Giảo cổ lam (tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum) phân bố ở độ cao từ 300-3.000m so với mực nước biển ở các vùng sườn dốc và dưới tán cây trên núi cao của Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Myanmar, Nepan, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam. Đây là loại dược liệu quý đang được sử dụng có hiệu quả về bệnh tim mạch, có tác dụng làm giảm và bình ổn huyết áp, hạ cholesterol trong máu, chữa viêm gan, kiện tỳ, vị rất tốt, tăng cường sức khoẻ nhất là đối với những người cao tuổi. Giảo cổ lam không mọc dưới đồng bằng, chỉ phân bố trên núi cao, mát , cây giảo cổ lam vốn chỉ sống thích hợp với nhiệt độ dưới 25oC nên rất khó gây trồng.
Theo ông Bùi Đắc Quang, hiện giữ cương vị Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Tùng, người được mệnh danh là “vua” Giảo cổ lam vì ông là người đầu tiên phát hiện được cây Giảo cổ lam mọc tự nhiên trên vùng núi cao Ba Tri của tỉnh Hòa Bình, là một trong số rất ít người đến thời điểm hiện nay nắm được “bí quyết” nhân giống Giảo cổ lam theo phương pháp vô tính ở quy mô công nghiệp . Giảo cổ lam là loại cây cho nhiều lá nhưng đặc biệt rất ít hạt. Phương pháp nhân giống hữu tính bằng hạt coi như không thể thực hiện
Công ty TNHH nuôi trồng sản xuất và chế biến dược liệu Đông Bắc, cũng đã ứng dụng khoa học công nghệ vào di thực thành công giống cây dược liệu quý giảo cổ lam từ Tam Đảo về vùng đất Cộng Hoà, Cẩm Phả. Sau khi trồng 3-4 tháng đã cho thu hoạch giảo cổ lam làm dược liệu. Sau khi thu hoạch, bón phân, tưới nước sẽ cho thu hoạch lứa tiếp theo.
1. Cách sử dụng giảo cổ lam hiệu quả
Giảo cổ lam rất dễ bị nhầm lẫn với cây ngũ trảo trong chi Tetrastigma thuộc họ Nho (Vitaceae) và cây Thất diệp đởm hay Giảo cổ lam 7 lá (Gynostemma pubescens).
Người dân có thể tìm mua cây giống Giảo cổ lam về trồng như cây cảnh trong nhà, có thể hái lá, hái ngọn nấu canh đắng ăn cho mát và giải độc. Tuy nhiên để chế biến thành thuốc thì nhất thiết phải trồng tại những vùng khí hậu thích hợp và có kiểm soát.
Giảo cổ lam được các công ty dược liệu chế biến đóng gói dưới dạng túi lọc, đóng viên hoặc sao vàng khử thổ . Pha như trà hoặc đun như trà xanh, có thể để lạnh uống giải khát. Giảo cổ lam không có độc, hãm uống thay nước hàng ngày để nâng tuổi thọ.
2. Những lưu ý khi sử dụng giảo cổ lam
- Nên uống giảo cổ lam vào buổi sáng và đầu giờ chiều, không uống vào lúc tối hoặc trước khi đi ngủ.
- Người hay bị hạ đường huyết, huyết áp quá thấp nên uống lúc ăn no, hoặc thêm một vài lát gừng. Nếu người không bị tiểu đường có thể thêm đường trước khi uống.
- Giảo cổ lam tăng chuyển hóa cơ thể, tăng lực co cơ vì vậy uống xong có cảm giác nóng người, một số trường hợp tăng huyết áp nhẹ, khát nước, khô miệng vì vậy cần uống thêm nước lọc, sau một thời gian cơ thể tự điều chỉnh lại và hết các triệu chứng trên.
– Giảo cổ lam có tính hoạt huyết mạnh và có saponin nhân sâm nên phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi, người đang dùng thuốc chống thải loại khi cấy ghép không nên dùng.
– Giảo cổ lam có tính hoạt huyết mạnh và có saponin nhân sâm nên phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi, người đang dùng thuốc chống thải loại khi cấy ghép không nên dùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét