới khá cân bằng để cầm, có vòi dài và hẹp tưới trực tiếp lên bề mặt đất. Ngoài ra, cây cũng cần có chất dinh dưỡng, thỉnh thoảng trộn một ít phân vi sinh cho cây bằng cách gỡ vài cm phần đất phía trên ra.

Kỹ thuật trồng cây cọ Nhật không khó nhưng lại mang nhiều ý nghĩa phong thủy. Ảnh minh họa

Kỹ thuật trồng cây cọ Nhật không khó nhưng lại mang nhiều ý nghĩa phong thủy.


Cách phòng bệnh cho cây cọ Nhật

Trồng cây cọ Nhật rất ít sâu bệnh chỉ thỉnh thoảng bị lá úa vàng. Nếu gặp trường hợp này có cắt bỏ lá vàng, lá úa, hạn chế tàn thuốc lá rơi vào chậu cây. Ngoài ra cây còn bị bệnh phấn trắng, bạn dùng khăn và cồn lau cây sẽ phát triển bình thường, nếu mức độ nặng hơn, bạn cần phải để cây ra ngoài rồi trị bệnh.

Kỹ thuật hồi phục khi cọ Nhật bị khô héo

Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… thì phải kịp thời có những biện pháp chăm sóc giúp cây hồi phục lại sức sống. Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây cối hoặc có thể làm cho cây chết do bị mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh

Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây không nên tác động vào đất trồng bởi vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương. Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần lượng, sau khoảng 2 -3 tháng thì sẽ tăng nồng độ.

Kỹ thuật cách trồng cây Thiết mộc lan

 Cây thiết mộc lan hay còn gọi là "cây Phát tài" thuộc dạng cây cảnh văn phòng nên được dân văn phòng chú trọng chọn lựa cây này, để trang trí làm đẹp các phòng ban, hành lang thêm đẹp. 

Không những làm đẹp cho không gian sống xanh, cây Thiết mộc lan còn rất tốt cho phong thủy, đem đến người chơi luôn được may mắn, phát tài phát lộc như tên gọi của nó. Hơn nữa cây Thiết mộc lan còn giúp điều hòa và thanh lọc không khí, đem đến cho người chơi cảm giác thoải mái, êm dịu, tinh thần lạc quan. Với nhiều tác dụng tuyệt vời này ngay từ bây giờ hãy áp dụng các bước kỹ thuật trồng Thiết mộc lan cơ bản dưới đây:

Chọn giống cây Thiết mộc lan

Chọn giống tốt không có nguồn bệnh, cây không nhiễm bệnh, cho năng suất ổn định về thân và lá (tùy vào mục đích kinh doanh). Cây có tán lá phân bố đều quanh thân chủ, đốt ngắn. Cây giống đạt từ 3 tuổi trở lên, nếu cây giống còn trẻ, thân sẽ non và không đủ nước trong thân để kích thích mầm non ra chồi.

Kỹ thuật trồng cây Thiết mộc lan mang may mắn cho gia chủ. Ảnh minh họa

Kỹ thuật trồng cây Thiết mộc lan mang may mắn cho gia chủ.


Thời vụ trồng cây Thiết mộc lan

Cây Thiết mộc lan có thể áp dụng trồng quanh năm nhưng để cay luôn phát triển xanh tươi thì nên áp dụng theo từng thời điểm khác nhau theo từng miền. Miền Trung có thể trồng vào tháng 8-9 khi hết gió Lào, và bắt đầu vào mùa mưa. Tây Nguyên trồng vào tháng 5-7. Miền Đông Nam Bộ trồng tháng 4-8 và miền Tây Nam Bộ trồng tháng 6-9. 

Ánh sáng thích hợp trồng cây Thiết mộc lan

Ánh sáng rất cần thiết để bất kỳ một cây trồng nào sinh trưởng và phát triển. Cây Thiết mộc lan cũng không nằm ngoài yếu tố này nên khi trồng cần phải quan tâm tới ánh sáng nếu thiếu cây sẽ khó sống và phát triển theo ý muốn. 

Chuẩn bị đất trồng cây Thiết mộc lan

Cây Thiết mộc lan có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng phải đạt được các yêu cầu cơ bản như thoát nước, không úng ngập, giàu mùn, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình.

Kỹ thuật trồng cây Thiết mộc lan

Trước khi tiến hành trồng cây Thiết mộc lan cần tiến hành nhân giống. Có hai phương pháp nhân giống bằng hạt và bằng cách giâm cành. Ngoài thị trường hạt giống cây Thiết mộc lan rất hiếm nên nhân giống bằng cách giâm cành được mọi người quan tâm nhiều hơn, rút ngắn thời gian và cho năng suất cao hơn. Với phương pháp này chúng ta lấy cây bố mẹ cắt ra thành từng khúc riêng biệt có chiều dài khác nhau sau đó tiến hành ươm hom. 

Việc ươm hom cây Thiết mộc lan không khó khăn do cây có thể sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất và điều kiện khí hậu khác nhau do đó vườn ươm cũng không đòi hỏi khắt khe. Tuy nhiên để cây phát triển nhanh chúng ta nên chọn địa điểm và nguồn đất phù hợp tạo điều kiện cho cây ổn định về sau.

Kỹ thuật trồng cây Thiết mộc lan còn có tác dụng hút khí độc trong phòng. Ảnh minh họa

 Kỹ thuật trồng cây Thiết mộc lan còn có tác dụng hút khí độc trong phòng.


Cách chăm sóc cay Thiết mộc lan

Cây thiết mộc lan tuy rất dễ sống và có tuổi đời khá lâu 2-3 năm. Nhưng để được như vậy thì cần phải có kỹ thuật chăm sóc cây đúng tiêu chuẩn. Có rất nhiều yếu tố tác động lên nó như: Ánh sáng, nhiệt độ, nước, phân bón, sâu bệnh.

Cây Thiết mộc lan là loại cây có nhu cầu về nước rất cao. Vì vậy, khi trồng Thiết mộc lan làm cây nội thất cần cung cấp nước thường xuyên cho cây để cây có thể duy trì sự sống, sinh trưởng và phát triển tốt. Thời điểm thích hợp nhất để tưới nước là vào buổi sáng sớm và chiều mát. Tuy nhiên, không nên ngày nào cũng tưới nước, cần xem xét thời tiết và cân nhắc lượng nước cho phù hợp.

Bên cạnh đó, cần thường xuyên xới đất giúp đất tơi xốp giúp nước có thể ngấm sâu xuống đất dễ dàng hơn. Thông thường việc tưới nước cần thực hiện 1 đến 2 lần/ tuần đối với cây trồng trong nhà.

Phòng chống sâu bệnh cho cây Thiết mộc lan

Kỹ thuật trồng cây Thiết mộc lan không mất nhiều thời gian chăm sóc đó là rất it sâu bệnh. Nếu có thì thường là sâu quấn chiếu làm khô vằn lá. Khi gặp trường hợp này chỉ cần tiến hành bắt sâu thủ và loại bỏ các lá sâu là có thể phòng trừ sâu bệnh cho cây.

Kỹ thuật cách trồng cây ớt cay

 Gần đây ớt trở thành một mặt hàng có giá trị kinh tế vì ớt không chỉ là gia vị tươi mà còn được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm và dược liệu để bào chế các thuốc trị ngoại khoa như phong thấp, nhức mỏi, cảm lạnh hay nội khoa như thương hàn, cảm phổi, thiên thời... nhờ tính chất capsaicine chứa trong trái. 

Kỹ thuật trồng cây ớt cay lại khá đơn giản, hầu như không cần chăm sóc quá cầu kỳ hay mất thời gian nhưng cây vẫn phát triển mạnh mẽ và cho quả rất sai. Nhờ vậy mà hiện nay được khá nhiều gia đình tận dụng không gian sân vườn, thậm chí trồng bằng hộp xốp trên sân thượng cũng khá hiệu quả.

Kỹ thuật trồng cây ớt cay tại nhà đơn giản, quả sai. Ảnh minh họa

Kỹ thuật trồng cây ớt cay tại nhà đơn giản, quả sai.


Cách lựa chọn giống ớt cay trồng tại nhà

Ớt cay có rất nhiều loại khác nhau như giống Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm, ở miền Trung có giống ớt Sừng Bò, Chìa Vôi. Tùy theo sở thích của mỗi gia đình mà lựa chọn giống ớt phù hợp.

Thời vụ trồng ớt cay tại nhà

Thời điểm thích hợp nhất để gieo ớt cay tại nhà có thể áp dụng quanh năm nhưng để cây ớt phát triển nhanh ra quả nhiều thì nên lựa chọn gieo vào tầm tháng 8-9, trồng tháng 9-10, bắt đầu thu hoạch tháng 12-1 và kéo dài đến tháng 4-5 năm sau. 

Cách chăm sóc cây ớt cay tại nhà chỉ cần tưới đủ nước. Ảnh minh họa

Cách chăm sóc cây ớt cay tại nhà chỉ cần tưới đủ nước.


Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ớt cay tại nhà

Do trồng tại nhà nên lựa chọn đất trồng phù hợp. Nên mua ở những cửa hàng bán sẵn. Kỹ thuật trồng ớt cay tốt nhất là gieo hạt hoặc có thể mua giống cây con về trồng. Nếu chọn phương pháp trồng bằng hạt có thể tận dụng trái ớt khi đã chế biến vỏ rồi ngâm hạt ớt trong nước ấm khoảng 50 độ C khoảng 3 tiếng. Tỷ lệ pha nước ngâm hạt là 2 sôi : 3 lạnh.

Sau đó cho một ít đá sỏi xuống đáy chậu để đất ít hoặc không bị trôi đi nhiều dinh dưỡng khi tưới rồi phủ đất lên. Lưu ý nên để khoảng cách hạt giúp cây mập hơn. Có thể gieo trực tiếp vào chậu hoặc vào khay hạt giống, các cốc giấy nhỏ... rồi đặt chậu ở chỗ nhiều ánh sáng.

Khi cây nảy mầm, nên tưới nhẹ nước hàng ngày. Khi cây cao khoảng 10 cm nên chọn cây khỏe, mập, thẳng và loại bỏ cây nhỏ, yếu, cong. Hàng ngày, bạn có thể tưới thêm nước vo gạo 2 hai lần/ngày.  Khi cây lớn hơn, bạn tiếp tục bón bã chè vào gốc và tỉa bớt lá để cây tập trung ra hoa, đậu quả.

Cần nhớ rằng, ớt cần nhiều nước nhất lúc ra hoa rộ và phát triển trái mạnh. Giai đoạn này thiếu nước hoặc quá ẩm đều dẫn đến đậu trái ít. Nếu khô hạn kéo dài thì tưới rảnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, khoảng 3-5 ngày tưới/lần. Tưới thấm vào rãnh tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt, không để nước ứ đọng lâu.

Tỉa nhánh và phòng bệnh cho cây ớt cay

Để cây phát triển mạnh và tạo sự thông thoáng nên tiến hành tỉa nhánh và lá. Giúp cây đứng vững cần làm giàn và nhớ không được để cành lá và trái chạm đất. Việc làm này cũng giúp hạn chế thiệt hại do sâu đục trái và bệnh thối trái. Sau mỗi đợt ớt chín, bạn cần xới đất ở gốc rồi và thay lớp đất trên cùng bằng cách thêm đất mới, cắt tỉa lá, cành để ớt ra nhiều đợt quả hơn.

Kỹ thuật cách trồng cây sen vua

 Sen vua là loài cây sống ở vùng nước nông thuộc lưu vực sông Amazon. Cây được con người tìm thấy và đem về trồng làm cảnh trong các ao hồ lớn. Tại Việt Nam, sen Vua hiện cũng được rất nhiều gia đình có sân vườn hay biệt thự lựa chọn trồng làm thú chơi cây hoa, cây cảnh trong nhà.

Kỹ thuật trồng cây sen vua đơn giản, dễ chăm sóc. Ảnh minh họa

Kỹ thuật trồng cây sen vua đơn giản, dễ chăm sóc.


Sen vua có thân chìm dưới nước dài đến 8m, bộ rễ của cây phát triển rất tốt với nhiều rễ con lấy chất dinh dưỡng từ đất mùn và trong nước, tuyên nhiên Sen vua không có ngó sen như các loại Sen khác. Cây mọc những lá lớn với đường kính từ 1-2m, có khi lên đến 3m, dày 1cm. Lá mọc nổi trên mặt nước, quanh rìa lá ốp lên cao từ 2-5cm tạo thành vành to và cong lên giống cái nia nhìn rất lạ mắt nên được gọi là súng nia.

Điểm đặc biệt ấn tượng của loài hoa này là tỏa nhiệt mạnh. Hoa rất to và đổi màu khá thú vị. Hoa thường nở vào buổi chiều tối với những nụ hoa màu trắng tỏa hương thơm nồng đến sáng ngày hôm sau màu hoa sẽ chuyển dần sang hồng và khép dần lại đến trưa thì đóng cánh hoàn toàn, khi chiều về hoa lại nở ra. Hoa sen vua nở trong khoảng 3 ngày thì tàn hẳn.

Đất trồng thích hợp cho cây sen vua

Cây sen vua thích hợp với đất nhiệt đới nhiều nắng của miền Nam Việt Nam. Chúng sống được ở ao hồ có độ sâu cạn khác nhau và các loại đất trũng. Đất để trồng sen vua là loại đất bùn tự nhiên lấy trong các ao , hồ  hay kênh rạch tự nhiên. Cây được trồng trong điều kiện khí hậu thích hợp, chăm sóc tốt sẽ phát triển rất nhanh và mạnh.

Lựa chọn giống cây sen vua thích hợp

Để đảm bảo cây nhanh phát triển nên mua cây sen đã có từ 3 đến 4 lá với đường kính khoảng 15 đến 20cm. Cây trưởng thành có từ 4 đến 8 lá , đường kính lá từ 1,5m đến 2m, cuốn lá dài từ 2m đến 4m tùy vào độ nông sâu của mực nước trong hồ mà mua giống cây sen vua cho thích hợp.

Nước trồng cây sen vua

Dù là cây dễ tính có thể phát triển ở nhiều điều kiện sống hay môi trường nước khác nhau nhưng cũng cần phải đảm bảo sạch để tạo phối kết hợp nuôi cá cảnh. Nếu nguồn nước không sạch cá sẽ nhanh chết, nền nước bẩn cũng sẽ là môi trường thích hợp để muỗi sinh sôi và pát triển cùng những vi khuẩn nhỏ khác.

Sen vừa mang vẻ đẹp dịu dàng, hương thơm quyến rũ nên được nhiều gia đình áp dụng kỹ thuật trồng cây này tại nhà. Ảnh minh họa

Sen vừa mang vẻ đẹp dịu dàng, hương thơm quyến rũ nên được nhiều gia đình áp dụng kỹ thuật trồng cây này tại nhà. 

Kỹ thuật trồng cây sen vua

Sen vua cũng giống các loài sen súng khác thích hợp làm cây thủy sinh tạo cảnh quan. Loại cây này có thể trồng chậu trang trí nhưng lá sẽ có kích thước nhỏ hơn bình thường. Do đó, để Sen vua phát hủy hết vẻ đẹp và nét độc đáo của lá, hoa thì cần trồng cây ở không gian ao, hồ lớn và chăm sóc tốt.

Trường hợp nếu là hồ xi măng thì phải cho nhiều đất bùn vào đáy hồ, độ dầy lớp bùn phải  từ 25cm trở lên, phủ đều lên đáy hồ. Lưu ý, chọn vị trí trồng sao cho gốc cây cách các vách hồ một khoảng bằng đường kính lá hoặc hơn, đảm bảo khi cây trưởng thành các lá đủ diện tích mặt nước để phát triển, không bị hạn chế bởi các thành hồ.

Sau khi xác định được vị trí trồng, đào 1 hố sâu khoảng 10cm đường kính 40cm ngay vị trí trồng, lấy cây từ chậu ra tránh làm đứt hay giập rễ sau đó lắp đất lại (chỉ lắp đất trùm lên phần rễ và gốc, không lắp lên lá và đọt cây. Khi trồng xong cho nước vào hồ (chỉ cho nước vào vừa đủ ngập hết phần gốc, cuốn và mặc dưới của lá.

Chăm sóc cây sen Vua

Sau khi trồng  khoảng 10 ngày có thể bón phân giúp cây phát triển nhanh hơn. Bón định kỳ 10 ngày 1 lần, luân phiên giữa NPK 16-16-8-13s và NPK 12-12-17-9 TE, mỗi lần bón 5g/cây  trong 3 tháng đầu. Từ 3 đến 6 tháng là 10g/cây cho một lần bón. Từ 6 tháng trở đi 15 ngày bón 1 lần mỗi lần 20g/cây. Có thể phun Atonik hoặc Growmore kết hợp 10 ngày/lần. Khi thấy xuất hiện những lá già, vàng úa nên cắt bỏ để tạo khoảng trống cho lá non phát triển.

Kỹ thuật cách trồng hoa sim tại nhà

 Cây hoa sim có nguồn gốc ở Nam và Đông Nam Á, từ Ấn Độ đến Philippines và Indonesia. Những nơi mà nó phát triển trong một loạt các môi trường sống từ mực nước biển đến độ cao khoảng 2100 m. Cây hoa sim là cây bụi thường xanh cao đến 2 m, có lông dày, ngắn và mềm trên thân non.

Tại Việt Nam, hoa sim là loại cây mọc hoang dại rất nhiều ở khu vực miền núi, trải dài trên triền đồi, triền núi không khó để nhìn thấy những cây hoa sim tím mọc thành từng bụi rất đẹp mắt. Hiện nay cây đang được ưa chuộng trồng thành tưng bụi để trang trí sân vườn, công viên hay khu du lịch…Cây được trồng như một hàng rào, thảm hoa để trang trí, mỗi khi hoa nở nhìn như những thảm màu tím rất bắt mắt. Kỹ thuật trồng cây sim lại khá đơn giản, chăm sóc dễ.

 Kỹ thuật trồng cây hoa sim ngắm đã mắt. Ảnh minh họa

 Kỹ thuật trồng cây hoa sim ngắm đã mắt.


Điều kiện nhiệt độ và đất trồng cây sim

Cây hoa sim ưa khí hậu nhiệt đới đến cận nhiệt đới, phù hợp nhất ở những nơi có lượng nước mưa trên 1200mm mỗi năm chính bởi thế ta nên trồng ở những nơi ẩm, cây sẽ phát triển nhanh chóng.

Đất trồng cây hoa sim cũng không quá cầu kỳ, cây ưa nhiều loại đất như đất mặn ven biển nhưng những loại đất nhiễm mặn quá nặng cây có thể chết, đất cát chua hay cằn cỗi cây cũng đều phát triển được nhé. Nếu trồng trong vườn nhà ta nên trồng bằng đất thịt, tơi xốp, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa sim tại nhà

Cây hoa sim dễ trồng và dễ chăm sóc nên nếu trồng cây này cũng không mất quá nhiều thời gian. Ta chỉ cần lưu ý những điều sau:

Do cây sim sống hoang dại nên khi mua giống cây này về cần phải bứng được cả bầu đất mới có hi vọng sống. Ngoài ra, do cây sim vốn sống trên đất cằn, sỏi đá và chịu hạn rất tốt, nhưng khi mình bứng về trồng ở vùng đất mới, phải thường xuyên tưới nước để cây có sức và dần quen với đất lạ.

Ta cũng cần lưu ý đến lượng nước tưới cho cây, không nên tưới quá nhiều nước sẽ dẫn đến cây sim bị ngập úng, thối gốc, ảnh hưởng đến chất lượng hoa và quả. Cây sim ưa sáng nên trồng ở nơi có nhiều ánh sáng để cây quang hợp tổng hợp chất dinh dưỡng.

Kỹ thuật trồng cây hoa sim tại nhà không cần chăm sóc quá nhiều. Ảnh minh họa

Kỹ thuật trồng cây hoa sim tại nhà không cần chăm sóc quá nhiều.


Thu hoạch cây hoa sim

Cây sim khi bén đất rồi thì rất dễ chăm sóc, chỉ bón phân nhẹ, tưới nước là đã cho ra trái to, đều và mật sim nhiều hơn. Mỗi bụi sim, nếu chăm sóc tốt sẽ cho 1 - 3 kg quả. Cây hoa sim cho quả mọng, kích thước 10 – 15 mm x 8 – 10 mm, màu tím đen, mềm, phần dưới quả bao phủ bởi các thùy của đài hoa rất bền, có lông. Vỏ quả dày 1 mm và thịt quả ngọt. Mỗi quả có chứa 40 – 50 hạt trong 6 – 8 ngăn giả, được chia ra bởi những vách mỏng giả.


Kỹ thuật cách trồng hoa Kim ngân

 Đặc điểm ấn tượng của loài hoa Kim ngân này khác hẳn so với nhiều loài hoa khác đó là vừa có cả hoa màu vàng và hoa màu trắng mọc xen kẻ trên cành. Lúc nụ hoa mới nở chúng có mày trắng tinh khiết một, hai ngày sau chúng sẽ chuyển dần màu sang vàng óng tuyệt đẹp. Ngoài hoa đẹp, cây hoa Kim ngân còn có rất nhiều tác dụng trong Đông Y.

Không chỉ đẹp Kim ngân còn có hoa thơm,cực kỳ sai hoa, che nắng tốt, hương thơm thanh mát. Đặc biệt hoa Kim ngân còn có tác dụng dự báo thời tiết hiệu quả. Nếu trời đang nắng hương hoa tự nhiên thơm nức lên thì sẽ có mưa sau 7-10 giờ.

Kỹ thuật trồng hoa Kim ngân cho tường nhà đẹp rực rỡ vô cùng đơn giản. Ảnh minh họa

Kỹ thuật trồng hoa Kim ngân cho tường nhà đẹp rực rỡ vô cùng đơn giản.


Điều kiện thích hợp trồng hoa Kim ngân

Hoa leo Kim ngân là cây ưa khô, thoát nước, đất cần cao, không cần tốt. Cây bụi kim ngân hoa ưa nắng hoặc một phần bóng râm nhưng đất phải thoát nước tốt. Có thể cho cây leo lên dàn hoặc leo lên ban công. Cây nhân giống bằng giâm cành vào mùa Xuân và Thu rất dễ sống. Cũng có thể tìm đoạn thân bò ở mặt đất đã leo rễ sẵn về trồng.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Kim ngân

Cây kim ngân dễ trồng, không cầu kỳ chăm sóc, chịu được cả khí hậu nóng và lạnh. Chuẩn bị các túi ni lông đường kính 30 cm, cao 30 cm, đổ đầy đất đã trộn sẵn phân chuồng và đã được ủ hoại mục. Chọn và cắt nhưng dây kim ngân không già, cũng không non, cuộn tròn 2 – 3 vòng có đường kính 15 cm. Đặt vòng dây kim ngân vào túi đất ban nãy rồi lấp kín lại sao cho vừa thò ngọn trên mặt túi. Nên tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm tốt nhất cho cây, sau khoảng 1 tháng thì cây bắt đầu mọc.

Nên thường xuyên theo dõi và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Do kim ngân ít bị sâu hại, nên nếu xảy ra trường hợp có sâu thì cũng chỉ nên loại bỏ bày tay, không nên dùng đến thuốc để đảm bảo tính dược liệu an toàn của cây kim ngân.

Trồng hoa Kim ngân không mất thời gian chăm sóc vì cây rất dễ sinh trưởng và phát triển. Ảnh minh họa

Trồng hoa Kim ngân không mất thời gian chăm sóc vì cây rất dễ sinh trưởng và phát triển.


Làm dàn leo cho Kim ngân

Để đảm bảo việc trồng cây Kim ngân được kết quả cao thì nên làm dàn leo tốt cho Kim ngân, bằng cách chọn những cây gỗ tốt, tre đực to đã ngâm hoặc cũng có thể làm dàn từ cột bê tông/xi măng. Sau khi chọn cọc, buộc xà dọc và ngang, khoảng cách của mỗi xà không quá 2 m. Buộc các thanh tre cách nhau gần hoặc hơn 20cm x 20cm, để tiện hơn thì có thể dùng dây thép mạ kẽm đường kính 3m/m làm dàn.

Thu hoạch và chế biến cây Kim ngân

Tháng 4, tháng 5 là thời gian hoa nở, dùng kéo cắt cành mang hoa xuống. Cắt hoa để riêng, còn cành thì chặt thành khúc 2-3cm. Đem phơi hoặc sấy khô để dùng dần. Có thể xông lưu huỳnh, để qua đêm trước khi phơi sấy để có thể bảo quản tốt hơn.

Kỹ thuật cách trồng cây gừng mini

 Gừng là một trong những gia vị thông dụng trong các món ăn Việt Nam, ngoài ra củ gừng tươi còn có tác dụng như vị thuốc giúp chữa trị các bệnh thông thường như nôn ói, lạnh bụng, kích thích tiêu hóa chống đầy hơi và hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp. Gừng là loại cây ưa bóng râm nên bạn có thể trồng trong nhà hay ngoài hiên như một loại cây cảnh. Ngoài việc trồng trực tiếp dưới đất thì áp dụng phương pháp trồng gừng mini trong chậu nước cũng khá hiệu quả.

Nói tới kỹ thuật trồng cây gừng mini để bàn không quá khó, chăm sóc lại dễ dàng không mất quá nhiều thời gian. Chỉ cần tận dụng những nhánh gừng bị mọc mầm trong nhà bếp mà không cần phải mua giống cây ngài chợ.

Kỹ thuật trồng cây gừng mini đơn giản, chăm sóc dễ dàng. Ảnh minh họa

Kỹ thuật trồng cây gừng mini đơn giản, chăm sóc dễ dàng.


Đất trồng gừng mini

Gừng thích hợp đất tơi xốp, nhiều mùn và thoát nước tốt, vì thế có thể trộn đất sạch và đất dinh dưỡng, hoặc trộn trấu sống, tro trấu, phân trùn quế theo tỷ lệ phù hợp.

Điều kiện thích hợp gừng mini phát triển

Nếu trồng thủy sinh thì gừng sẽ mọc rễ nhanh, hút nước và lên lá xanh. Để cây sinh trưởng tốt hãy đặt chậu gừng tại nơi thoáng gió và có ánh sáng chiếu nhẹ để cây dễ quang hợp.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây gừng mini

Kỹ thuật trồng gừng mini chỉ cần trước khi tiến hành thì phải ươm mầm. Thời gian ươm mầm và lên rễ của nhánh gừng từ 5 – 7 ngày, khoảng 2 ngày thay nước sạch một lần.

Để trồng được gừng chỉ cần lựa chọn tăm, thanh gỗ nhỏ xiên nhẹ vào nhánh gừng một đoạn nhỏ và đặt nhánh gừng vào bình thủy tinh, chậu nước nhỏ hay chỉ là bát nước sạch. Nên để gừng ngập 1/2 xuống nước, phía nhánh đang nhú mầm hướng lên phía trên để mầm không bị úng nước dễ chết.

Kỹ thuật trồng gừng mini cần chú ý thay nước thường xuyên. Ảnh minh họa

Kỹ thuật trồng gừng mini cần chú ý thay nước thường xuyên.


Sau khoảng nửa tháng, lúc này gừng đã sinh trưởng tốt có thể chuyển nó sang những bình, chậu đẹp mắt, thả thêm vài hạt sỏi màu để trang trí tạo ấn tượng.

Nếu bạn không thích trồng gừng thủy sinh thì có thể trồng trực tiếp xuống đất vào các loại chậu nhỏ xinh nhưng phải đặt chậu cây ở nơi nhiều ánh sáng. Thời gian đầu phải đảm bảo đủ nước nên cần tưới 2-3 lần/ngày cho cây. Khi cây đã phát triển khoảng 3 đến 4 lá cần đưa ra ban công, sân vườn làm đẹp cho ngôi nhà của mình. 

Lưu ý, thường xuyên để ý chăm sóc cho cây, không nên để cây quá khô nếu trồng đất, còn trồng thủy sinh nên thay nước để đảm bảo độ sạch tránh sâu bệnh hại rễ và củ gừng. 


Kỹ thuật cách trồng cây Thục quỳ

 Cây Thục quỳ còn được gọi là mãn đình hồng (hollyhock; hollyhock Mallow), tên khoa học Althaea rosea (L.) Cav. (Alcea rosea L.), thuộc họ Bông - Malvaceae. Thục quỳ còn có tên là Thục quý, Nhung quỳ, Nhất trượng hồng, Ma can, thuộc họ Quỳ tím, chi Thục quỳ.

Thục quỳ có nguồn gốc ở Trung Âu và Trung Quốc, được nhập trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Ở Việt Nam, thục quỳ có thể trồng từ vùng thấp đến vùng cao, với nhiều giống hoa khác nhau như hoa cánh đơn, hoa cánh kép, màu sắc đa dạng. Cây cho hoa quanh năm, ra hoa sau khi gieo hạt 120 - 135 ngày.

Kỹ thuật trồng cây Thục quỳ có thể theo phương pháp gieo hạt, giâm và chiết đều được. Ảnh minh họa

Kỹ thuật trồng cây Thục quỳ có thể theo phương pháp gieo hạt, giâm và chiết đều được.


Nhiệt độ trồng cây Thục quỳ

Thục quỳ là cây thân cỏ rễ sống nhiều năm, thông thường trồng được 2 năm. Cây cao 1 – 1,2m, thẳng, không phân cành. Thời kỳ ra hoa khoảng tháng 6 đến tháng 8, quả chín khoảng tháng 8 đến tháng 9. Thục quỳ là loại cây ưa sáng, ưa đất màu tơi xốp, chịu được rét, khô, chịu được điều kiện trồng nghèo dinh dưỡng, dễ trồng, sinh sản khỏe.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Thục quỳ

Kỹ thuật trồng cây Thục quỳ không khó nên rất phổ biến, nó có thể trồng trong vườn hoặc trong chậu. Nếu trồng trong vườn thì cần phải chuẩn bị đất thật kĩ trước khi trồng, đợi khi Thục quỳ mọc chồi mới, vào mùa thu có thể đem cây được gieo hoặc tách đi trồng.

Loại cây này có thể nhân giống bằng 3 cách: Gieo hạt, tách rễ, giâm cành, thông thường sử dụng phương pháp gieo hạt. Gieo hạt vào mùa Xuân hoặc mùa Thu đều được. Nếu gieo vào mùa Thu khoảng tháng 8 – 9 nên gieo vào trong vườn ươm hoặc gieo trực tiếp vào luống hoa trong vườn. Trước khi gieo cần phải bón hết một lượt phân lên đất gieo, làm phẳng mặt đất, sau đó gieo đều hạt lên trên, gieo xong phủ một lớp đất khoảng 0,5cm và ấn nhẹ xuống, tưới 1 lần nước, khoảng 1 tuần sau thì hạt mọc mầm. Khi cây con lên được 3 lá thì đánh trồng, khoảng cách hàng trồng là 15cm X 20cm. Trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây con, mỗi tháng cần bón phân 1 lần. Tùy theo thời tiết mà chống rét cho cây.

Khi trồng Thục quỳ trong chậu cần tiến hành xử lý để cây mọc thấp, tháng 6 dùng xẻng rạch nghiêng một đường quanh gốc cây gọi là phương pháp xới gốc, tạo thành một đường tròn có đường kính từ 15 – 17cm, giữ nguyên đất xung quanh cây, cứ 2 – 3 tuần cắt rễ 1 lần, sau khi lá bị héo tiến hành tưới nước, đồng thời chú ý ngắt ngọn để kích thích cây đẻ nhánh và cho mọc thấp, để hoa ra chậm. Khi cây cao khoảng 50cm thì có thể đánh lên chậu.

Để cây Thục Quỳ ra hoa nhiều cần áp dụng đúng các bước kỹ thuật trồng cây và chăm sóc. Ảnh minh họa

Để cây Thục quỳ ra hoa nhiều cần áp dụng đúng các bước kỹ thuật trồng cây và chăm sóc.


Tác dụng của cây Thục quỳ

Hoa Thục quỳ, bông to đẹp, hoa lâu tàn, dễ trồng, khả năng thích nghi với điều kiện môi trường sống mạnh, cây cao, thường được trồng xung quanh vườn hoa, bãi cỏ rất đẹp. Loài hoa này có giá trị kinh tế cao, cả cây có thể dùng làm thuốc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trị ho, lợi tiểu. Hoa lá có thể ăn và làm phẩm màu thực phẩm. Thân cây có thể làm dây buộc.

Cây thục quỳ có tác dụng chữa bệnh từ gốc đến ngọn. Để làm thuốc, thu hái hoa vào cuối vụ khi hoa đã nở to, phơi khô trong râm. Hạt thu hái vào mùa hè, phơi khô. Rễ thu hái vào mùa Thu - Đông, rửa sạch, phơi khô.

Theo y học cổ truyền, hoa giúp điều kinh, giải độc. Hạt có tác dụng lợi niệu, thông đại tiện, hạ nhiệt. Rễ cây được dùng để điều trị viêm và kích thích thích nước tiểu, chống axit dạ dày dư thừa, chống loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày. Ngoài ra, gốc thục quỳ còn có tác dụng trị đau cơ bắp, bong gân, viêm da, côn trùng cắn… Phần lá của cây thục quỳ có thể được thêm vào món salad, luộc, chiên để tăng khả năng chữa bệnh viêm bàng quang và đi tiểu thường xuyên.

Kỹ thuật cách trồng cây dứa nến

 Dứa cảnh nến không chỉ đẹp về hình thái bên ngoài mà cây còn có kỹ thuật trồng cây đơn giản, không tốn quá nhiều công chăm sóc.

Đặc biệt, Cây dứa nến có ý nghĩa mến khách, niềm nở đón tiếp bạn bè xa gần đến nhà chơi, cây còn được cho là mang đến nhiều may mắn, thu hút tài lộc vào nhà. Bởi vậy bên cạnh dùng cây làm cây để bàn, bạn cũng có thể tặng cây Dứa cảnh nến cho bạn bè như những món quà hết sức quý giá. Khi đặt cây dứa cảnh nến trên bàn làm việc, cây sẽ hấp thu các chất khí độc và bức xạ điện từ xung quanh, đồng thời toả ra lượng khí oxi lớn giúp bạn tập trung tốt hơn cho công việc.

Kỹ thuật trồng cây dứa nến mng may mắn cho cả nhà. Ảnh minh họa

Kỹ thuật trồng cây dứa nến mng may mắn cho cả nhà.


Nhiệt độ trồng cây dứa nến

Dứa cảnh nến có nhu cầu nước trung bình, tưới đều xung quanh gốc cây, luôn giữ độ ẩm cho mặt đất. Không để tình trạng cây thiếu nước, tốt nhất 2 lần/ ngày sáng và chiều với lượng nước vừa đủ thấm.

Kỹ thuật trồng cây dứa nến

Nhân giống cây dứa nến bằng cách tách cây dứa cảnh nến con khoảng 7,5cm từ cây mẹ sau đó đem trồng. Khi trồng xong mỗi tuần cho cây tiếp xúc với ánh sáng 2 – 4 tiếng giúp cây quang hợp tốt điều kiện bên ngoài, không nên để cây quá lâu trong nhà. Đặt cây dứa cảnh nến trong bóng râm, tốt nhất là đặt cây ở hướng Đông hoặc hướng Tây.

Chăm sóc cây dứa nến

Cây rất dễ chăm sóc nên chỉ cần tưới nước hàng ngày, để cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời từ 15-30 phút là được. Tối thiểu 1 tuần phải tưới 1 lần, không được để đất khô hoàn toàn. Và nên chú ý tới độ ẩm của đất, nên bón phân thường xuyên mỗi tháng 1 lần, bón dưới dạng dung dịch.

Kỹ thuật trồng cây dứa nên cần chăm sóc tốt cây sẽ nhanh nở hoa. Ảnh minh họa

Kỹ thuật trồng cây dứa nên cần chăm sóc tốt cây sẽ nhanh nở hoa. 

Đất trồng cây dứa cảnh nến cần tơi xốp, thoáng khí và giữ ẩm. Dứa cảnh nến có nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu để cây phát triển. Mỗi tháng 1 lần nên hoà tam phân bón vào nước thành dạng dụng dịch để bón cho cây để cây dễ hấp thụ. Thường xuyên cắt tỉa các lá bị hư, héo úa. Lau chùi hoặc xịt bóng lá để cây bóng bẩy và đẹp bắt mắt hơn.

Cây dứa cảnh nến được 3 năm tuổi mới có hoa nhỏ màu trắng ngà, khi hoa nở sẽ mang lại nhiều may mắn cho gia chủ. Ngoài ra cây còn thể hiện sự chào đón, vui tươi niềm nở của gia chủ bởi hình dáng cây như một ngọn nến pháo lúc nào cũng “nổ” cũng đầy sắc màu rất hợp với người mệnh hỏa.