Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Bảy, 21 tháng 2, 2015

Chăm sóc cây dừa

Trong tháng đầu sau trồng cần làm dàn che cho cây, giữ đất luôn ẩm để cây sống và phát triển tốt. Vào mùa khô có thể phủ gốc dừa bằng rơm rạ hay những tấm phủ bằng nhựa để giữ ẩm cho đất và hạn chế cỏ dại. Vào thời kỳ nắng khô hạn phải tưới nước 2 ngày một lần, bồi bùn vào giữa mùa nắng và cuối mùa mưa. Thường sau khi trồng, đối với những vùng đất tốt, dừa phát triển mạnh lá xanh tốt thì 6-8 năm đầu không phải bón phân. Chỉ bón phân khi cây có biểu hiện thiếu dinh dưỡng như dừa sinh trưởng kém, gốc nhỏ, lá ít, kém xanh, dừa ra quả chậm và ít trái. Khi bón phân, bón mỗi cây 5-10kg vôi, phân hỗn hợp NPK 16-16-8 10kg/cây. Có thể dùng phân chuồng ủ, rác mục, bùn vét mương bón xung quanh gốc cây. Có nơi dùng bã dừa, bã khô lạc, xác xương cá... để bón cho cây cũng rất tốt. Ngoài ra, cần đề phòng các loại sâu bệnh hại dừa như:

Kết quả hình ảnh cho cây dừa

Kiến: Hại dừa thời kỳ cây con và đang thu hoạch. Kiến phá hại tạo các vết đục ngoằn ngoèo vào thân cây hay trên nách lá, và đẻ trứng vào các tàn dư thực vật bên dưới gốc dừa hay xung quanh vườn. Để phòng trừ kiến cần dọn sạch các đống rác, cây cỏ mục là nơi đẻ trứng của kiến; các gốc dừa mục cần phá đốt bỏ hay phun thuốc diệt kiến và trứng kiến. Có thể phun lên cây bị kiến hại Aldrin 25% dạng bột, hoà nước nồng độ 0,5%, hay Confidor 100 SL tỷ lệ 30ml trong 10 lít nước, tưới xuống đất xung quanh cây.
Bọ dừa: Cắn đọt non cây dừa gây tác hại rất lớn. Để tiêu diệt bọ dừa cần phun Decis, Polytrin, Sumicidin, tỷ lệ pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Chuột hại: Phá hại trên những trái dừa mới có cơm, gáo chưa cứng. Chuột đục khoét lỗ trên phía cuống quả gây tác hại nặng nề. Chúng khoét dừa ăn rồi làm tổ luôn trên cây. Để phòng trừ, dọn sạch tàn dư, cắt bỏ mo nang tạo thông thoáng không cho chuột làm tổ ngay trên cây dừa; dùng bẫy bắt chuột; buộc xương rồng xung quanh cây hay phết dầu trơn quanh thân dừa để chuột không leo lên phá được.
Bệnh thối lá thối cùi: Do nấm Thiellaviopsis paradoxal hại. Dùng thuốc trừ nấm Bayfidan 250 EC liều lượng 4ml pha trong 10 lít nước tưới cho cây, sau 2-3 tháng lại xử lý một lần nữa.
Ngoài ra, dừa còn bị một số bệnh như rụng quả non, nứt trái...
Dừa sau trồng 3 năm sẽ cho thu hoạch. Nếu được chăm sóc cẩn thận, cây dừa cho thu hoạch 50-100 năm (thu trái trọn đời).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét