Cây trồng được chăm sóc tốt đúng kỹ thuật sẽ cho năng suất thu hoạch như mong muốn của người trồng, vậy cần làm rõ các nhân tố làm ảnh hưởng đến sức khỏe cây trồng để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Những năm gần đây khí hậu nước ta không còn mưa thuận gió hòa, thời tiết trở nên bất thường khó hiểu là sức khỏe cây trồng cũng khó theo dõi, phần lớn do ảnh hưởng bởi hiện tượng biến đổi khí hậu mà các nhà khoa học đã nhiều lần đề cập, lúc thì nắng nóng kéo dài gây khô hạn, rồi đột nhiên mưa nhiều ngày tầm tã làm cho ẩm độ không khí quá cao làm ảnh ưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây trồng. Làm cây trồng bị “ stress” và tạo điều kiện sâu bệnh tấn công nhất là các bệnh đang tiềm ẩn trong đất. Những cây trồng bị ngập nước và có hệ rễ thoát nước kém là đối tượng dễ bị sâu bệnh tấn công nhất. Sau đây là 5 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cây trồng.
1.Dọn cỏ dại
Cần thường xuyên dọn cỏ dại xung quanh gốc cây trồng ,vì cỏ dại canh tranh nguồn nước và thức ăn với cây trồng, mặc khác cỏ dại là nơi chứa nguồn sâu bệnh lây nhiễm cho cây trồng.
2. Phòng trừ sâu bệnh kịp thời
Khi thời tiết chuyển mùa hay có mưa bão kéo dài , cần phun thuốc BVTV phòng trừ sâu hại cây trồng để đảm bảo sức khỏe cây trồng, vì sâu hại vừa tấn công cây trồng vừa là nguồn lây các bệnh nguy hiểm như vi khuần vi rút …rất khó chữa trị.
Ví dụ : rệp sáp hút chích thường kèm theo nấm bò hóng, bọ hút chích gây vết thương cho vi rút tấn công cây ….
3. Tránh lạm dụng thuốc BVTV
Khi sử dụng thuốc BVTV cần tuân thủ các nguyên tắc và luân phiên nhiều loại thuốc tránh hiện tượng lờn thuốc. Nếu lạm dụng thuốc BVTV dễ dẫn đến làm cháy lá, riêng đối với thuốc trừ cỏ cần thận trọng khi dùng vì có một số thuốc trừ cỏ gây ảnh hưởng đến môi trường, chất lượng nguồn nước giếng và lá cây. Nên tham khảo danh mục thuốc BVTV đã được nhà nước ban hành.
4. Chế độ dinh dưỡng cho cây trồng hợp lý
Nếu cây trồng được bón phân chăm sóc đúng kỹ thuật thì cây trồng có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao đối với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, ngược lại cây trồng bón phân không đủ hay không đúng liều lượng cây dễ bị còi cọc, lá vàng, hệ rễ kém phát triển, dẫn đến cây suy yếu làm cho sâu bệnh tấn công gây hại ngay.
5. Kiểm tra giá thể hay đất trồng cây
Nếu các biện pháp trên đã thực hiện đầy đủ mà cây trồng cũng không phát triển tốt thì phải kiểm tra ngay giá thể hay tầng đất đang trồng cây.Có thể giá thể quá dư nước, dư ẩm độ hay tầng đất trồng cây bị nén chặt không thể thoát tiêu nước sẽ làm hệ rễ cây không phát triển, rễ mới không ra được. Hoặc giá thể hay tầng đất quá kém dinh dưỡng ( ví dụ như đất toàn là cát) thì phân bón dễ bị trôi đi mà cây không kịp hấp thu.
Cần có biện pháp xới lớp mặt đất ( hay còn gọi là phá váng) cho bộ rễ cây được thở và đào rảnh cho nước thoát tốt không để đọng nước, nếu cây trồng trong chậu thì phải kê cao đáy chậu. Bón thêm phân hữu cơ và phân vi lượng để tăng sức đề kháng cho sức khỏe cây trồng mau phục hồi.
Nếu là cây trồng có thân to thì phải chống giữ thân cây được đứng yên để rễ cây không bị lay đọng khi có mưa to gió lớn.
Theo cẩm nang bác sĩ cây trồng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét