Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2020

Kỹ thuật cách trồng cây roi đỏ

 Kỹ thuật trồng cây roi đỏ tương đối dễ nên từ lâu đây là loại cây được nhiều bà con lựa chọn trồng mang lại kinh tế cho gia đình. Cây roi đỏ có tán lá sum suê, xanh mướt quanh năm. Hoa, lá có mùi hương thơm dễ chịu. Quả roi đỏ có hình chuông, vỏ đỏ ruột xanh, quả to cỡ 3 ngón tay người lớn, ăn có vị ngọ mát. Đặc biệt cây giống roi đỏ sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh. Trồng  chỉ một hai năm có thể cho hoa kết trái.

Cách chọn giống trồng cây roi đỏ

Để có được cây roi đỏ có quả ngon, ngọt thì bước đầu tiên trong quá trình trồng là phải chọn được giống cây tốt, khỏe không sâu bệnh. Cành nhánh cây giống phải mập, lá xanh mướt và tươi. 

 Kỹ thuật trồng cây roi đỏ sai trĩu cành cần phải đảm bảo nước, phòng bệnh hiệu quả. Ảnh minh họa

 Kỹ thuật trồng cây roi đỏ sai trĩu cành cần phải đảm bảo nước, phòng bệnh hiệu quả.


Thời vụ trồng cây roi đỏ

Cây roi đỏ được trồng quanh năm nếu ở số lượng ít nhưng tốt nhất là vào đầu mùa mưa cây mới nhanh phát triển. Cây không chịu được rét đậm và khô nên cần phải lựa chọn thời điểm thích hợp trồng.

Đất trồng cây ròi đỏ

Cây roi đỏ ưa ẩm có thể trồng ở những vùng đất trũng. Cũng có thể lựa chọn nơi đất dốc nhưng phải đảm bảo yêu cầu đất phải ẩm thường xuyên, không để quá khô cây khó phát triển. 

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây roi đỏ

Khi đã lựa chọn được cây giống trồng roi đỏ cần móc một hốc nhỏ ở giữa vị trí trồng sau đó rọc đáy túi dựng bầu. Đặt cây vào vị trí trồng. Lấp đất giữ chặt cây sau đó cắm cọc cố định giúp cây đứng vững.

Để giữ ẩm cho cây cần sử dụng các vật liệu dễ tìm như rơm rạ, cỏ khô đậy phủ xung quanh gốc để giữ ẩm. Ngay sau khi trồng cây xong cần cung cấp nước cho cây thường xuyên nhất là ở thời kỳ mới trồng, hay khô hạn kéo dài. Khi cây roi đỏ chuẩn bị ra hoa, cần giữ cho gốc cây khô ráo. Thời kỳ mang trái, cây rất cần nhiều nước để nuôi trái. Thiếu nước năng suất kém, phẩm chất giảm và trái nhỏ. Đặc biệt cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.

Việc phòng trừ cỏ dại cũng hết sức quan trọng. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần tránh cỏ mọc quá nhiều ảnh hưởng tới dinh dưỡng cây hấp thụ. Hàng năm nên bồi thêm đất cho cây vào đầu mùa khô như bùn mương, đất khô dày 2-3cm, xung quanh và bón phân hữu cơ hay phân hóa học.

Cách cắt tỉa cây roi đỏ

Đối với bất kỳ cây trồng nào thì việc cắt tỉa giúp cây phát triển mạnh hơn. Do đó cần tỉa bỏ cành vượt, cành già cỗi, sâu bệnh, tạo thông thoáng giúp cây quang hợp tốt. Khống chế chiều cao cây roi đỏ khoảng 3,5m trở lại. 

Phòng bệnh cho cây roi đỏ

Trồng cây roi đỏ thường mắc một số bệnh như sâu rầy gây hại, sâu ăn lá, sâu đục thân. Đây là các loại sâu thường cắn phá đọt non làm bộ lá còi cọc xơ xác. Dùng các loại thuốc BVTV xử lý như Vifast 5ND, Desic 2,5 ND, Basudin 50EC…Ngoài ra cây cũng thường bị rầy mềm, rệp sáp, rệp dính tấn công chồi non, cuốn lá, cuốn trái làm cành lá quăn queo, bị muội hóng làm đen trái.. Có thể dùng Basan 50ND, Supracide 40ND, Polytrin 10ND. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét