
Không chỉ dừng lại ở loài cây lấy lương thực như thường, vào dịp Tết năm nay, một nông dân ở Đồng Nai đã biến cây lúa, cây bắp thành cây kiểng chưng dịp năm mới.


Việc chăm sóc cho lúa làm cây kiểng cũng y như chăm sóc trên ruộng. Nhưng là trồng trong chậu nên anh Sơn phải xếp các chậu lúa trong một khu vực thường xuyên ngập nước.

Sau khoảng 1,5 - 2 tháng, lúa phát triển cao, bắt đầu trổ bông thì bắt đầu công đoạn cắt tỉa.

Những lá sâu, vàng úa, cành xấu... được cắt tỉa gọn gàng, tưới nước thường xuyên để cây luôn xanh mơn mởn. Người trồng sẽ gắn nơ hồng lên bông, bó cây lại, chuyển cây vào chậu sứ để bán.

Năm nay, nay Sơn vẫn thăm dò thị trường nên chỉ trồng 100 chậu. "Tuy nhiên, đã có người lấy hết nên năm sau tôi sẽ trồng nhiều hơn", anh nói.

Khi cây lúa bắt đầu ra hạt thóc nhiều thì sẽ được ươm vào châu sứ, trang trí đẹp đẽ để bán. Hạt thóc chính là phần quan trọng của lúa kiểng chưng Tết. Anh giải thích: "Người ta có câu: Lúa thóc ở đâu thì bồ câu theo đó, ý nói muốn nói đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Hạt thóc được gọi là hạt ngọc của trời, nên đầu năm ai chẳng muốn được "ngọc trời ban". Hơn nữa, dân ta hay nói vui mỗi khi có nhiều tiền là "lúa đã về", nên chưng lúa đầu năm có nhiều ý nghĩa tốt đẹp lắm".

Tương tự, anh Sơn cũng trồng 100 chậu bắp nếp. "Cũng như lúa, hạt bắp cũng là lương thực thiết yếu. Người ta hay nói chắc như bắp, đầu năm mà có bắp ăn thì cả năm làm cái gì cũng chắc chắn thành công", anh Sơn giải thích.

Việc chăm sóc bắp kiểng cũng như bình thường. Mỗi chậu, người nông dân này trồng khoảng 3 hạt bắp.

Anh Sơn canh thời gian vừa đủ chuẩn để trước Tết khoảng 10 ngày, cây bắp sẽ trổ cờ trắng, ra trái và đặc biệt là có râu bắp màu đỏ chói thì đem bán. Mỗi chậu lúa, chậu bắp chưng Tết ảnh để giá sỉ là 100 ngàn/chậu và đều có thương lái lấy hết.

Cùng với việc trồng lúa, bắp phục vụ thị trường tết, nông dân Sơn còn trồng dưa vàng trên diện tích 1.000 m2. Những trái dưa vàng hình thỏi vàng, hò lô... đã phổ biến từ các năm trước và mỗi dịp Tết đều "cháy" hàng. Trong ảnh là quả dưa vàng hình thỏi vàng có chữ lộc, đang được anh Sơn nuôi trồng trong khuôn.

Quả dưa vàng có hình trái tim cũng đang phát triển trong khuôn. Theo đó, từ tháng 11, dưa bắt đầu được trồng. sau 1,5 tháng cho ra trái to gần bằng cái tô thì bắt đầu được cho vào khuôn, dùng ốc vít bắt chặt khuôn lại để trái phát triển trong đó.

Khoảng 20 ngày sau khi cho vào khuôn là thu hoạch được. Năm nay, ruộng dưa của anh Sơn dự tính có khoảng 1.000 trái nhưng chỉ có 100 quả là có thể đủ tiêu chuẩn "ép" thành hình trái tim, thỏi vàng... Giá mỗi quả chưng Tết được anh để sỉ cho thương lái từ 600 ngàn - 2 triệu đồng/quả.

Nông dân này còn đang canh tác 2 ha bưởi da xanh, đường lá cam. Bưởi cũng được tạo hình hồ lô khắc chữ tài lộc, thỏi vàng để phục vụ Tết.

Đây là loại bưởi đặc sản Tân Triều. Năm nay anh dự tính làm khoảng 500 quả bưởi hồ lô. Theo đó, từ 6 tháng trước, những quả bưởi khi mới phát triển 2 tháng sẽ được chọn lựa để bóp eo, cho vào khuôn hình hồ lô.

Mất gần nửa năm, sau các công đoạn tạo hình thì bưởi mới ra hình hồ lô, bên trong có các chữ tài, lộc...

Để làm những quả bưởi hồ lô đơn thì khá dễ dàng, tùy nhiên để tạo cả một chùm từ 2 - 4 quả buởi hình hồ lô thì đòi hỏi nhiều kĩ thuật. Vì thế, nếu những quả bưởi lẻ được để sỉ cho đại lý với giá 1,6 triệu đồng/cặp thì chùm 4 quả có giá sỉ 12 triệu/chùm.

Những chùm 2 quả có giá sỉ 2,5 triệu/chùm, chùm 3 quả là 6 triệu/chùm. "Tôi làm bưởi hồ lô đến nay là hơn 4 năm, năm nay là số lượng nhiều nhất nhưng vẫn không đủ hàng nhất là những chùm 3- 4 quả", anh Sơn chia sẻ.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

Gọi cho chúng tôi 0902233317
Trả lờiXóaeva air của hãng nào
vé máy bay khứ hồi đi mỹ giá rẻ
korean air vn
tìm vé máy bay đi mỹ
Vé máy bay đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Du Lich Tu Tuc
Tri Thức Du Lịch