Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Cách chăm sóc Hoa Lan

1- THIẾT KẾ VƯỜN
Nếu trồng lan cần thiết kế khung giàn lan làm bằng sắt chắc chắn, đảm bảo bền, chống gió bão. Giàn che ánh sáng dùng lưới màu xám hay xanh đen( ra tiệm bán lan,họ bán đầy). Giàn đặt chậu làm bằng sắt, giàn treo làm bằng tầm vông hay sắt ống nước. Xung quanh vườn cần dựng hàng rào chắn chắc chắn hay rào bằng lưới B40. Thiết kế hàng trồng theo hướng Bắc Nam để vuông góc với dường đi của ánh nắng. Các chậu lan cần chọn cùng cỡ kích thước, cùng giống, cùng độ tuổi, bố trí theo từng khu vực để dễ chăm sóc. Nước tưới phải sạch, có rãnh nước dưới dàn lan để tạo khí hậu mát cho vườn lan. Nếu trồng lan để chơi trên lan can, mái hiên, sân thượng cần chú ý rằng tiểu khí hậu các nơi này thường bị khô nóng do ảnh hưởng của các kết cấu bê tông, mái tole… xung quanh. Cần đặt thêm các chậu cảnh khác như cau, mai chiếu thuỷ, nguyệt quế… để giảm bớt ảnh hưởng của các yếu tố này. Cần che bớt ánh sáng mặt trời, tránh ánh nắng chiếu toàn bộ, nhất là vào buổi chiều.

còn nếu kinh tế eo hẹp thì làm dàn bằng tre,xài cũng bền chán.mà rẻ nữa


2- CHỌN GIỐNG
Loài thích hợp cho trồng lan kinh doanh là Dendrobium, Phalaenopsis, Oncidium, Vanda, Cattleya… đây là những loài ra hoa khoẻ, đẹp và bền cây, cho thu hoạch liên tục. Nếu trồng lan để chơi, giải trí nên trồng Dendrobium, Vũ nữ, Hồ điệp; đây là những loài dễ chăm sóc và ra hoa. Có thể nhân giống bằng nuôi cấy mô hay tách mầm. Điều kiện môi trường nuôi cấy mô phong lan với nhiệt độ 22-27oC, cường độ ánh sáng thích hợp, pH từ 5-5,7. Khử trùng mô bằng Starner 20 WP cấy bằng Clorox hoặc Hipocloritcalci, bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng. Có thể tách mầm từ các chậu lan lớn, mỗi phần để 2-3 nhánh. Dùng dao sắc khử trùng bằng cồn, vết cắt cần gọn, sau cắt bôi vôi vào vết cắt cho nhanh lành sẹo.


3- CHUẨN BỊ GIÁ THỂ VÀ CHẬU ( cái này cũng quan trọng lắm à nha,lúc trước tui chơi lan.mua hồ điệp về,cứ để như vậy.ko xử lí lại thế là nuôi 1 time cây bị thúi lá.hỏi ra mới biết do ko xử lí.vì phong lan đa số là nuôi trong nhà kính.còn mình nuôi môi trường thươnng nên phải làm lại.nếu mấy bạn ko biết làm.tốt nhất là nhờ người bán họ xử lí lại.mình chỉ việc đem về nuôi-> khỏe re như con bò kéo xe hehehehe)
Có thể than gỗ, xơ dừa, vỏ lạc làm giá thể để trồng lan. Than gỗ nung cần chặt khúc, kích thước 1 x 2 x 3cm, than phải ngâm, rửa sạch, phơi khô. Xơ dừa xé cho tơi ngâm khoảng 1 tuần cho bớt tanin và mặn, phơi khô. Mụn dừa cũng cần rửa sạch phơi khô. Vỏ dừa chặt khúc 1 x 2 x 3 cm xử lý bằng nước vôi 5%. Chậu trồng bằng nhựa hay đất nung, kích cỡ tuỳ loại và độ tuổi.
mà theo tui nên hạn chế xài xơ dừa.vì xài xơ dừa 1 time sẽ bị mục-> thúi rễ lan.nếu xài thì chỉ nên phủ 1 lớp mỏng trên bề mặt chậu thôi


4- KỸ THUẬT CHUYỂN CHẬU
Nếu dùng lan cấy mô thì khi lan mô đạt khoảng 4cm cần chuyển ra ngoài. Cây mô rửa sạch để trên miếng lưới hay rổ kê trên chậu nước để giữ mát cho cây con. Giai đoạn trồng chung trên giàn lấy xơ dừa bó xung quanh cây lan cấy mô, dùng dây thun cuốn lại rồi đặt lên giàn. Sau khi trồng trên giàn được 6-7 tháng thì chuyển sang chậu nhỏ. Khoảng 6 tháng thì chuyển sang chậu lớn. Sau mỗi lần chuyển chậu khoảng 1 tuần mới được bón phân. Việc thay đổi chậu còn tùy kích cỡ của cây, mức độ thối, hư mục rêu bám… Nếu trồng lan để chơi, lan lâu ngày ra hoa ít cần dỡ lan ra khỏi chậu, cắt bớt các rễ già và quá dài, chuyển sang chậu mới, thay giá thể mới, lan sẽ sinh trưởng tốt và ra hoa trở lại. 

5- CHĂM SÓC LAN
Lan là cây trồng dễ chăm sóc nếu chúng ta đảm bảo được các điều kiện thuận lợi cho lan phát triển. Các yếu tố quan trọng nhất đối với lan là ánh sáng, nước tưới, độ ẩm, chậu hay giá thể và dinh dưỡng.
- Chiếu sáng: 
Mật độ chiếu sáng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh trưởng, phát triển và ra hoa của lan. Thiếu nắng cây lan vươn cao nhưng nhỏ và ốm yếu, lá màu xanh tối, dễ bị sâu bệnh tấn công, cây ít nảy chồi, khó ra hoa, hoa nhỏ và ngắn màu sắc không tươi, hoa nhanh tàn. Thừa nắng lan thấp cây, lá vàng có vết nhăn và khô, mép lá có xu hướng cụp vào, dễ ra hoa sớm khi cây còn nhỏ nên hoa ngắn, nhỏ, cây kém phát triển. Nếu nắng gắt quá lá sẽ bị cháy, khô dần rồi chết. 
Lan có yêu cầu khác nhau về mức độ chiếu sáng tùy theo loài lan và tuổi cây. Lan Hồ điệp (Phalaenopsis) ít chịu nắng nhất, có thể chịu được 30% nắng, lan Cattleya chịu được 50% nắng, lan Dendrobium hay Vanda lá hẹp chịu được 70% nắng, trong khi lan Vanda lá dài và Bò cạp chịu được tới 100% nắng. Lan con từ 0-12 tháng đang trong giai đoạn tăng trưởng thân lá chỉ cần chiếu sáng 50%, lan nhỡ từ 12-18 tháng cần chiếu sáng tới 70% và thời điểm kích thích ra hoa có thể cho chiếu sáng nhiều hơn, thậm chí bỏ dàn che để chiếu sáng tự nhiên. Hướng chiếu sáng cũng rất quan trọng đối với lan. Lan đặt ở hướng Đông nhận ánh nắng buổi sáng sẽ tốt hơn nhiều so với lan đặt ở hướng Tây nhận ánh nắng buổi chiều. Chính vì vậy nếu trồng lan trên sân thượng hay ban công ở phía Tây lan kém phát triển và ít hoa. Khi trồng lan cần bố trí hàng theo hướng Bắc – Nam để cây nhận được ánh sáng phân bố đầy đủ nhất.
- Phân bón: 
Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với lan. Khi lan đầy đủ dinh dưỡng cây tươi tốt, ra nhiều hoa, hoa to đẹp, bền trong khi thiếu dinh dưỡng lan còi cọc, kém phát triển, không hoặc ít có hoa. Lan cần 13 chất dinh dưỡng khoáng, thuộc các nhóm đa, trung và vi lượng: Dinh dưỡng đa lượng gồm Đạm (N), Lân (P) và Kali (K). Dinh dưỡng trung lượng gồm Lưu huỳnh (S), Magiê (Mg) và Canxi (Ca). Dinh dưỡng vi lượng gồm Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Bo (B), Molypđen (Mo) và Clo (Cl).
Thiếu đạm, cây còi cọc, ít ra lá, ra chồi mới, lá dần chuyển vàng theo qui luật lá già trước, lá non sau, rễ mọc ra nhiều nhưng cằn cỗi, cây khó ra hoa. 
Thừa đạm, thân lá xanh mướt nhưng mềm yếu, dễ đổ ngã và sâu bệnh, đầu rễ chuyển xám đen, cây khó ra hoa. 
Thiếu lân, cây còi cọc, lá nhỏ, ngắn, chuyển xanh đậm, rễ không trắng sáng mà chuyển màu xám đen, không ra hoa.
Thừa lân cây thấp, lá dày, ra hoa sớm nhưng hoa ngắn, nhỏ và xấu, cây mất sức rất nhanh sau ra hoa và khó phục hồi. Thừa lân thường dẫn đến thiếu Kẽm, Sắt và Mangan. 
Thiếu kali, cây kém phát triển, lá già vàng dần từ hai mép lá và chóp lá sau lan dần vào trong, lá đôi khi bị xoắn lại, cây mềm yếu dễ bị sâu bệnh tấn công, cây chậm ra hoa, hoa nhỏ, màu không sắc tươi và dễ bị dập nát.
Thừa kali, thân lá không mỡ màng, lá nhỏ. Thừa kali dễ dẫn đến thiếu magiê và can xi.
Thiếu lưu huỳnh, lá non chuyển vàng nhạt, cây còi cọc, kém phát triển, sinh trưởng của chồi bị hạn chế, số hoa giảm.
Thiếu magiê, thân lá èo uột, xuất hiện dải màu vàng ở phần thịt của các lá già trong khi hai bên gân chính vẫn còn xanh do diệp lục tố hình thành không đầy đủ, cây dễ bị sâu bệnh và khó nở hoa. 
Thiếu canxi, cây kém phát triển, rễ nhỏ và ngắn, thân mềm, lá nhỏ, cây yếu dễ bị đổ ngã và sâu bệnh tấn công.
Thiếu kẽm, xuất hiện các đốm nhỏ rải rác hay các vệt sọc màu vàng nhạt chủ yếu trên các lá đã trưởng thành, các lá non trở nên ngắn, hẹp và mọc sít nhau, các đốt mắt ngọn ngắn lại, cây thấp, rất khó ra hoa. 
Thiếu đồng, xuất hiện các đốm màu vàng và quăn phiến lá, đầu lá chuyển trắng, số hoa hình thành ít bị hạn chế, cây yếu dễ bị nấm tấn công. 
Thiếu sắt, các lá non chuyển úa vàng sau trở nên trắng nhợt, cây còi cọc, ít hoa và dễ bị sâu bệnh tấn công. 
Thiếu mangan, úa vàng giữa các gân của lá non, đặc trưng bởi sự xuất hiện các đốm vàng và hoại tử, các đốm này xuất hiện từ cuống lá non sau lan ra cả lá, cây còi cọc, chậm phát triển. 
Thiếu bo, lá dày, đôi khi bị cong lên và dòn, cây còi cọc, dễ bị chết khô đỉnh sinh trưởng, rễ còi cọc số nụ ít, hoa dễ bị bị rụng, không thơm và nhanh tàn. 
Thiếu molypden, xuất hiện đốm vàng ở giữa các gân của những lá dưới, nếu thiếu nặng, các đốm này lan rộng và khô, mép lá cũng khô dần, cây kém phát triển. 
Thiếu clo, xuất hiện các vệt úa vàng trên các lá trưởng thành sau chuyển màu đồng thau, cây còi cọc, kém phát triển.
Lan rất cần phân bón nhưng không chịu được nồng độ dinh dưỡng cao, vì vậy bón phân cho lan phải thực hiện thường xuyên và tốt nhất là bằng cách phun qua lá. Phân bón cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với thành phần và tỷ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. Nguyên tắc chung là lan trong thời kỳ sinh trưởng thân lá mạnh cần đạm cao, lân và kali thấp, trước khi ra hoa cần lân và kali cao, đạm thấp trong khi lan nở hoa cần kali cao, lân và đạm thấp hơn. 

Phân bón thích hợp cho các thời kỳ này là Đầu Trâu 501, 701 và 901, đây là loại phân có đầy đủ và cân đối đa, trung, vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng. Nồng độ và liều lượng phun tùy thuộc tuổi và thời kỳ phát triển như sau:
- Lan mới trồng 0-6 tháng hoặc lan mới ra chồi non sau cắt hoa: Phun phân bón lá Đầu Trâu 501 (30-15-10) nồng độ 500 ppm (0,5 g/lít). Giai đoạn trước 3 tháng phun định kỳ 3 ngày/lần, từ 3-6 tháng định kỳ 7 ngày/lần.
- Lan mới trồng 6-12 tháng hay lan cũ có chồi mới đang phát triển mạnh: Phun phân bón lá Đầu Trâu 501 (30-15-10) nồng độ 2.000 ppm (2g/lít), định kỳ 7 ngày/lần. 
- Lan mới trồng 12-18 tháng hay lan cũ có chồi đã thành thục chuẩn bị ra hoa: Phun phân bón lá Đầu Trâu 701 (10-30-20) nồng độ 3.000 ppm (3g/lít), định kỳ 7 ngày/lần. Giai đoạn này cần giảm nước tưới và bỏ bớt mật độ giàn che để năng mức độ chiếu sáng nhằm kích thích ra hoa. 
- Khi vòi hoa xuất hiện: Phun phân bón lá Đầu Trâu 901 (15-20-25) nồng độ 2.000 ppm (2g/lít) nhằm thúc hoa nở to, đẹp, giữ hoa lâu tàn.


Tưới nước: Lan rất cần nước cho quá trình sinh trưởng phát triển. Nếu thiếu nước cây sẽ khô héo, giả hành teo lại, lá rụng nhưng không chết, nụ có thể trước khi nở hoa. Thừa nước, cây dễ bị thối đọt nhất là với các giống lan có lá đứng mọc sít nhau(hay gặp nhất là lan hồ điệp). Quá nhiều nước rễ có rong rêu và nấm bệnh phát triển mạnh. Nước tưới cho lan không quá mặn, phèn và clor dưới ngưỡng cho phép, pH 5,6. Chỉ tưới nước đủ ẩm, nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng. Sau những trận mưa bất thường, nhất là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân lá.
theo tui ai ma ở khu vực phía nam,nắng nóng,thì ngày nên tưới 2 lần.( sáng khoảng 7g30->10g. chiều từ 4g->5g). và tưới đầm đìa nha ( trừ hồ điệp)
- Phòng trừ sâu bệnh: Lan là cây cũng dễ bị sâu bệnh, nhất là trong điều kiện chăm sóc kém, điều kiện môi trường không thuận lợi. Tùy theo từng loại sâu bệnh mà dùng các loại thuốc thích hợp. Liều lượng và nồng độ phun cần theo đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Nếu lan bị các loại sâu hại thân lá có thể dùng các thuốc chứa hoạt chất Fenitrothion, Trichlorfon như Ofatox 400EC, hoạt chất Cartap như Patox 95SP hay Captafon, Captan hoặc Actara 25WG. Lan bị rệp sáp, rệp trắng, rầy mềm dùng Supracid 40ED/ND, Suprathion 40EC, Bitox 40EC hay Ofatox 400EC. Lan bị nấm, vi khuẩn hay virus gây nên tình trạng cháy lá từng đám, vết cháy lan tròn dần, bệnh thối rễ dùng Zinep, Starner 20 WP hay Benomyl.

KỸ THUẬT TRỒNG RAU MUỐNG CẠN AN TOÀN

Thời vụ: - Gieo hạt: Từ tháng 2 đến tháng 3. - Trồng bằng nhánh: Từ cuối tháng 3 đến tháng 8. Giống - Căn cứ vào màu sắc thân chia ra 2 nhóm chính: + Rau muống trắng. + Rau muống đỏ. - Lượng hạt gieo 45-50kg/ha (1,7-2kg/sào Bắc Bộ - 360m2). Làm đất trồng - Chọn đất xa khu công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, nguồn nước thải.

Thời vụ:

- Gieo hạt: Từ tháng 2 đến tháng 3.
- Trồng bằng nhánh: Từ cuối tháng 3 đến tháng 8.
Giống
- Căn cứ vào màu sắc thân chia ra 2 nhóm chính:
+ Rau muống trắng.
+ Rau muống đỏ.
- Lượng hạt gieo 45-50kg/ha (1,7-2kg/sào Bắc Bộ - 360m2).
Làm đất trồng
- Chọn đất xa khu công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, nguồn nước thải.
- Nên chọn đất thịt nhẹ hay thịt trung bình, giàu chất hữu cơ, gần nguồn nước tưới.
- Đất phải được cày, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ trước khi gieo trồng. Rạch hàng lên luống: mặt luống rộng 1,2m, rãnh luống 0,3m, cao 15cm.
Phân bón
Tuyệt đối không dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi và nước phân tươi để bón hoặc tưới.
Liều lượng phân chuồng: Bón lót 15-20 tấn /ha (540-720kg/sào), cũng có thể dùng phân hữu cơ sinh học, hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng 1/3 phân chuồng.
Liều lượng và phương pháp bón phân hóa học.
- Có thể dùng các dạng nitrat amôn, sunphat amôn thay cho urê; clorua kali thay cho kali sunphat hoặc các dạng phân hỗn hợp, phức hợp NPK để bón với liều nguyên chất tương ứng. Ngoài biện pháp bón vào đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Bón lót toàn bộ phân chuồng + supe lân + kali sunphat. Trộn đều phân, rải trên mặt luống, lấp đất trước khi gieo hoặc rạch hàng và rắc phân theo hàng trước khi gieo trồng.
Bón thúc: Lượng urê dùng để bón thúc sau mỗi đợt thu hái là 0,8-1kg/sào, chủ yếu hòa nước tưới.
Tưới hoặc bón trước khi thu hái ít nhất 15 ngày.
Chú ý: Sau khi tưới thúc phân đạm, nên tưới lại nước lã.
Mật độ, khoảng cách
Gieo hạt:
+ Gieo thẳng: Rạch hàng với khoảng cách 20-25cm x 6-7cm/khóm (gieo 3-4 hạt /khóm).
+ Gieo vãi: Khi cây có 4-5 lá thật thì tỉa thưa và định khóm (mỗi khóm 3-4 cây). Có thể sử dụng và tỉa nhân ra ruộng khác.
Trồng cạn từ nhánh: Chọn nhánh bánh tẻ (không nên non quá hoặc già quá), mỗi khóm để 2-3 nhánh với chiều dài nhánh khoảng 18-20cm. Khoảng cách trồng: 20x10cm/khóm. Khi trồng nên đặt nhánh hơi nghiêng, vùi đất kín 2-3 đốt thân, nén chặt gốc và tưới nước liên tục, mỗi ngày 1 lần.
Tưới nước, chăm sóc
- Rau muống cạn cần giữ ẩm thường xuyên, độ ẩm thích hợp là 90% mới cho năng suất cao và chất lượng tốt.
- Sau khi gieo hoặc cấy 45-50 ngày thì thu hái lứa đầu (hái vỡ).
- Nếu chăm sóc tốt, các đợt hái sau chỉ cách nhau 20-25 ngày. Khi thu hái nên để lại 2-3 đốt thân. Sau mỗi đợt thu nên tưới thúc phân đạm ngay để rau nhanh nảy mầm.
Phòng trừ sâu bệnh
Sâu ba ba: Thường gây hại trên các ruộng rau muống nước, ruộng có độ ẩm cao, hoặc rau muống bè. Phòng trừ phải diệt được cả sâu non và sâu trưởng thành, có thể sử dụng các loại thuốc Sherpa 20EC, Regent 80WG, Sumicidin 10EC.
Sâu khoang: Phát hiện sớm, bắt sâu bằng tay, ngắt ổ trứng và ổ sâu non mới nở. Khi cần thiết mới phun thuốc, có thể sử dụng Sherpa 20EC, thuốc thảo mộc HCĐ 25BTN, thuốc sinh học NPV. Thời gian cách ly tối thiểu là 7 ngày.
Sâu xanh: ít nhất gây hại. Khi cần phòng trừ có thể sử dụng các thuốc Sherpa 20EC, Cyperan 25EC, thuốc sinh học NPV.
Rầy xám: Thường hại nặng ở rau muống cạn, có thể phòng trừ bằng thuốc: Bassa 50ND, Cyperan 25EC... phun kỹ sau mỗi lần thu hoạch trên cả ruộng.
Khi sử dụng phải tuân theo đúng hướng dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc, thời gian cách ly 7-10 ngày.

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC SẦU RIÊNG

I/. Giống sầu riêng
         - Sầu riêng hạt lép Bến Tre: Quả to, trọng lượng trung bình quả 2-3,5kg, tỷ lệ hạt lép 70-75%. Mỗi cây cho trên 100 quả/năm, chất lượng quả ngon, thơm ngậy, được trồng nhiều ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
         - Sầu riêng hạt lép Tiền Giang: Cây cho trên 100 quả/năm, trọng lượng trung bình 1,5-1,8 kg/quả, thịt quả vàng đều, ngọt thơm, tỷ lệ hạt lép khoảng 60%.
         - Sầu riêng hạt lép Long Thành: Cây cho khoảng 80 quả/năm, trọng lượng quả 1,5-2kg, tỷ lệ hạt lép 50%, thịt quả dày, vàng, chắc, thơm ngậy.
         - Sầu riêng Mongthong: Có nguồn gốc Thái Lan, hiện được trồng khá phổ biến ở một số tỉnh miền Đông Nam Bộ, quả to, trọng lượng trung bình 3-5kg/quả. Mỗi cây có 30-50 quả/năm, thịt quả vàng, ráo múi, ngọt, mềm, mùi thơm dịu. Trồng giống sầu riêng này lưu ý đề phòng các bệnh thán thư và mốc hồng hại cây.
Trước đây sầu riêng thường được trồng bằng hạt, song hiện nay sầu riêng chỉ được trồng bằng cây chiết hoặc cây ghép vì ưu điểm cây nhanh ra quả, cây thấp, tán gọn dễ chăm sóc. Nhìn chung nên trồng trong vườn 3-4 giống sầu riêng để cây thụ phấn tốt (giống chủ lực chiếm 50% số cây).
II/. Làm đất, bón lót
Cây sầu riêng có thể trồng ở nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất thịt, tầng đất canh tác dày, thoát nước tốt, cây ưa khí hậu nóng, lượng mưa 2000-3000 mm/năm. Cây sầu riêng sợ gió bão vì cây yếu, giòn, dễ gãy, dễ bị bật gốc; vì vậy nên trồng ở nơi kín gió, có trồng cây che chắn.
Trồng sầu riêng theo hố đào, kích thước hố 0,6x0,6x0,6m, khoảng cách cây 9x9m hay 10x10m (khoảng 100 cây/ha). Mỗi hố bón lót 10kg phân chuồng, 0,3kg phân hỗn hợp 20-20-15. Cho phân vào hố rồi lấp đất cho đầy. Nên trồng xung quanh vườn sầu riêng loại cây gỗ chắc để chắn gió cho vườn, không trồng đu đủ, dứa, ca cao, dừa xen trong vườn sầu riêng, vì các cây này cũng là ký chủ của nấm Phytophtora hại sầu riêng.
III/. Trồng và chăm sóc
Đặt cây vào hố trồng, rạch bỏ túi bầu nilon, lấp đất ngang mặt bầu cây con, cắm cọc buộc, cây tránh cây bị gió làm long gốc, tưới nước ngay sau khi trồng. Cây con sau trồng cần được che nắng. Dùng lá dừa, mái che để che bớt nắng (chỉ che 50% nắng). Tưới nước giai đoạn cây con là rất quan trọng, cần tưới cây hằng ngày đảm bảo đất luôn đủ ẩm, cây sẽ tăng tỷ lệ sống, nhanh cho quả.
1. Bón phân cho sầu riêng.
a. Giai đoạn kiến thiết cơ bản (Có thể dùng phân hỗn hợp bón cho sầu riêng).
         - Năm đầu sử dụng phân bón NPK SITTO PHAT 15-15-15-10SiO2+TE với lượng 0,6kg/cây (bón vào đầu và cuối mùa mưa, mỗi lần bón 0,2kg/cây).
         - Năm thứ hai và năm thứ ba sử dụng phân bón NPK SITTO PHAT 20-20-15-7SiO2+TE với lượng 0,6kg/cây (bón vào đầu và cuối mùa mưa, mỗi lần bón 0,2kg/cây).
b. Giai đoạn kinh doanh (khi sầu riêng ra quả)
         - Bón thúc đợt 1 (giai đoạn sau khi thu hoạch 20-25 ngày): Để cây sầu riêng hồi phục nhanh sau một thờ gian dài nuôi trái cần phải sử dụng lượng phân bón hợp lý và cân đối cho cây. Khuyến cao sử dụng 0,6kg SITTO PHAT 20-20-15-7SiO2+TE + 0,5kg super lân và 0,5kg phân bón tiết kiệm đạm ZOOREA mỗi gốc.
         - Bón thúc đợt 2 ( đón hoa): sử dụng 0,6kg SITTO PHAT 15-15-15-10SiO2+TE/ cây.
         - Bón thúc đợt 3 ( nuôi trái): sử dụng 0,5kg ZOOREA + 0,5kg KALI loại KSO4
=> Lưu ý: Giai đoạn cây sầu riêng nuôi trái không nên sử dụng kali đỏ (KCL).
                  Các năm tiếp theo lượng phân cần tăng thêm 15-20% đến khi cây được 10-12 năm tuổi, là lúc cây cho quả ổn định
                  Tùy theo loại đất và sự sinh trưởng của cây mà lượng phân bón cỏ thể tăng giảm trong mỗi lần bón. Đối với đấy nghèo dinh dưỡng nên bón thêm phân chuồng 20-30kg/ cây.
                  Khi sầu riêng còn nhỏ có thể trồng xen những cây màu ngắn ngày để tận dụng đất, che phủ và giữ ẩm cho đất.
                  Cần thường xuyên tỉa bỏ các cành mọc thấp dưới 1m, các cành nhỏ yếu mọc ra từ các cành lớn bên trong tán, những cành sâu bệnh..., chỉ để lại 3-4 cành phân bố tốt trên thân cây.
IV/. Phòng trừ sâu bệnh hại.
Sâu hại sầu riêng chủ yếu là các loại sâu good luckc quả họ bướm đêm. Nhiều nơi bà con đã dùng túi nilon để bọc quả khi quả còn nhỏ có tác dụng rất tốt. Các loại sâu hại khác không gây thiệt hại đáng kể.
Các bệnh hại sầu riêng:
- Bệnh thối gốc chảy nhựa: Thường xuất hiện từ giữa đến cuối mùa mưa, khi nhiệt độ giảm thấp. Vị trí hại trên thân ở khoảng 1m tính từ gốc lên, gây vết sậm, ứa nhựa màu đỏ, sau đó lan khắp vòng thân làm cây héo và chết.
Để phòng bệnh dùng Copper - Zin 80WP nồng độ 0,5% phết vào gốc cây 2 lần/năm vào đầu và cuối mùa mưa. Khi cây bị nhiễm bệnh cần cắt bỏ và tiêu hủy các cành bệnh, cạo sạch vết bệnh, bôi lên đó Ridomil MZZ 50WP hoặc Aliette 80WP nồng độ 1-2g/lít, tháng 2 lần.
- Bệnh nấm hồng: Nấm hại tạo nên những mảng màu hồng trên vỏ cành, vỏ thân làm cành bị khô và chết. Có thể phun Rovrral 50WP nồng độ 0,1-0,2% hoặc Copper-B, Benomyl nồng độ 0,1%>
V/. Thu hoạch
Sau trồng 4-5 năm thì sầu riêng ra quả. Khi cây đã lớn, vỏ thân bắt đầu rạn nứt là cây sắp cho quả. Từ khi cây ra hoa đến khi thu hoạch quả thời gian khoảng bốn tháng. Khi chín quả sầu riêng thường hay bị rụng. Để xác định quả chín, ta lấy tay búng vào quả thấy có tiếng kêu bồm bộp rỗng, quả có mùi thơm là lúc đó có thể thu hoạch. nên thu quả hơi sớm, khi cần chín, chỉ cần để sầu riêng trên đệm lá khô, phủ kín chiếu để 2-3 ngày là sầu riêng chín. Không nên để chín quá, quả rụng làm giảm phẩm chất quả.

Kỹ Thuật Trồng Cà Tím Nhật Bản

QUY TRÌNH TRỒNG CÀ TÍM NHẬT1. GIỐNG:
Kết quả hình ảnh cho Kỹ Thuật Trồng Cà Tím Nhật Bản

Cà Tím Nhật có rất nhiều giống như: SENRYOU 2 trái dài, BL1 trái tròn ...màu sắc từ tím đậm đến tím nhạt. Trong lượng mỗi trái khác nhau từ 20-80 gram.

Kết quả hình ảnh cho Kỹ Thuật Trồng Cà Tím Nhật Bản
2. THỜI VỤ:
Trồng được quanh năm ( Đông Xuân, XUân Hè, Thu Đông). Tuy nhiên nếu trồng vụ Thu Đông nên trồng vùng đất cao, thoát nước tốt ( vì vụ này mưa nhiều dễ bị ngập úng).

3. CHUẨN BỊ ĐẤT:
Đất phải thoát nước tốt và cày bừa tơi xốp.Vùng đất thấp như ĐBSCL nên lên líp cao. Cà Tím trồng được ở đất phù sa ven sông, đất set pha cát, đất thịt pha cát...( Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Lâm Đồng...). Độ pH thích hopwj từ 5.5-6.8. 
Sau khi cày bừa cho đất tơi xốp, dùng máy cắt hàng, phủ bạc để hạn chế cỏ dại và hạn chế sự bốc thoát hơi nước, hạn chế sâu bệnh...
4. GIEO HẠT:
4.1. Hạt giống: 
Hạt giống phải ngâm ủ đến khi hạt bắt đầu nẩy mầm thì gieo vô bầu, thời gian ngâm ủ đến bắt đầu nẩy mầm khoảng 50-72 giờ. Nhiệt độ thích hợp nhất 25-30 0C. Hạt giống cần cho 1 ha là 100ml

Kỹ thuật trồng nấm sò đùi gà

Nấm sò đùi gà (L.shimeji) có nguồn gốc từ Nhật Bản, mới được nhập nội và trồng thành công ở nước ta trong vài năm gần đây. Đây là loại nấm dược liệu ăn ngon, chất lượng cao, hàm lượng protein cao từ 3-6 lần so với các loại rau thông thường lại có chứa đủ nhiều loại acid amin không thay thế, tức là những loại mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được nên có tác dụng bồi bổ sức khỏe con người và phòng trị các bệnh huyết áp cao, xơ gan, đái tháo đường… rất tốt. 

Hiện nay một số cơ sở trồng nấm ở nước ta đã bắt đầu trồng loại nấm mới này đưa lại hiệu quả kinh tế khá cao, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi, cung cấp thêm cho xã hội một sản phẩm mới có giá trị. Nấm có thể mọc chùm hoặc mọc đơn, có màu trắng, cuống nấm hình đùi gà dài từ 4-10cm, đường kính mũ nấm từ 3-6cm. Năng suất nấm sò đùi gà đạt khoảng 30-35 kg nấm tươi/100 kg nguyên liệu khô, khả năng xuất khẩu rất tốt.

Để nuôi trồng được loại nấm sò đùi gà bà con cần chú ý một số yêu cầu cơ bản sau đây:

Nguyên liệu: - Gồm các loại mùn cưa, bông phế thải, bột ngô, cám gạo, bột nhẹ, nước vôi trong. Tốt nhất là mùn cưa các loại gỗ như cao su, bồ đề nhưng nên dùng các loại mùn cưa mới, bông phế thải từ các nhà máy dệt.

- Công thức để phối trộn 100 kg nguyên liệu là: 40 kg mùn cưa đã ủ + 45 kg bông phế thải đã ủ và xé nhỏ + 10 kg cám gạo + 4 kg bột ngô + 1kg bột nhẹ.

Thời vụ nuôi trồng: Trong điều kiện tự nhiên có thể nuôi trồng nấm sò đùi gà tốt nhất vào mùa đông, từ tháng 12 đến tháng 2. Nếu có điều kiện đầu tư nhà lạnh, kho mát để nuôi trồng theo phương pháp công nghiệp thì có thể nuôi trồng quanh năm.

Lò khử trùng: Là một thao tác bắt buộc đối với nuôi trồng nấm các loại nói chung, nấm đùi gà nói riêng. Lò khử trùng được xây bằng gạch với kích thước 2m x 2m x 3m. Khoang dưới cùng để đốt than hoặc củi. Trên cùng là khoang chứa các bịch nguyên liệu. Chú ý: khoang này phải có cửa cao 1,3m, rộng 0,8m để nạp và tháo dỡ bịch nguyên liệu trước và sau khi hấp khử trùng. Giữa khoang này nên bố trí một lỗ nhỏ đặt nhiệt kế hoặc đồng hồ đo nhiệt để kiểm tra trong quá trình vận hành.

Phòng cấy giống phải sạch sẽ, thoáng mát. Trước khi cấy giống, phòng cấy phải được thành trùng toàn bộ bằng cách phun foocmon. Trong phòng chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cấy giống đã được khử trùng sạch sẽ.

Phòng nuôi sợi để ươm sợi sau khi cấy giống phải được bố trí ở nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, có cửa ra vào và lối đi thuận tiện giữa các gian rộng để tiện chăm sóc và vận chuyển. Giàn giá nên có nhiều tầng để tăng diện tích; mỗi giàn nên làm 5-7 tầng, mỗi tầng cách nhau 50-60cm để xếp các bịch nấm. Trong phòng nuôi sợi nên duy trì nhiệt độ thường xuyên từ 23-27oC, độ ẩm không khí 65-70% là tốt nhất. Đối với giai đoạn nuôi sợi không cần nhiều ánh sáng vì vậy cần để phòng tối bằng cách che hết các cửa.

Phòng ra quả thể là giai đoạn cuối để chờ thu hoạch nấm, cần có những điều kiện: nhiệt độ duy trì ở 25-28oC; ánh sáng khuyếc tán, tức là ánh sáng đủ để một người bình thường có thể đọc báo được hoặc là ánh sáng điện mờ cố định từ 5-8 giờ/ngày; duy trì độ ẩm không khí từ 85-95%. Phòng ra quả thể nên thiết kế thông thoáng, có nhiều tầng giàn để tăng diện tích sử dụng, có lối đi lại chăm sóc, thu hoạch và vận chuyển dễ dàng, thuận tiện. Khi thấy sợi tơ đã ăn trắng túi, tháo bỏ nùi bông trên cổ túi, tăng độ thoáng và ánh sáng giúp kích thích các sợi tơ kết hợp với nhau nhanh hơn, chuẩn bị hình thành quả thể. Sau khi tháo bông 7 ngày đầu không tưới thì nấm xuất hiện quả thể trên cổ túi, lúc nầy nấm cần nước nên vừa tưới phun sương trước miệng cổ túi phôi, vừa tạo ẩm môi trường xung quanh 2-3 lần/ngày.

Thu hoạch: Từ lúc nấm ra đỉnh ghim đến lúc thu hoạch là 4 ngày. Dùng tay cầm cuống nấm kéo nhẹ, chỉ lấy phần cuống nấm. Thu xong một đợt phải quan sát và thu hết những chân nấm còn sót lại bên trong cổ túi phôi, tiếp tục chăm sóc để thu các lứa tiếp theo

kỷ thuật trồng dưa lê vân lưới

Dưa Vân lưới thuộc nhóm dưa Lê thơm, là dưa ưu thế lai F1 do Công ty Vimorint Cộng hoà Pháp lai tạo và sản xuất. Dạng thân bò hoặc leo (như dưa lê, dưa hồng), sinh trưởng khoẻ, thân mập, phiến lá to màu xanh sẫm.

Kết quả hình ảnh cho kỷ thuật trồng dưa lê vân lưới
1. Đặc điểm và nguồn gốc
- Dạng quả: Quả hình ôval, da quả màu xanh, khi chín thương phẩm ngả xanh vàng và có các đường gân trắng đan xen như lưới nên có tên gọi là vân lưới. Thịt quả dưa vân lưới màu vàng da cam nghiêng vàng đỏ như đu đủ rất hấp dẫn và giầu Caroten, ăn giòn, mát và thơm ngọt, hàm lượng đường cao đạt bình quân 15-16 độ đường, Vỏ quả dưa vân lưới dầy, cứng rất dễ vận chuyển mà không sợ giập nát
 - Thời gian sinh trưởng: Từ trồng đến ra quả khoảng 45-55 ngày tuỳ theo vụ và nền nhiệt, sau khi ra quả 30-35 ngày thì được thu hoạch
 - Yêu cầu ngoại cảnh: Dưa sinh trưởng tốt trong điều kiện 16-28 độ C, trời thiếu năng, âm u kéo dài thì tỷ lệ đậu quả thấp, phẩm chất giảm, Dưa vân lưới ưa thời tiết mát mẻ, không trồng được ở vụ có nền nhiệt độ cao, thời kỳ quả đậu được 15-20 ngày không được tưới quá ẩm và không để đọng nước
 - Khả năng chống chịu: Khả năng kháng bệnh héo rũ và chạy dây tốt, chịu được lạnh và chống bệnh mốc sương khá
 Chú ý với mùi thơm và độ đường cao, dưa vân lưới khá hấp dẫn với sâu hại các loại
 2. Kỹ thuật trồng
 - Thời vụ:
 Gieo trồng được ở 2 vụ: Vụ xuân và vụ đông
 Vụ xuân gieo hạt cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 (quanh tiết lập xuân)
 Vụ đông gieo hạt không quá 10/10
 Phải làm bầu để gieo hạt, vì giá hạt giống nhập nội dưa vân lưới rất đắt, giá nhập khẩu 1000đ/hạt, các lon hạt giống tính số hạt chứ không tính trọng lượng
 - Kỹ thuật trồng: Ngâm hạt và ủ cho hạt nứt nanh rồi tra vào bầu như làm với dưa hấu, chú ý vật liệu làm bầu là đất mùn trung tính, bầu để nơi thoáng dại nắng không bị che cớm, khi cây con được 2-3 lá thật thì đặt bầu ra ruộng.
 + Đất trồng phải được làm kỹ sạch cỏ dại, lên luống và bón lót phân chuồng mục, phân phức hợp đầy đủ, có 2 phương thức trồng:
 * Trồng bò lan như dưa lê thường: Lên luống rộng 3,5-4m, trồng hai líp hai bên, luống hơi vồng ở giữa. Nếu trồng hàng đơn lên luống rộng 2-2,2m, trồng một hàng giữa luống. Cây cách cây khoảng 50-60 cm, mỗi sào trồng hết 500-550 cây, mỗi cây có thế lấy 2 quả-3 quả tuỳ mức thâm canh
 * Trồng giàn: Luống rộng 1,1-1,2 m như luống dưa chuột xuất khẩu, trồng 2 hàng, hàng cách hàng 70-75cm, cây cách cây 40 cm, cắm giàn cho dưa leo như dưa chuột và phải có túi đeo quả, mỗi cây lấy 1 quả - Nếu trồng bò thì trồng kiểu nanh sấu nếu trồng giàn trồng thẳng hàng ngang, thẳng hàng dọc.
 + Phân bón: Bón lót theo rạch, lót sâu mỗi sào 4-5 tạ phân hữu cơ đã ủ mục, 8-10kg phân phức hợp NPK 16-16-8-13S, lấp đất đánh phẳng luống, có điều kiện phủ màng nông nghiệp chuyên dụng, mặt đen xuống dưới, mặt trắng lên trên, good luckc lỗ màng và đặt cây, đặt hường lá dọc theo luống và mặt bầu ngang bằng mặt luống.
 Đất trồng màu sau khi bón phân lên phun toàn bộ bề mặt luống bằng thuốc sát trùng, loại xông hơi rồi phủ màng đè lên.
 Sau trồng 3-4 ngày tưới dặm bằng nước giải ngâm lân pha loãng hoặc nước ngâm của hạt đậu tương thối, tưới 2-3 lần liên tục để cây có đà sinh trưởng.
 Khi dưa có 4-5 lá chuẩn bị leo giàn hoặc ngả ngọn bò thì bón thúc bằng cách vén màng phủ gợt nhẹ đất và bón vào mép xa vị trí cây 10-15cm, lấp đất phủ lại màng rồi tiến hành cắm giàn. Giàn cắm phía ngoài của cây, cách cây 5-7cm, cắm chữ A. khi dưa ngoi leo giàn tiến hành buộc dây vào cọc giàn, dùng dây nilon mềm, buộc theo hình số 8.
 smiley7Cắt tỉa các nhánh phụ gần gốc, chỉ lấy quả ở vị trí cách gốc 70cm trở lên, trồng giàn mỗi dây lấy 1 quả, khi dưa leo gần tới đỉnh giàn thì cấm ngọn và nuôi các nhánh từ vị trí trên quả, nhưng không lên để quá nhiều nhánh khiến quần thể bị che cớm và làm lây lan bệnh.
 Nếu trồng cho bò lan mỗi dây có thể lấy trên 2 quả, khi cây ngả ngọn bò bấm luôn ngọn để nuôi 2 nhánh, bấm tất cả các nhánh phụ khác, khi dưa ra hoa cái chọn hoa có đài quả mập, bóng để thụ phấn bổ sung và chọn, tuyển quả, loại bỏ tất cả các quả khác.
 Sau khi lấy quả 7-10 ngày bón thúc nuôi quả bằng NPK hoặc nếu dây tốt, lá có màu sắc xanh đậm bón mỗi sào 4-4,5 kg Kali clorua.
 + Sâu bệnh hại: Chú ý phòng trừ sâu xanh ăn lá, ăn vỏ quả, các bệnh chết rũ cây con, chạy dây, phấn trắng, mốc sương. Phun theo chỉ dẫn và đảm bảo an toàn sản phẩm, trước thu hoạch 7-10 ngày không được phun thuốc hoá học.

Kỹ thuật trồng cà salanum

Là cây rau ăn quả được trồng phổ biến nhiều nơi trong nước. Cà dễ trồng, cho thu hoạch quả với thời gian dài, dùng làm thực phẩm cho người với món luộc, xào, nấu canh và cà muối. 
Cà có nhiều giống: cà bát, cà dừa, cà tím, cà bóng đèn, cà pháo .... 
Thời vụ: 
- Cà pháo, cà bát gieo từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. 
- Cà tím quả dài gieo từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. 
Hạt cà có vỏ cứng, tương đối dày. Vì vậy để nảy mầm được tốt trước khi gieo ngâm nước 24 - 30 giờ, vớt ra cho se hạt rồi đem gieo. Lượng gieo 2 – 3 g hạt/m2 vườn ươm. Cần giữ ẩm cho ươm cây con. Nếu cây mọc quá dày nên tỉa bớt chỉ để lại với khoảng cách 5 – 6 cm, kết hợp tỉa thưa với bón thúc nước phân lợn nồng độ 10 - 15%. Dùng nước lã tưới rửa lại để khỏi cháy lá cây con. 
Làm đất, bón phân, trồng: Đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa trong và ngoài đê, dễ thoát nước rất thích hợp với cà. pH 5,5 - 6. 
Làm luống rộng 1 - 1,4 m. 
Bón lót cho 1 ha gồm: Phân chuồng 8 - 10 tấn, phân lân nguyên chất 30 kg, kali nguyên chất 25 – 30 kg, đạm nguyên chất 10 kg. Trộn đều bón theo hốc. Bổ hốc sâu 15 – 18 cm, cho phân vào đảo với đất rồi mới trồng cây. Cây giống để trồng phải 35 - 45 ngày, trước lúc nhổ cây cấy 5 - 7 ngày không tưới nước, chỉ tưới ẩm 4 - 5 giờ trước lúc nhổ để dễ nhổ và khi đem trồng cây chóng bén đất. 
Trên luống trồng 2 hàng theo kiểu nanh sấu với khoảng cách 50 x 60 cm cho cà bát, cà dừa; 60 x 80 cm cho cà tím quả dài và cà pháo. 
Chăm sóc: 
- Tưới nước: Từ lúc trồng cho đến lúc ra hoa cần giữ ẩm. Trời nắng tưới mỗi ngày 1 lần, trời râm mát 3 - 4 ngày 1 lần. Lúc cà có quả non thì tháo nước vào rãnh cho ngấm vào luống, sau đó rút nước ra khỏi rãnh. 
- Vun cây và bón thúc: Trồng được 10 - 15 ngày cây cà đã hồi xanh thì vun gốc và bón thúc lần 1. Bón lần thứ 2 sau trồng 25 - 35 ngày, lần thứ 3 khi cà ra hoa, lần thứ 4 khi cà cho thu hoạch lứa quả đầu. Sau đó nên bón thúc sau mỗi lần thu hoạch để có thêm nhiều hoa và quả. Bón thúc bằng nước phân lợn đã ủ, hoặc dùng đạm urê hòa loãng để tưới. 
Tỉa cành và cắm giàn: Tỉa bỏ các cành lá ở dưới chùm hoa thứ nhất để cây được thông thoáng, tránh sâu bệnh. Cắm giàn để đỡ cho cây khỏi đổ. 
Phòng trừ sâu bệnh: 
Các loại sâu thường gặp: sâu xám, sâu ăn lá, bọ mà, bọ rùa 28 chấm, sâu good luckc quả, nhện đỏ. 
- Dùng Wofatox 0,1%, Dipterex 1/800-1/1000 để phun. 
- Ngắt bỏ các quả bị sâu hại. 
Các loại bệnh: 
Lở cổ rễ, bệnh chết xanh, bệnh đốm nâu. Cần xử lý hạt giống trước khi gieo bằng nước nóng 500C ngâm trong 15 - 25 phút. Phun Boócđô 1 - 1,5%. 
Thu hoạch cà: 
Không nên để quả già quá làm giảm phẩm chất, ảnh hưởng đến cây. Cà tím thu hoạch khi quả từ màu tím chuyển sang tím nhạt. Cách 2 - 3 ngày thu 1 lần. 
Để giống: 
Chọn quả đẹp có đặc trưng cho giống, không sâu bệnh ở lứa quả thứ 2, mỗi cây chỉ để 1 - 2 quả. Khi vỏ quả chuyển sang màu vàng có vết rạn nứt, tai quả cong lên thu hoạch lúc này tốt nhất. Thu về để vài ngày, bổ quả, lấy hạt phơi khô trong râm, cất giữ làm giống cho vụ sau. 
Nguồn: Vinagate

Trồng lan với rêu

Hiện nay có nhiều nhà sản xuất đã bán ra thị trường những cây lan trồng lan bằng loại rêu này và làm cho nhiều người thắc mắc. Vậy xin khai triển rộng rãi vấn đề. 

Kết quả hình ảnh cho Trồng lan với rêu

Sở dĩ các nhà sản xuất ưa dùng rêu Sphagnum moss để trồng lan vì lý do: 

- Đỡ mất công tưới nước thường xuyên. 

- Có thể dùng chậu nhỏ, nên không chóan nhiều chỗ. 

- Khi thay chậu hàng năm, họ không cần lấy hết rêu cũ ra vì quá ít nên chỉ quấn thêm rêu mới và bỏ vào chậu lớn hơn. 

Đối với những nhà trồng lan kỹ nghệ, họ có đầy đủ phương tiện và kỹ thuật cung ứng cho từng loại hoa lan như: 

• Về nước tưới, họ đã dùng thứ nước đã lấy hết chất Chlorine và khoáng chất không cần thiết cho lan bằng phương pháp (deironized water hay reverse osmosis) 

• Về phân bón vì đã nghiên cứu kỹ càng cho từng loài, họ dùng tối đa. 

• Họ nuôi hàng trăm ngàn cây, nên để riêng rẽ từng loại ở trong những khu vực khác nhau về nhiệt độ, ánh sáng và tưới nước cũng theo chu kỳ khác nhau. 

• Trồng lan với rêu họ không mất nhiều công thay chậu bởi vì trung bình lan Hồ điệp và vài loài lan khác chỉ cần 2-3 năm đã ra hoa và có thể bán ra thị trường. 

Khi chúng ta mua về, rêu đã bắt đầu mục và khá nhiều muối đọng trong chậu cho nên nếu không thay chậu, lan sẽ bị thối rễ. Lúc này dễ bị vi trùng xâm nhập và cây sẽ chết dần dần. 

Vấn đề khác nữa là chúng ta để lan chung đủ loại vào một chỗ. Những loại lan này phần lớn được trồng với vỏ thông, sơ dừa, đá v.v... cần phải tưới 2 lần trong một tuần. Như vậy sẽ quá nhiều đối với loại trồng bằng rêu, trung bình từ 1 tuần lễ đến 10 ngày mới tưới một lần. 

Ngoài ra sphagnum moss cũng có những khuyết điểm: Giá khá đắt, không giữ cây được chặt trong chậu, chóng mục, tối đa 2 năm, và giữ chất muối. 

Chúng ta phần đông dùng nước máy có đủ cả chlorine và khoáng chất nhiều khi chỉ số ppm quá cao có nhiều muối và khoáng chất đọng trong chậu nếu trồng bằng rêu. (Xin xem chi tiết trong bài Tưới Nước Bón Phân). 

Hiện nay trên thị trường có nhiều cây lan được trồng với rêu sphagnum moss, nhưng chỉ có những cây trồng với rêu của New Zealand mầu vàng rơm là tốt hơn cả vì rất sạch, thứ đến của Chile và sau cùng của Trung hoa. Thứ rêu của Canada hay các nơi khác mầu nâu xanh, phẩm chất không tốt, không nên dùng để trồng lan. 

Trồng lan với rêu, chúng ta nên chú ý những điểm sau: 

1. Nếu trồng 100% rêu, phải thay hàng năm và chỉ nên dùng cho các cây nhỏ trong chậu 4" hay 10 phân. Bỏ hột móp (peanut foam) ở đáy chậu rồi cho rêu vào. Nên ngâm rêu trong nước 24 giờ để rửa cho sạch. Đừng bao giờ nén chặt quá sẽ không giử được nước và không thoáng khí. 

2. Trồng lan với rêu bỏ trên miếng gỗ hay vỏ cây, phải tưới nhiều hơn có thể là 2 -3 ngày một lần, do đó muối sẽ đọng nhiều hơn. Vì vây phải ngâm trong nước tối thiểu mỗi tháng 1 lần cho rã muối. 

3. Nên nhớ những loại lan có rễ nhỏ, trồng với rêu rất khó thay chậu vì rễ mọc lẫn trong đám rêu. Với các loài lan này nên trồng với hợp chất như sau: 

3 phần rêu cắt vụn. 

3 phần rễ dương sỉ. 

3 phần than. 

1 phần perlite. 

Công thức này thích hợp với các loại: Coelogyne, Phalaenopsis, Paphiopedilum, Masdevalia v.v... 

4. Với các loài lan không ưa đụng đến rễ như Dendrobium và không ưa rễ bị luôn ẩm ướt như Vanda, Aerides v.v... không nên trồng với rêu. 

5. Trồng bằng rêu, chậu cần phải thoáng có nhiều lỗ, nếu không sẽ bị úng nước. 

Vì vậy khi mua lan về, nếu thấy trồng với sphagnum moss, chỉ tưới khi thấy rêu đã khô trên mặt, trung bình mỗi tuần lễ tưới một lần và khi tưới, tưới cho thật đẫm. Khi hoa đã tàn, rút cây ra khỏi chậu, nếu thấy rêu còn trắng tức là còn tốt. Nếu rêu ngả sang mầu nâu tức là đã mục. 

Tốt hơn hết là thay chậu với vật liệu khác và càng sớm càng tốt, như vậy chắc chắn ta sẽ cứu sống được cây lan. 

ksvdc 
(theo hoalanvietnam.org) 

chất ủ mục

Cách ủ phân hữu cơ nhanh mục 

Phân hữu cơ gồm có phân chuồng, phân bắc và phân xanh. Tuy có nhiều dinh dưỡng nhưng hầu hết ở dạng khó tiêu, cây trồng lâu sử dụng được. Mặt khác trong phân chuồng, phân bắc có nhiều trứng giun, sán, vi sinh vật gây bệnh và hạt cỏ dại. Ủ phân hữu cơ đúng kỹ thuật tiêu diệt được các vi sinh vật có hại, biến đổi các chất dinh dưỡng khó tiêu thành chất dễ tiêu, cây trồng dễ hấp thụ, nâng cao chất lượng của phân. 

Kỹ thuật ủ nổi: Đối với phân chuồng, phân bắc, tốt nhất là ủ kết hợp với một trong các loại phân, sản phẩm vi sinh sau: Super lân Lâm Thao tỷ lệ 5%; phân vi sinh Sông Danh (tỷ lệ 2-3%), chế phẩm EM thứ cấp (tỷ lệ 1-1,5lít dung dịch nồng độ 1-5% tưới cho 1-2tạ phân chuồng), chế phẩm Penac PR (5-10gói/tấn phân) hoặc Bi o-Plant (5ml/20lit nước trộn 1 tấn phân). Trộn đều các loại phân với nhau, chất thành đống có độ cao 1,5-2m, đường kính tuỳ số lượng phân đem ủ. Nén chặt, trát một lớp bùn nhão kín toàn bộ đống phân, trên đỉnh đống phân để chừa một lỗ hình tròn có đường kính 20-25cm để đổ nước dải, nước phân bổ sung (15-20 ngày/lần), che mưa cho đống phân ủ bằng nilon hay xác hữu cơ. Sau 40-50 ngày vụ hè hoặc 50-60 ngày vụ đông thì đống phân chuồng hoàn toàn hoai mục, phân tơi xốp, không có mùi hôi thối, đem bón cho cây trồng rất tốt. 

Kỹ thuật ủ phân xanh: Cần có phân men là phân chuồng tươi (tỷ lệ 15-20%) + một trong các loại phân, chế phẩm vi sinh: Phân vi sinh Sông Danh tỷ lệ 3-5%, chế phẩm EM, Penac PR hoặc Bio-Plant (tỷ lệ như phần trên). Thân lá cây xanh được chặt ngắn thành đoạn dài 30-40cm, nên phơi héo để giảm thể tích, chất thành từng lớp dày 0,5-0,6m rắc một lớp phân men, tưới thêm nước dải, nước phân chuồng đảm bảo độ ẩm đống phân 75-80%, nén chặt. Sau đó trát kín toàn bộ đống phân bằng một lớp bùn nhão, có để lỗ tưới nước ở đỉnh đống phân, cứ khoảng 15-20 ngày lại tưới bổ sung nước để duy trì độ ẩm sau đó trát kín lại. Khoảng 35-40 ngày sau ủ ta tiến hành đảo đều đống phân, bổ sung nước cho đủ ẩm, lại nén chặt, trát bùn kín, sau khoảng 25-30 ngày nữa là phân hoàn toàn hoai mục, sử dụng được. 

Kỹ thuật ủ chìm: Chọn đất nơi cao ráo, đào hố ủ sâu: 1,0-1,5m, đường kính hố ủ: 1,5-3m (tuỳ lượng phân cần ủ). Đáy và phần chìm của hố ủ được lót bằng nilon hay lá chuối tươi để chống nước ngầm xâm nhập hoặc nước phân chảy đi. Tiến hành ủ phân chuồng, phân bắc, phân xanh vào hố đã chuẩn bị, như đã trình bày ở phần trên. 

Chất lượng phân ủ đạt yêu cầu, phân tơi xốp, có màu nâu đen không còn mùi hôi, đem bón trực tiếp phân ủ cho cây trồng với lượng 5-10 tạ/sào Bắc bộ 360m2, có thể dùng bón lót hoặc bón thúc đều rất tốt. 

ksvdc theo NN/KS Nguyễn